Doanh nhân Cốc Yến - mẹ của "thiên thần trượt tuyết": Sở hữu học vấn cao, là một nhà đầu tư mạo hiểm đầy tài năng
BÀI LIÊN QUAN
Vị doanh nhân biến dạng cột sống cùng hành trình trở thành "vua chăn điện" tại Trung Quốc: Tuổi 73 vẫn điều hành cả tập đoàn, sở hữu khối tài sản 1.000 tỷ đồngDoanh nhân Daniel Niederer - "Cha đẻ" thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ SevenFriday: Hãy sống tràn ngập năng lượng và niềm vui như mỗi ngày đều là thứ SáuDoanh nhân Tôn Thạnh Nghĩa - CEO Tôn Văn: Tài sản quý giá nhất là khả năng ứng biến và sáng tạoTheo đó, chỉ trong một tháng, Cốc Ái Lăng (18 tuổi) đã nổi tiếng ở khắp Trung Quốc với tư cách là nhà vô địch bộ môn trượt tuyết ở trong Thế vận hội Mùa Đông năm 2022 được tổ chức vào tháng 2 vừa qua. Có thể thấy, kinh nghiệm sống của cô cũng bắt đầu được các phương tiện truyền thông lớn đưa tin và mọi người mới biết thế nào là "thiếu nữ thiên tài" hay là "thiên thần trượt tuyết".
Là người Mỹ gốc Hoa, Cốc Ái Lăng đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn lợi thế giáo dục của cả hai nước, điều này cũng đã tạo nên tính cách tự tin và lạc quan cũng như khiêm tốn của cô hiện tại. Đằng sau sự thành công của Cốc Ái Lăng chính là hậu thuẫn vững chắc của người mẹ tên Cốc Yến.
Hành trình khởi nghiệp của doanh nhân Quan Nghị Hồng: Khởi nghiệp từ cửa hàng mì cay nhỏ đến đế chế lớn mạnh với 300 nhà hàng
Được biết, từ cửa hàng đầu tiên năm 1995 với vỏn vẹn 57m2 thì Quan Nghị Hồng cũng đã có thể phát triển thương hiệu Jiumaojiu trở thành đế chế lớn mạnh với hơn 300 cửa hàng với 5 thương hiệu lớn chỉ nhờ vào việc nắm bắt được điều này.Olivier Giroud, gã lãng tử đá bóng hay và cuộc sống sang chảnh của một doanh nhân nhạy bén
Với vẻ bề ngoài lãng tử, Olivier Giroud được ví von là “nam thần” của bóng đá Pháp, là cầu thủ số một trong tim các fan nữ. Và trong giới cầu thủ tại xứ lục lăng, có lẽ anh cũng là số một về khoản kinh doanh đa ngành đa nghề.Thấm nhuần tư tưởng trong gia đình tri thức
Được biết, Cốc Yến sinh ra tại Bắc Kinh vào năm 1960. Cha của bà là Cốc Chấn Quang còn mẹ là Phùng Quốc Trân - cả hai người đều tốt nghiệp Đại học Giao thông Thượng Hải và là thế hệ thành phần tri thức cao đầu tiên của Trung Quốc.
Bên cạnh học vấn cao thì cha mẹ của Cốc Yến còn là những vận động viên giỏi. Cha của bà là cầu thủ bóng đá còn mẹ của bà không chỉ là vận động viên bóng rổ mà còn giỏi hội họa, piano đến bơi lội, trượt tuyết cùng các môn thể thao khác. Vào thời điểm đó, để có thể học được những bộ môn thể thao trên thì cũng đủ chứng tỏ gia đình khá giả.
Bị ảnh hưởng bởi cha mẹ mà Cốc Yến đã yêu thích trượt tuyết và trượt băng tốc độ ở trong mùa đông lạnh giá của Bắc Kinh. Những lần trượt ngã, chấn thương cũng như leo trèo cũng đã tạo nên tính cách ngoan cường cũng như đặt nền tảng tâm lý cho sự nghiệp kinh doanh sau này của bà.
Cốc Yến cũng được thừa hưởng gen ưu tú của cha mẹ mình. Vào năm 1981, bà đã trúng tuyển khoa Hóa học của Đại học Bắc Kinh. Và sau khi tốt nghiệp cử nhân thì bà đã lựa chọn theo học thạc sĩ rồi trở thành học trò ruột của Thẩm Đồng - đây là một nhà sinh vật học nổi tiếng người Trung Quốc.
Và trong thời gian học ở Đại học Bắc Kinh thì Cốc Yến đã làm huấn luyện viên trượt tuyết của trường đồng thời là thành viên của đội trượt băng tốc độ ngắn. Hơn thế, bà cũng đã đạt được thành tích xuất sắc trong cả học tập cũng như thể thao. Tài năng của Cốc Ái Lăng ở trong lĩnh vực này rõ ràng là được thừa hưởng từ mẹ của cô là Cốc Yến.
Vào những năm 1980, Trung Quốc cũng đã nổi lên xu hướng du học. Cốc Yến cũng đến Đại học Auburn (Hoa Kỳ) để có thể học hóa sinh cũng như sinh học phân tử rồi sau đó đến Đại học Rockefeller để nghiên cứu di truyền phân tử từ đó trở thành sinh viên hàng đầu trong lĩnh vực hóa sinh.
Cốc Yến chính thức dấn thân vào thương trường
Được biết, trong thời gian học đại học ở Mỹ thì Cốc Yến vốn dĩ thích mạo hiểm và thử thách đã dần yêu thích công việc đầu tư mạo hiểm hiện đang thịnh hành ở Phố Wall lúc bấy giờ. Chính vì thế mà với số tiền dành dụm được thì Cốc Yến đã đến Học viện Kinh doanh thuộc Đại học Stanford để học lấy bằng MBA nhằm gia tăng sự tự tin trong sự nghiệp kinh doanh.
Và trong khi các đàn anh đàn chị khóa trên bị ám ảnh bởi việc đầu quân vào công nghệ cao ở Thung lũng Silicon thì Cốc Yến lại chọn Phố Wall. Cụ thể, bà đã chọn làm trợ lý hành chính cho Lehman Brothers - đây chính là tập đoàn chứng khoán và tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Hoa Kỳ trong thời gian 4 tháng của kỳ nghỉ hè. Tại đây, bà cũng đã nhận ra được cốt lõi của lĩnh vực này chính là tầm nhìn và lòng dũng cảm.
Đến năm 1994, sau khi tốt nghiệp Học viện Kinh doanh Stanford thì Cốc Yến chính thức gia nhập vào Bankers Trust - đây chính là ngân hàng lớn thứ tám ở Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Tại đây, bà chịu trách nhiệm về các giao dịch của các loại sản phẩm phái sinh, đồng thời cũng học những kỹ năng cần thiết với tư cách đó là một nhà đầu tư mạo hiểm.
Sau đó hai năm khi đã tích lũy được đủ kinh nghiệm thì Cốc Yến đã lựa chọn rời Phố Wall và trở về San Francisco - đây là nơi bà làm việc trong một công ty phần mềm ở Hoa Kỳ suốt thời gian 4 năm. Cũng trong giai đoạn này, Cốc Yến đã chuyển trọng tâm đầu tư sang Trung Quốc và thành lập nên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Thông tin Quốc tế Dongfang Weibo.
Và với kinh nghiệm làm việc tại Phố Wall thì Cốc Yến cũng đã quen thuộc với hoạt động đầu tư mạo hiểm, có lẽ bởi sự phát triển kinh tế ở trong nước khác với triết lý đầu tư của Hoa Kỳ nên trong thời gian vài năm sau đó, công ty của Cốc Yến không phát triển vượt bậc và đã bị thu hồi vào năm 2002.
Người phụ nữ gắn liền với quá trình trưởng thành của "thiên thần trượt tuyết"
Trên cương vị là một học giả cao cấp về di truyền sinh học, Cốc Yến cũng đã nhận thức rất rõ ràng về tầm quan trọng của gen cha mẹ đối với sự phát triển của con cái sau này. Chính vì thế mà khi làm việc ở Hoa Kỳ thì bà đã gặp cha của Cốc Ái Lăng - là một sinh viên xuất sắc tốt nghiệp Đại học Harvard và cả ông nội của Cốc Ái Lăng cũng tốt nghiệp Đại học Stanford.
Đến tháng 9/2003, Cốc Ái Lăng đã được sinh ra ở California (Hoa Kỳ). Thời điểm này, Cốc Yến 36 tuổi cũng đã dần rút khỏi lĩnh vực đầu tư để chú trọng vào việc nuôi dạy con cái.
Sau khi mà Cốc Yến rút khỏi lĩnh vực đầu tư thì Cốc Yến đã làm hướng dẫn viên trượt tuyết. Chịu ảnh hưởng từ mẹ của mình, Cốc Ái Lăng cũng đã bắt đầu trượt tuyết từ năm 3 tuổi. Lúc đầu thì Cốc Yến đưa con gái đi tập luyện với lý do là rèn luyện sức khỏe nhưng trong lòng của bà là không muốn con gái của mình tham gia vào môn thể thao này.
Và sau một thời gian tập luyện thì Cốc Yến lại phát hiện ra tài năng trượt tuyết của con gái. Cốc Ái Lăng cũng chỉ cần tập 2 - 3 lần là đã thành thục một động tác, trong khi đó những đứa bé cùng tuổi lại cần đến thời gian 2 ngày.
Cùng với thực tế là môn thử thách này lại đầy mạo hiểm và thử thách thì lại phù hợp với tính cách của Cốc Ái Lăng, một thế hệ mới của các cô gái thiên tài trượt tuyết cũng đã chính thức được ra khơi. Và mẹ của cô là Cốc Yến cũng chỉ có một yêu cầu đối với sự lựa chọn trượt tuyết của Cốc Ái Lăng rằng: "Nếu con đã chọn, đừng bỏ cuộc!".
Cũng chịu ảnh hưởng từ mẹ, Cốc Ái Lăng từ nhỏ cũng đã có khả năng tự chủ siêu phàm, cô đã lập thời gian biểu theo độ tuổi của mình, dậy lúc mấy giờ và tập thể dục lúc mấy giờ, đi ngủ lúc mấy giờ hay học bài lúc nào. Khi vui chơi thì dù là mùa hè nóng bức hay như mùa đông lạnh giá thì cô vẫn kiên trì mỗi ngày.
Được biết, trường học của Cốc Ái Lăng cách khu nghỉ dưỡng trượt tuyết 4 giờ lái xe nhằm tránh lãng phí thời gian nên cô đã học cách ngủ cũng như thay quần áo và thậm chí là làm bài tập ở trong ô tô.
Cùng với sự nỗ lực không ngừng thì Cốc Ái Lăng cũng đã bắt đầu nổi bật ở trong cuộc thi, cô cũng đã tham gia Giải đấu toàn quốc khi mới 9 tuổi cũng rất dễ dàng giành chức vô địch nhờ những động tác cực khó so với các bạn bè cùng trang lứa.