meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đề xuất 3 phương án đầu tư đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh 

Thứ năm, 10/11/2022-22:11
Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh vừa có đề xuất nghiên cứu 3 phương án làm đường Vành đai 4 đoạn qua TP Hồ Chí Minh để tìm hướng phù hợp, giảm chi phí đầu tư. 

3 phương án đầu tư 

Theo tienphong.vn, sau quá trình chuẩn bị đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP), các phương án được Sở Giao thông Vận tải gửi UBND TP Hồ Chí Minh. Theo đó, các đơn vị thống nhất dự án đường Vành đai 4 qua TP Hồ Chí Minh bắt đầu tại vị trí tiếp giáp Bình Dương (thuộc thị xã Bến Cát, Bình Dương) và có điểm cuối ở cầu Thầy Cai (thuộc huyện Đức Hòa, Long An). 

Phương án số 1, hướng tuyến của đường Vành đai 4 cơ bản trùng với hướng tuyến quy hoạch vành đai 4 TP Hồ Chí Minh, có chiều dài 17,35 km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 17.800 tỷ đồng; giai đoạn hoàn thiện tổng mức đầu tư hơn 26.000 tỷ đồng. 

Theo phương án này, có 50% đoạn tuyến đi trùng với đường hiện hữu, có diện tích giải phóng mặt bằng ít nhất trong 3 phương án, tuy nhiên số hộ dân phải di dời nhiều và chi phí giải phóng mặt bằng cao nhất so với 2 phương án còn lại. Phương án này được đánh giá là khó kết nối giao thông khu vực vào 2 tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài và vành đai 4. 


Sơ đồ tuyến Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh.
Sơ đồ tuyến Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh.

Phương án số 2, đoạn tuyến vành đai được nắn lại tại một số khu vực để tránh các đường hiện hữu như Bàu Lách, Nguyễn Thị Rành… Ở phương án này chiều dài tuyến là 17,29 km, với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là hơn 13.800 tỷ đồng; vốn đầu tư giai đoạn hoàn thiện khoảng 22.300 tỷ đồng. Ưu điểm của tuyến đường này cơ bản tránh các đường hiện hữu, ít hộ dân phải di dời, chi phí giải phóng mặt bằng thấp, không ảnh hưởng kết nối giao thông khu vực. 

Phương án số 3, đoạn tuyến cũng được nắn lại giúp giảm chiều dài còn hơn 16,7 km, tổng vốn đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng. Ưu điểm là chi phí thấp, ít hộ phải di dời, tránh xa các đường hiện hữu. 

Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh nhận thấy sau khi rà soát có sai khác giữa quy hoạch mặt cắt ngang vành đai 4 đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi, các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 địa bàn huyện Củ Chi. 

Do đó, Sở này kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận chủ trương nghiên cứu 3 phương án trên, trong đó có một số đoạn không trùng với tuyến quy hoạch hiện hữu; giảm khối lượng và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng; vốn đầu tư dự án. 


Vành đai 4 kết nối Khu đô thị cảng Hiệp Phước ở phía Nam Sài Gòn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long. 
Vành đai 4 kết nối Khu đô thị cảng Hiệp Phước ở phía Nam Sài Gòn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long. 

Sở Giao thông Vận tải cũng đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận phạm vi dự án vành đai 4; giao Sở  Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp Sở Quy hoạch - Kiến trúc huyện Củ Chi, rà soát, thống nhất hướng tuyến, các nút giao trên tuyến để tham mưu thành phố xin ý kiến Bộ  Giao thông Vận tải. Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải đề xuất thành phố đảm nhận xây thêm hạng mục cầu vượt kênh Thầy Cai (kết nối TP Hồ Chí Minh và tỉnh Long An) để dự án được đồng bộ.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc có trách nhiệm tham mưu UBND TP Hồ Chí Minh báo cáo Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh cục bộ quy hoạch hướng tuyến vành đai 4 và cập nhật vào đồ án quy hoạch chung của TP Hồ Chí Minh cùng các đồ án quy hoạch có liên quan trên địa bàn Củ Chi.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị rà soát quy hoạch quỹ đất dọc theo hướng tuyến để tham mưu UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo chủ trương thu hồi đất vùng phụ cận vành đai 3, tạo nguồn thu cho ngân sách.

Dự án động lực phát triển kinh tế khu vực phía Nam 

Dự án đường Vành đai 4 có tổng chiều dài gần 200 km, thiết kế gồm 6 - 8 làn xe, đi qua 5 tỉnh, thành phố gồm Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, TP Hồ Chí Minh. Tổng mức đầu tư sơ bộ dự kiến khoảng 100.000 tỷ đồng, thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP).  Dự án có vai trò liên kết vùng, tạo mạng lưới giao thông liền mạch kết nối qua các cao tốc, quốc lộ, sân bay, kết nối Khu đô thị cảng Hiệp Phước ở phía Nam Sài Gòn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long. 

Trong giai đoạn 1, tuyến sẽ giải phóng mặt bằng toàn bộ theo thiết kế, rộng khoảng 74,5 m. Tuy nhiên chỉ làm trước 4 làn xe cùng đường song hành hai bên. 

Tháng 9/2021, Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao 5 địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án đường Vành đai 4. Trong đó, UBND TP Hồ Chí Minh là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn cầu sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn), dài 17 km.


Sơ đồ 3 tuyến vành đai bao quanh TP Hồ Chí Minh.
Sơ đồ 3 tuyến vành đai bao quanh TP Hồ Chí Minh.

4 tỉnh thành phố còn lại là cơ quan có thẩm quyền đầu tư các đoạn thuộc vành đai 4 qua địa bàn. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu  thực hiện đoạn Phú Mỹ - Bàu Cạn, dài khoảng 18 km. Đồng Nai làm đoạn Bàu Cạn - cầu Thủ Biên (không tính cầu Thủ Biên), dài 45 km. Tỉnh Bình Dương được giao xây dựng đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (gồm cầu Thủ Biên), dài khoảng 49 km. Long An thực hiện đoạn kênh Thầy Cai - Hiệp Phước (gồm cả đoạn qua khu vực Hiệp Phước thuộc địa phận TP Hồ Chí Minh) dài khoảng 71 km.

Theo kế hoạch được 5 địa phương thống nhất, cuối năm 2022 hoàn tất báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án và quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 3/2023. Giữa năm 2024, hoàn thành việc chọn nhà đầu tư để khởi công dự án. Dự kiến thi công dự án trong 3 năm, từ quý I/2028 khai thác và thu phí hoàn vốn. 

Như vậy, với đường vành đai 4, khu vực TP Hồ Chí Minh được bao quanh bởi ba tuyến vành đai, giúp giảm ùn tắc cho nội thành và liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuyến Vành đai 3 đi qua thành phố và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, dự kiến khởi công giữa năm sau, hoàn thành sau ba năm. Riêng Vành đai 2 nằm trọn ở địa phận TP Hồ Chí Minh, dài khoảng 64 km, hiện còn gần 14 km chưa khép kín.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước