meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp gặp nhiều “bài toán khó” khi lập kế hoạch kinh doanh năm 2023

Thứ bảy, 19/11/2022-20:11
Thực trạng hiện nay, việc làm không đủ cho lao động, nếu như doanh nghiệp không khéo thu xếp và đảm bảo chi trả thu nhập sẽ mất đi lao động và khi thị trường phục hồi trở lại sẽ thiếu nguồn lực cho sản xuất.

Có thể thấy, với đặc thù sử dụng nhiều lao động thì hai ngành dệt may và da giày sợ nhất là việc phải cắt giảm lao động. Bởi vì khi sản xuất phục hồi sẽ không kiếm đâu ra người. Nhưng bởi lâm vào thế khó, với các doanh nghiệp quy mô lớn mà đơn hàng giảm sáu cũng khó có thể điều phối lao động nên đành chọn phương án cho nghỉ việc. 

Doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng

Trên cương vị là một doanh nghiệp dệt may có uy tín ở trên thị trường xuất khẩu, CEO Tổng Công ty May 10 - ông Thân Đức Việt cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, lượng đơn hàng ghi nhận đạt kết quả tích cực cả về xuất khẩu cũng như tiêu thụ ở trong nước. Mặc dù vậy thì 6 tháng cuối năm, tình hình lạm phát ở một số thị trường xuất khẩu quan trọng đã khiến cho sức mua hàng dệt may có xu hướng giảm đi. 

Lý do là bởi kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng thấp bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài. Áp lực lạm phát cũng đã dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cũng như chi tiêu cho mặt hàng may mặc giảm đi. Theo một khảo sát thì có đến 40% người dân Mỹ cho biết sẽ cắt giảm chi tiêu đối với mặt hàng quần áo. 

Ông Việt lo ngại: “Từ tháng 7,8 thông tin về thị trường xuất khẩu "lạnh" đột ngột khiến đơn hàng giảm sút. Thị trường hàng may mặc dự báo trầm lắng hết quý 4 và sẽ kéo dài sang quý 1, quý 2 năm 2023”. 



Có thể thấy, với đặc thù sử dụng nhiều lao động thì hai ngành dệt may và da giày sợ nhất là việc phải cắt giảm lao động
Có thể thấy, với đặc thù sử dụng nhiều lao động thì hai ngành dệt may và da giày sợ nhất là việc phải cắt giảm lao động

Cũng tương tự, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da Giày Túi xách Việt Nam - bà Phan Thị Thanh Xuân cho hay, hiện các doanh nghiệp thành viên đang phải đối diện với nhiều khó khăn, tỷ lệ tồn kho đến khoảng 40% và các đơn hàng mới từ tháng 8/2022 đến quý 1/2023 cũng đã ít đi. 

Bà Xuân chia sẻ rằng: “EU và Mỹ chính là những thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam đang có xu hướng giảm sút về nhu cầu tiêu dùng và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức mua trong những tháng cuối năm cũng như đầu năm 2023”. 

Theo báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng sản xuất Việt Nam (PMI) do S&P Global công bố cho thấy, trong tháng 10/2022, thực trạng không mấy sáng sủa về ngành sản xuất và xuất khẩu. Theo đó thì số lượng đơn đặt hàng mới thấp nhất trong thời gian hơn một năm. Lạm phát ghi nhận tăng cao ở hầu hết các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, EU cũng đã ảnh hưởng đến tiêu dùng những mặt hàng không thiết yếu. Các ngành hàng xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng rõ nhất như đồ gỗ, hàng dệt may, giày dép, điện tử,...  

Trong báo cáo cũng đã nêu rõ rằng, mặc dù điều kiện kinh doanh lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục được cải thiện nhưng cũng đã có dấu hiệu chững lại ở trong bối cảnh tăng trưởng đơn hàng mới yếu hơn. Theo dữ liệu PMI tháng 10 cho thấy được những dấu hiệu về tình trạng suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng đến các nhà sản xuất Việt Nam khi mà cả số lượng đơn đặt hàng mới và xuất khẩu đều kém nhất trong 13 tháng. 

Người lao động bị ảnh hưởng như thế nào?

Báo cáo của Ban Quan hệ lao động (thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho thấy, đến hiện tại có 25 địa phương, đơn vị và ngành báo cáo có người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm và đời sống. Trong đó thì ngành nghề bị ảnh hưởng nhất chủ yếu là chế biến gỗ, dệt may và da giày, một số doanh nghiệp điện tử, thực phẩm, du lịch,...

Cụ thể, số doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng ghi nhận là 441 doanh nghiệp (trong đó có 331 doanh nghiệp sở hữu vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 75,05%) với tổng số 624.786 lao động ở 25 tỉnh, thành phố (chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam với 68% tổng số doanh nghiệp và 88,27% tổng số lao động bị ảnh hưởng).



Theo báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng sản xuất Việt Nam (PMI) do S&P Global công bố cho thấy, trong tháng 10/2022, thực trạng không mấy sáng sủa về ngành sản xuất và xuất khẩu
Theo báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng sản xuất Việt Nam (PMI) do S&P Global công bố cho thấy, trong tháng 10/2022, thực trạng không mấy sáng sủa về ngành sản xuất và xuất khẩu

Trong đó thì có 562.400 người lao động đang bị giảm giờ làm (ghi nhận chiếm 90%) và 31.370 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động (ghi nhận chiếm 5,02%) cùng 31.012 người lao động nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ hưởng lương ngừng việc (ghi nhận chiếm 4,98%),…

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - ông Trần Thanh Hải nhận định, tình trạng nhiều doanh nghiệp ở trong ngành gỗ, một phần là trong lĩnh vực dệt may và da giày bị giảm đơn đặt hàng nên đã phải sa thải lao động là việc là, bất khả kháng. 

Kịch bản nào để ứng phó?

Theo ông Thân Đức Việt, quy luật thì tháng 11 hàng năm, doanh nghiệp sẽ thường xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho những năm tiếp theo với 3 kịch bản. Mặc dù vậy thì việc lập kế hoạch kinh doanh cho năm 2023 là một bài toán khó. 

Lý do là bởi đơn hàng giảm, việc làm không đủ cho lao động, nếu như không khéo thu xếp, đảm bảo chi trả thu nhập thì sẽ mất lao động,  khi thị trường phục hồi trở lại sẽ thiếu nguồn lực cho sản xuất. Tuy nhiên, chi phí đâu để có thể chi trả lại là một câu chuyện đau đầu?

Ông Việt nêu rõ: “Năm nay chúng tôi đã phải xây dựng 9 kịch bản với những biến động thị trường và biến động về lao động, biến động về tỷ giá,... để rơi vào trường hợp nào thì sẽ có giải pháp ứng phó ngay. Và trong các kịch bản thì quan trọng nhất vẫn là làm tốt duy trì việc cho người lao động nhằm đảm bảo an sinh cho người lao động, từ đó giữ được nguồn lao động”. 

Còn về chiến lược kinh doanh, theo ông Việt thì bên cạnh thị trường truyền thống thì doanh nghiệp cũng sẽ chú trọng vào thị trường mới và thị trường nội địa cũng đã giảm bớt áp lực cho việc xuất khẩu. 

Còn theo lời bà Phan Thị Thanh Xuân, đối với đặc thù sử dụng nhiều lao động thì da giày sợ nhất là phải cắt giảm lao động. Bởi khi sản xuất phục hồi thì sẽ không kiếm đâu ra người. Nhưng bởi lâm vào thế khó, với các doanh nghiệp quy mô lớn mà đơn hàng giảm sâu thì cũng rất khó điều phối lao động nên đành chọn phương án cho nghỉ việc. Doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn thì cố gắng giữ chân lao động. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bà Phan Thị Thanh Xuân chia sẻ rằng: “Thị trường trầm lắng, nhưng doanh nghiệp vẫn phải trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để có thể chủ động tổ chức sản xuất ngay khi có các tín hiệu khởi sắc". 

Đưa ra nhìn nhận về vấn đề này, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Lao động Việt Nam VCCI - ông Hoàng Quang Phòng cho hay, trước mắt thì ngoài việc điều tiết lại lực lượng lao động thì doanh nghiệp cũng cần tích cực tìm kiếm thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, làm đẹp mẫu mã để có thể có khả năng chinh phục được các thị trường khó tính hơn. 

Đến thời điểm hiện tại, các cơ quan quản lý cũng đã và đang tích cực trong việc tìm kiếm và lan tỏa hình ảnh, chất lượng của sản phẩm doanh nghiệp Việt với khách hàng trên thế giới. 
Ông Phòng nhìn nhận: “Chúng tôi đã cùng Bộ Công Thương phát động chương trình hàng Việt Nam chinh phục khách hàng Việt Nam cũng như khách hàng thế giới từ đó sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Tôi tin rằng những khó khăn chỉ là tạm thời, trong thời gian tới sẽ được xử lý bài bản và hiệu quả". 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước