Cựu CEO The Coffee House Nguyễn Hải Ninh cùng "trạm dừng chân" mới mang tên M Village
Không ngừng tìm kiếm sự khác biệt
Nguyễn Hải Ninh - chàng CEO 8x tài năng từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa TP.HCM. Sau khi ra trường, anh từng có thời gian đảm nhiệm vị trí quản trị viên tập sự tại PepsiCo Việt Nam. Thế nhưng, công việc này không giữ chân Nguyễn Hải Ninh được lâu, trong thâm tâm anh vẫn luôn thôi thúc có thể tạo ra một điều gì đó thực sự khác biệt.
Năm 2011, anh cùng với một người bạn của mình là Đinh Nhật Nam đồng sáng lập ra chuỗi cà phê Urban Station. Khi mới ra đời, Urban Station phát triển theo xu hướng “take away” (bán cà phê mang đi” rất được giới trẻ ưa chuộng. Nhưng chỉ một thời gian sau đó, những nhà sáng lập quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh, đồng thời chú trọng việc đầu tư không gian và tạo nên phong cách riêng biệt. Họ còn có hẳn một bộ phận R&D, thường xuyên cho ra mắt những đồ uống mới.
Thời gian sau, Urban Station phát triển theo mô hình nhượng quyền, điều này khiến cho số cửa hàng liên tục tăng lên một cách chóng mặt. Thời điểm đó, chuỗi cửa hàng Urban Station trở thành trạm dừng chân được giới trẻ đô thị vô cùng yêu thích. Cứ ngỡ như mọi chuyện cứ vẫn tiến triển như thế, ai ngờ khi Urban Station đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt thì Nguyễn Hải Ninh quyết định “dứt áo ra đi”.
Hành trình khởi nghiệp của nhà sáng lập sàn TMĐT nông sản FoodMap: Xuất phát điểm là hồng treo gió đến bản đồ nông - đặc sản Việt song hành cùng nông dân cả nước
Được biết, mục tiêu đầu tiên của Founder Phạm Ngọc Anh Tùng - FoodMap chính là dùng công nghệ, cụ thể là tự động hóa và áp dụng vào công việc kinh doanh nông sản để giúp cho người nông dân Việt không những bán được hết hàng mà còn bán được với giá cao nhất. Mục tiêu thứ hai chính là hỗ trợ nông sản lên ngôi tại sân nhà đồng thời làm bàn đạp tranh đấu sòng phẳng ở sân khách.Chân dung Ngô Thùy Anh - Forbes Under 30 Việt Nam: Từ chối phố Wall để về Việt Nam khởi nghiệp, nắm trong tay 3 startup "không phải dạng vừa"
Thời điểm 23 tuổi, cầm tấm bằng MBA loại giỏi trong tay, Ngô Thùy Anh đã có một quyết định bị nhiều người nói đó là có chút dại khờ chính là từ chối lời đề nghị làm việc tại Tập đoàn tài chính ở Phố Wall (Mỹ) để trở về Việt Nam khởi nghiệp. Vào năm 28 tuổi, Thùy Anh đã có trong tay 3 startup và được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh.Ở tuổi 26, chàng trai 8x tiếp tục một khởi đầu mới với “ngôi nhà cà phê” The Coffee House. Trong một bài phỏng vấn năm 2018, Nguyễn Hải Ninh từng chia sẻ rằng: “Tôi mở quán kinh doanh cà phê bắt đầu từ sở thích phục vụ chứ không thích uống cà phê. Chỉ cần mỗi ngày nhìn thấy khách ra vào quán là tôi vui. Mục tiêu của tôi lúc đó là kinh doanh cái gì thì cũng phải mang lại giá trị cho con người. Vì vậy, khi đã nếm trải thất bại và tích góp được kha khá kinh nghiệm từ Urban Station, tôi muốn tiếp tục thực hiện những điều muốn làm nhưng chưa làm tròn”.
“Trạm dừng chân” thứ 2 The Coffee House là nơi mà chàng trai 8x có thể thực hiện ước mơ về “ngôi nhà cà phê” mà bản thân luôn ấp ủ, mong mỏi bấy lâu nay. Đáng chú ý, sản phẩm này là hành trình từ nông trại đến ly cà phê, có thể chủ động về chất lượng nguyên liệu, cung cấp những sản phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng.
Sau nhiều lần tăng quy mô và gọi thêm vốn, The Coffee House đã trở thành một trong số những chuỗi cà phê sở hữu số lượng cửa hàng lớn nhất cả nước. The Coffee House thành công vang dội cũng giúp tên tuổi của Nguyễn Hải Ninh được nhiều người biết tới, khẳng định được bản thân trong cộng đồng startup Việt. Năm 2016, chàng CEO 8x đã được vinh danh trong Top 30 under 30 Việt Nam. Đến năm 2017, anh lại tiếp tục có mặt trong danh sách những người trẻ dưới 30 tuổi nổi bật của Forbes châu Á.
