Để trở thành thành phố quốc tế, Hải Phòng phải thông qua con đường phát triển du lịch
Theo Vietnamnet, ngày 20/4/2022, Hội thảo “Du lịch Hải Phòng cơ hội vàng bức phá” được tổ chức nhằm tìm kiếm cách phát huy liên minh, liên kết giữa các địa phương, trong đó nhấn mạnh về việc kết nối hành lang giữa Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Quảng Ninh- Hải Phòng- Thái Bình- Nam Định.
“Bơm vốn” thúc đẩy du lịch biển đảo
Hải Phòng lâu nay nổi tiếng là thành phố Cảng lâu đời với những địa điểm du lịch nổi tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà. Trong đó, quần đảo Cát Bà dành được 5 danh hiệu quốc gia và quốc tế gồm: Danh lam thắng cảnh - Di tích quốc gia đặc biệt, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Biển và là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Ngoài ra, sở hữu giá trị nổi bật về hệ sinh thái biển đảo, đa dạng cả về sinh hoạt và mỹ học. Quần đảo Cát Bà được đệ trình lên UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long - Cát Bà. Bên cạnh đó, bán đảo Đồ Sơn được du khách trong và ngoài nước lựa chọn là điểm đến nghỉ mát và tắm biển nổi tiếng ở miền Bắc bấy lâu nay.
Bà Nguyễn Thị Thương Huyền – Giám đốc Sở Du lịch Hải Phòng cho biết, phát triển du lịch chính là con đường ngắn nhất và bắt buộc để Hải Phòng xây dựng thành phố quốc tế, văn minh, hiện đại trong tương lai, trong đó phát triển du lịch biển đảo là cốt lõi. Đồng thời, quảng bá hình ảnh về các loại hình du lịch khác như du lịch thể thao, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông nghiệp nông thôn nhằm mở rộng không gian du lịch và phát triển đa dạng loại hình sản phẩm du lịch của TP. Hạ Long.
Xét về loại hình du lịch nghỉ nghỉ dưỡng, việc du khách có thể tiết kiệm thời gian, di chuyển thuận lợi sẽ là mục tiêu quan trọng nhất của ngành du lịch. Hải Phòng sở hữu vị trí có lợi trong việc kết nối giao thông nội vùng, liên vùng và quốc tế. Tuy nhiên, nếu từ Hà Nội sẽ phải mất chặng đường khoảng 6 tiếng mới có thể tới Cát Bà, vịnh Lan Hạ. Vì vậy TS. Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, để đạt mục tiêu phát triển đã đề ra, thành phố cần chủ động đổi mới, sáng tạo tư duy về công tác phát triển du lịch và xây dựng những quyết sách táo bạo hơn để du lịch thật sự bứt phá.
Đổi mới tư duy phát triển du lịch
Theo đó, toàn bộ hệ thống chính trị Hải Phòng cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong tư duy và quyết tâm để đưa ra những quyết sách táo bạo nhưng hợp lý nhằm tạo cho môi trường đầu tư du lịch trở nên hấp dẫn đặc biệt, huy động hiệu quả nguồn nhân lực và nguồn vốn đầu tư cho du lịch phát triển
Thiết lập cơ chế ưu đãi đặc thù gắn liền với quy định của pháp luật và những điều kiện thực tế mà thành phố đang có để lôi kéo mọi nguồn lực cho việc đầu tư vào du lịch. Đặc biệt là kêu gọi đầu tư cho những dự án trọng điểm, quy mô lớn, đẳng cấp, chất lượng để tạo ra nền tảng khẳng định thương hiệu của du lịch “Đất cảng”. Trong đó, ưu tiên sử dụng ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch địa phương.
Cũng theo quan điểm này, ông Nguyễn Lê Phúc – Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch khẳng định, TP. Hải Phòng đang có lợi thế để phát triển du lịch mạnh mẽ. Tuy nhiên, nơi đây phải giải quyết triệt để những hạn chế như: Vấn đề môi trường du lịch chưa được giải quyết dứt điểm nhất là những dịp cao điểm; Tốc độ phát triển hạ tầng du lịch chưa theo kịp nhu cầu du khách; Các dịch vụ bổ trợ, dịch vụ vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, khu mua sắm đẳng cấp quốc tế, khu triển lãm, hội nghị,... vẫn còn thiếu và chưa đủ điều kiện để tổ chức những sự kiện lớn mang tầm quốc tế. Tuy sở hữu nhiều tiềm năng du lịch nhưng thực tế, Hải Phòng đón rất ít lượng khách du lịch quốc tế. Năm 2019 chỉ ghi nhận gần 1 triệu lượt khách quốc tế tới đây.
Để triển khai tối đa những chủ trương mở cửa du lịch trở lại từ ngày 15/3, Tổng cục Du lịch đề nghị ngành du lịch TP. Hạ Long tập chung cho một số nhiệm vụ, thực hiện giải pháp trọng tâm để thu hút khách du lịch. Trong đó, du lịch sẽ được phát triển theo hướng đa dạng hóa, khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng hiện hữu, kết nối đến các tỉnh thành liên kết tạo nhóm sản phẩm du lịch mới cho đa dạng đối tượng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tích cực phát huy thế mạnh du lịch của thành phố, khai thác tối đa kết nối tuyến điểm du lịch của địa phương với các tỉnh khu vực miền Trung, nhất là kết nối trực tiếp đến Hà Nội, Quảng Ninh và những địa phương khác nhằm kiến tạo hành lang du lịch an toàn, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch cũng như hình thành các tour du lịch trọn gói.
Hải Phòng phải đưa ra định hướng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm đặc trưng mang tính quảng bá hình ảnh Hải Phòng; Đầu tư phát triển thêm nhiều khu vui chơi - giải trí - thương mại sầm uất và cung cấp các dịch vụ bổ trợ nhằm tăng mức chi trả và đa dạng hóa các hoạt động của du khách khi đến với Hải Phòng; Phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch golf, du lịch cộng đồng - sinh thái nông nghiệp, du lịch MICE, du lịch văn hóa - lịch sử, văn hóa nghệ thuật và ẩm thực trên cơ sở liên kết các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các địa điểm du lịch, tham quan; Chú trọng tới một số mô hình kinh tế mới trong trên thị trường du lịch như kinh tế du lịch ban đêm, kinh tế du lịch chia sẻ,...