Doanh nghiệp phía sau The Coffee House ghi nhận lỗ ròng hơn 287 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022
CTCP Seedcom sở hữu hệ sinh thái bán lẻ ấn tượng, giữ cổ phần chi phối 7 công ty hoạt động trong lĩnh nhiều lĩnh vực khác nhau là The Coffee House, King Food, Juno, Cầu Đất Farm, Haravan, Scommerce (Giao Hàng Nhanh + Ahamove).
Vừa qua, công bố báo cáo sơ bộ về tài chính của Seedcom về tài chính trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ở mức hơn 675 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm 2021. Sau khi đã trừ giá vốn và lợi nhuận gộp từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của họ là hơn 314 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chưa kể, doanh thu từ hoạt động tài chính của Seedcom chỉ còn 2,1 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cũng chịu một khoản lỗ lớn lên tới 14,3 tỷ đồng từ những công ty liên kết. Trừ đi những chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý thì Seedcom có khoản lỗ ròng hơn 287 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay. Tính tới cuối quý II, khoản lỗ lũy kế là 1.179 tỷ đồng.
Cựu CEO The Coffee House Nguyễn Hải Ninh cùng "trạm dừng chân" mới mang tên M Village
Sau Urban Station The Coffee House, vị CEO trẻ sinh năm 1987 đang muốn định nghĩa lại “cách sống hạnh phúc” của giới trẻ với M Village.Toàn cảnh thị trường đồ uống trà & cà phê năm 2022: Hai ông lớn The Coffee House và Trung Nguyên Legend chững lại, Phúc Long và Highlands Coffee "bứt tốc"
Có thể thấy, thị trường trà và cà phê Việt Nam đã có nhiều thay đổi sau giai đoạn cao trào liên tục COVID-19. Và với việc bán cho Masan thì Phúc Long đã có cú bứt phá ngoạn mục với 93 cửa hàng và 981 kiosk tích hợp cùng chuỗi WinMart. Còn Highlands Coffee cũng không kém cạnh với hệ thống gần 700 quán. Ở chiều hướng ngược lại, The Coffee House và Trung Nguyên Legend ghi nhận đi thụt lùi một chút trong thời gian 2 năm qua.Bức tranh toàn cảnh của "ông lớn" The Coffee House: Chuỗi cà phê được định giá nghìn tỷ, hai năm COVID-19 lỗ hơn 360 tỷ đồng
Theo đó, The Coffee House đã từng được định giá hơn 1.100 tỷ đồng.Quy mô tài sản tính đến ngày 30/5 là 1.500 tỷ đồng, gồm 246 tỷ đồng tiền và 60 tỷ đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, tổng nợ đi vay là 737 tỷ đồng. Tính tới cuối tháng 6/2022, Seedcom ghi nhận vốn chủ sở hữu đạt 278,8 tỷ đồng, tăng gấp 1,2 lần so với cùng kỳ, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ cũng giảm xuống từ 10,32 xuống còn 4,38 lần. Tỷ lệ dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 0,9 lần.
Thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán TP Hà Nội (HNX) cho biết, từ ngày 1/1 đến 30/6/2022, Seedcom thanh toán hơn 9 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu thanh toán hai lô trái phiếu được phát hành vào cuối năm 2020 và 2021.
Tháng 12/2020, Seedcom đã phát hành 500 trái phiếu riêng riêng lẻ, tổng mệnh giá 50 tỷ đồng trong kỳ hạn 2 năm để tăng quy mô vốn hoạt động của công ty. Cùng với đó là đầu tư vào các công ty con. Loại trái phiếu này không được chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo có giá trị là 1,8 triệu cổ phần phổ thông của CTCP Thương mại Dịch vụ Trà Cà phê Việt Nam, đây là đơn vị vận hành chuỗi The Coffee House có giá trị tài sản trên 200 tỷ đồng. Lãi suất trong năm đầu tiên là 11%/năm, từ năm thứ 2 là 12%/năm. Trái phiếu sẽ trả lãi sau, định kỳ 3 tháng/lần. Ngày phát hành là 31/12/2020, ngày đáo hạn dự kiến là 31/12/2022.
Tới tháng 12/2021, Seedcom tiếp tục phát hành lô trái phiếu có giá trị 200 tỷ đồng trong thời hạn 2 năm, đáo hạn đến ngày 31/12/2023. Tài sản đảm bảo là hơn 2,8 triệu cổ phần của Trà Cà phê Việt Nam, lãi suất đầu tiên đạt được 11,5%, năm thứ 2 tăng lên 12,5%.
Trong năm 2022, công ty dự kiến sử dụng 200 tỷ đồng để tăng quy mô vốn hoạt động và 50 tỷ đồng sử dụng để đầu tư, góp vốn vào công ty thành viên.
Theo thông tin của HNX, tính tới 30/6/2022, Seedcom đã sử dụng hơn 90 tỷ đồng huy động từ những đợt phát hành trái phiếu trên. Số tiền đầu tư góp vốn vào những công ty con là 50 tỷ đồng, quy mô vốn hoạt động tăng lên hơn 40 tỷ đồng.