Nhiều người cho rằng The Coffee House sẽ là điểm dừng chân cuối cùng của Nguyễn Hải Ninh. Thế nhưng, với chàng trai luôn nỗ lực tìm kiếm sự khác biệt, Nguyễn Hải Ninh luôn muốn tìm tòi, thực hiện những điều mới mẻ và thử thách bản thân mình. Tháng 2 năm ngoái, chàng trai 8x khiến nhiều người vô cùng bất ngờ khi nói lời tạm biệt The Coffee House trên trang cá nhân.
Cụ thể, nhà sáng lập sinh năm 1987 viết rằng: “6 năm cho một hành trình, có buồn có vui có hoan ca có thất bại. Còn đó những ước mơ, những trăn trở lẫn kỳ vọng. Cảm ơn tất cả vì đã làm nên phần đẹp nhất của tuổi thanh xuân của mình. Tạm biệt The Coffee House - The House of Inspiration”. Theo đó, Nguyễn Hải Ninh rời ghế CEO, nhường lại vị trí này cho Hoàng Mai Phương - nhà đồng sáng lập của công ty Seedcom.
Sau khi rời “ngôi nhà cà phê” The Coffee House, Nguyễn Hải Ninh tiếp tục chặng đường mới khi xuất hiện trong đội ngũ lãnh đạo của Citics - một nền tảng công nghệ bất động sản của Việt Nam. Đến tháng 4/2021, CEO trẻ 8x giới thiệu tới mọi người về M Village - startup mới của mình trong lĩnh vực lưu trú và căn hộ cho thuê mang.
Gây ấn tượng với màn gọi vốn 1,7 triệu USD dù chưa tròn 1 năm tuổi
Theo Nguyễn Hải Ninh chia sẻ, cái tên M Village có ý nghĩa khá đặc biệt. Trong đó, M là viết tắt của từ Modern (hiện đại) hoặc Millennials - những người trẻ sinh ra ở những năm trong khoảng thời gian từ 1981 đến 1996. Chia sẻ về tên startup mới của mình trong một bài phỏng vấn hồi tháng 5/2021, anh bộc bạch: “Còn gì tuyệt vời hơn cảm giác có một nơi để thuộc về, một cộng đồng với những người cùng chí hướng và văn minh. Tôi muốn xây dựng M Village thành một cộng đồng như thế”.
Theo đó, M Village là một mô hình lưu trú trong tương lai để có thể đáp ứng được nhu cầu sống hiện đại của giới trẻ đang thay đổi từng ngày, đặc biệt là sau thời điểm dịch bệnh Covid-19. Theo đó, M Village sẽ dùng nguồn vốn của mình cho việc đầu tư, mở rộng hệ thống mô hình căn hộ dịch vụ mới dành cho giới trẻ đô thị.
Mới đây, startup của Nguyễn Hải Ninh đã tuyên bố về việc vừa gọi vốn thành công 1,7 triệu USD từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Những nhà đầu tư “rót vốn” vào M Village bao gồm: Simple Tech Investment - STI (Việt Nam), Vulpes Ventures (Singapore), Genesia Ventures (Nhật Bản) và một số angel investors. Được biết, đây đều là những nhà đầu tư uy tín, có tiềm lực lớn về tài chính tại khu vực nói riêng và châu Á nói chung. Những nhà đầu tư này cũng từng tài trợ vốn cho nhiều startup cũng như “kỳ lân” lớn ở trong khu vực.
Dẫn đầu nhóm đầu tư rót vốn vào M Village chính là STI. Công ty này chuyên đầu tư các mô hình doanh nghiệp chuyển đổi số tại khu vực Đông Nam Á, điển hình như 24h, Anycar, SieuViet group và 30Shine. Trong ban cố vấn của M Village gồm có Jani Rautiainen từ Quỹ Vulpes Ventures cùng với nhà đồng sáng lập PropertyGuru. Gần đây, PropertyGuru mới niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York với định giá lên tới 1,8 tỷ USD. Ban cố vấn của M Village còn có cả Zenos Schmickrath – đồng sáng lập Hmlet - một startup Co-living lớn nhất Đông Nam Á.
M Village chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/2021. Startup này mang tới nhiều giải pháp phù hợp với nhu cầu không gian sống an toàn, trải nghiệm sống sáng tạo và thư giãn của giới trẻ hiện đại ở trong và sau dịch. Thời điểm hiện tại, M Village không chỉ cung cấp giải pháp lưu trú ngắn hạn cũng như dài hạn trong các căn hộ thoáng mát mà còn mang đến cả một hệ sinh thái tiện lợi với nhiều tiện ích đa dạng, bao gồm ăn uống, làm việc, chăm sóc sức khỏe, sinh thái cộng đồng trong một không gian thân thiện, được kết nối với nhau bằng công nghệ hiện đại.
Dù mới ra đời được một năm nhưng M Village đã có 5 cơ sở vận hành cùng 11 cơ sở mới chuẩn bị được đưa vào hoạt động. Để tạo hiệu quả cao hơn, M Village của Nguyễn Hải Ninh hiện đang nhận được rất nhiều lời mời từ các chủ nhà cùng với chủ dự án để có thể hợp tác kinh doanh lưu trú trong bối cảnh nhu cầu thị trường dịch chuyển mạnh cùng với nhiều khó khăn sau dịch.