meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

ĐHĐCĐ Viettel Global năm 2022: Dự kiến không chia cổ tức của năm 2021, trích 10% lợi nhuận sau thuế làm quỹ phúc lợi cho người lao động

Thứ tư, 03/08/2022-09:08
Theo Tổng giám đốc Nguyễn Đạt, năm 2022 được dự báo là một năm khó khăn và nhiều thách thức với ngành viễn thông. Thứ nhất là tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, thứ hai là xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine khiến giá nhiên liệu, nguyên vật liệu tăng cao khiến cho các chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Ngày 17/6, Viettel Global (UPCoM: VGI) đã tiến hành tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Trong buổi đại hội này đã có nhiều thông tin đáng chú ý.

Mục tiêu kinh doanh của Viettel Global đã được các cổ đông thông qua. Trong đó, mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất năm 2022 là 23.000 tỷ đồng, đi ngang so với thực hiện năm trước. Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế cũng tương đương với năm ngoái, dao động trong khoảng 880 tỷ đồng. Trong năm nay, thuê bao viễn thông lên kế hoạch tăng 2,5 triệu đơn vị, còn thuê bao số doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu tăng thêm 6 triệu đơn vị.

Dự kiến không chia cổ tức năm 2021

Đáng chú ý, Viettel Global đã có một năm 2021 khá “bình lặng”. Doanh thu năm 2021 của doanh nghiệp đạt 22.168 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước ghi nhận mức tăng 9,5%. Trong khi đó, lãi sau thuế của Viettel Global  là 346,8 tỷ đồng, giảm 19% so với thực hiện năm trước đó. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ ghi nhận mức âm 366,6 tỷ đồng, so với khoản lãi 559,5 tỷ đồng của năm 2020 đã giảm khá mạnh.


Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay, Viettel Global cũng đã thông qua đơn từ nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023 đối với ông Tào Đức Thắng do nhà lãnh đạo này đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Viettel
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay, Viettel Global cũng đã thông qua đơn từ nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023 đối với ông Tào Đức Thắng do nhà lãnh đạo này đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Viettel

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo hợp nhất vẫn âm ở mức 4.680 tỷ đồng; chính vì thế về phương án phân phối lợi nhuận, Viettel Global dự kiến trình cổ đông không chia cổ tức của năm 2021. Dự kiến, doanh nghiệp sẽ trích 10% lợi nhuận sau thuế để làm quỹ phúc lợi và khen thưởng cho người lao động, đồng thời trích thêm 30% làm quỹ đầu tư phát triển.

Về kết quả kinh doanh của quý I/2022, doanh thu hợp nhất của Viettel Global là 5.437 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 17%. Lãi sau thuế quý I của công ty là 1.403 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ sau thuế 422 tỷ đồng. Cũng trong quý đầu năm nay, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 1.189 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 660 tỷ đồng.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay, Viettel Global cũng đã thông qua đơn từ nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023 đối với ông Tào Đức Thắng do nhà lãnh đạo này đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Viettel. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiến hành bầu thêm 1 thành viên cho HĐQT.

Cũng tại đại hội này, tất cả các tờ trình đều đã được thông qua. 

Năm 2022 với nhiều thách thức

Tổng giám đốc Viettel Global Nguyễn Đạt cho biết, năm 2022 được dự báo là một năm tiếp tục có nhiều khó khăn và thách thức dành cho ngành viễn thông. Thứ nhất, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Thứ hai, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine khiến giá nguyên vật liệu leo thang, khiến cho các chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Tình trạng nguyên vật liệu bị thiếu hụt sẽ khiến cho tổng chi phí hoạt động của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, tăng từ 3 cho tới 5%. 


Tổng giám đốc Viettel Global Nguyễn Đạt cho biết, năm 2022 được dự báo là một năm tiếp tục có nhiều khó khăn và thách thức dành cho ngành viễn thông. Ảnh minh họa
Tổng giám đốc Viettel Global Nguyễn Đạt cho biết, năm 2022 được dự báo là một năm tiếp tục có nhiều khó khăn và thách thức dành cho ngành viễn thông. Ảnh minh họa

Cũng theo ông Đạt, năm nay là lần đầu tiên Viettel Global bị lép vế trước người bán trong việc mua nguyên vật liệu. Nhiều đối tác không sẵn sàng bán những lô hàng lớn cho doanh nghiệp; nếu có thời gian giao hàng cũng chậm hơn rất nhiều. Chính những điều này đã khiến Viettel Global bị thiếu nhiều loại linh kiện điện tử như chip, vi mạch để có thể tổ chức sản xuất kinh doanh.  

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư nước ngoài trong năm nay cũng được dự báo sẽ phải đối mặt với các thách thức từ biến động chính trị ở các nước đầu tư, biến động tỷ giá, khan hiếm ngoại tệ hoặc các chính sách mới yêu cầu các nhà cung cấp viễn thông bắt buộc phải thực hiện theo. Tổng giám đốc Viettel Global cho biết, biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công ty, đặc biệt sau động thái tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Bên cạnh những khó khăn và thách thức thì năm 2022 cũng sẽ là năm bùng nổ của công nghệ 5G khi hàng loạt các nước tập trung đẩy mạnh thương mại hóa. Vì thế, những dịch vụ được khai thác cũng sẽ được ưu tiên phát triển mạnh, đặc biệt là các dịch vụ kết nối nhanh, sử dụng dữ liệu lớn như Cloud, AI, IoT, không gian ảo Metaverse... Do đó, nếu có thể nắm bắt được những xu hướng này, Viettel Global “thừa sức” bám sát được quy hoạch tần số cũng như lộ trình triển khai 5G của một số thị trường tiềm năng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành nghiên cứu các dịch vụ, sẵn sàng đảm bảo cho mục tiêu thương mại hóa. 

Cũng trong năm nay, Viettel Global chú trọng đẩy mạnh việc tái cơ cấu vốn đầu tư tại các công ty nước ngoài. Công ty sẽ tiến hành vay nội địa tại những thị trường có lợi nhuận tốt. Điều này giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có về tỷ giá. Đối với những thị trường kết quả chưa tốt, Viettel Global sẽ tiến hành M&A, có thể thoái vốn một phần hoặc toàn phần. Tuy nhiên, do hành lang pháp lý phức tạp nên quá trình M&A của Viettel Global vẫn còn diễn ra khá chậm.


Hoạt động đầu tư nước ngoài trong năm nay cũng được dự báo sẽ phải đối mặt với các thách thức từ biến động chính trị ở các nước đầu tư, biến động tỷ giá, khan hiếm ngoại tệ hoặc các chính sách mới yêu cầu các nhà cung cấp viễn thông bắt buộc phải thực hiện theo. Ảnh minh họa
Hoạt động đầu tư nước ngoài trong năm nay cũng được dự báo sẽ phải đối mặt với các thách thức từ biến động chính trị ở các nước đầu tư, biến động tỷ giá, khan hiếm ngoại tệ hoặc các chính sách mới yêu cầu các nhà cung cấp viễn thông bắt buộc phải thực hiện theo. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ bán bớt đi hạ tầng ở một số thị trường và giảm chi phí nhân công. Đặc biệt, nếu tại các quốc gia đó có biến động, Viettel Global cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Có thể nói, việc M&A cũng giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hơn, giảm thời gian thu hồi xuống chỉ còn 1,5 đến 2 năm.

Đáng chú ý, hoạt động đầu tư nước ngoài trong năm nay cũng nhiều khả năng phải đối mặt với những thách thức từ những biến động chính trị ở nước ngoài - tại những nước doanh nghiệp tham gia đầu tư. Ngoài ra, biến động tỷ giá, khan hiếm ngoại tệ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công ty. Chưa kể, doanh nghiệp phải phát triển thuê bao thông qua việc cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm; tăng trưởng Arpu thông qua đẩy mạnh dịch chuyển thuê bao thoại sang Data; chuyển dịch thuê bao 2G, 3G sang 4G. Năm 2022, Viettel Global tiếp tục đẩy mạnh đầu tư mạng 4G tại các thị trường châu Phi, Haiti, châu Á đi kèm với đầu tư dịch vụ cố định băng rộng, phát triển ví điện tử. Doanh nghiệp phấn đấu đạt được mục tiêu giữ thị phần số 1 về thuê bao di động tại một số nước Đông Nam Á như tại Campuchia, Myanmar, Lào...

Đồng thời, Viettel Global cũng sẽ tập trung đầu tư cho mảng kinh doanh ví điện tử, đa dạng hóa các dịch vụ có thể sử dụng cũng như mở rộng quy mô thanh toán. Tại thị trường Myanmar, Haiti, thời điểm hiện tại công ty đã xin được giấy phép kinh doanh xổ số. Thực tế, việc kinh doanh xổ số kết hợp với ví điện tử có thể mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho Viettel Global.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

22 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

22 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

22 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

22 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước