meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đẩy mạnh chuyển đổi số, cắt giảm thủ tục, giảm lãi suất, tăng cường khả năng tiếp cận vốn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Thứ sáu, 19/05/2023-14:05
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu toàn ngành ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ số, cùng với các giải pháp khác để tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lãi suất huy động qua đó có dư địa để tiếp tục giảm lại xuất cho vay, tăng cường khả năng tiếp cận vốn để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuyển đổi số cần chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành động, triển khai rộng khắp nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; làm thực chất, hiệu quả, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí. Ảnh VGP/Quang Thương
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuyển đổi số cần chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành động, triển khai rộng khắp nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; làm thực chất, hiệu quả, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí. Ảnh VGP/Quang Thương

Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình HĐH, CNH đất nước

Theo Báo Điện tử Chính phủ, sáng 18/5, đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã dự Hội nghị chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2023 và hội thảo Ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh điện tử trong hoạt động ngân hàng – động lực thúc đẩy chuyển đổi số.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, tham luận, Phó Thủ tướng cho rằng: Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm của ngành ngân hàng trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số và công dân số.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng và xem chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề cập sâu sắc về chuyển đổi số trong các mục tiêu, quan điểm phát triển và đột phá chiến lược.

Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã xác định chủ đề năm 2023 là "Năm quốc gia về dữ liệu số".

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06) và Chương trình "Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", trong đó xác định, tài chính - ngân hàng được xác định là một trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số do là lĩnh vực có nhiều điều kiện thuận lợi trong chuyển đổi số và hầu hết người dân đều tiếp cận dịch vụ ngân hàng, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao.


Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng cao hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh VGP/Quang Thương
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng cao hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh VGP/Quang Thương

Ngân hàng chuyển đổi số nhanh sẽ thúc đẩy cả nước

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế. Vì vậy, ngành Ngân hàng chuyển đổi số nhanh sẽ thúc đẩy cả nước chuyển đổi số nhanh.

Việc này không chỉ góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đặt ra trong năm 2023 là "năm tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới" mà qua đó còn thực hiện tốt quan điểm phát triển đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng là: "Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số".

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao về việc ngành ngân hàng đã lựa chọn thông điệp chuyển đổi số ngành ngân hàng năm nay "Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số".

Cho biết, đây là lần thứ 2 tham dự sự kiện Chuyển đổi số của ngành ngân hàng, Phó Thủ tướng bày tỏ: "Qua nghiên cứu và tìm hiểu về các sản phẩm, dịch vụ tiện ích ngân hàng, tôi thật sự ấn tượng về những thành quả mà ngành ngân hàng đã đạt được. Chỉ trong thời gian chưa đến một năm, từ tháng 8/2022 đến nay, các đồng chí đã có thêm rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên nền tảng chuyển đổi số".

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dẫn chứng, những thông tin về sản phẩm dịch vụ, số liệu về tốc độ tăng trưởng,.. là minh chứng thuyết phục về những kết quả chuyển đổi số mà ngành ngân hàng đã đạt được như: Tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đạt 74,63%.

Tốc độ tăng trưởng thanh toán kênh di động, thanh toán mã QR tăng trưởng hàng năm đạt trên 100%. Nhiều chỉ số đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra tại Kế hoạch chuyển đổi số của ngành,..

Hệ thống nhiều dịch vụ ngân hàng có thể được thực hiện hoàn toàn trên kênh số với quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, có kết quả ngay.

Nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được thiết kế phù hợp cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng được tiếp cận, sử dụng dịch vụ ngân hàng,...


Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng các đại biểu tham quan trưng bày triển lãm chuyển đổi số của các ngân hàng. Ảnh VGP/Quang Thương
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng các đại biểu tham quan trưng bày triển lãm chuyển đổi số của các ngân hàng. Ảnh VGP/Quang Thương

Thúc đẩy triển khai hiệu quả Đề án 06

Đặc biệt ngành Ngân hàng cũng đã và đang tích cực triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ để ứng dụng dữ liệu dân cư trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng với nhiều sản phẩm - dịch vụ thiết thực, phục vụ tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an đã ký Kế hoạch phối hợp triển khai Đề án 06 với 11 đầu việc và 35 nhiệm vụ cụ thể, có phân công trách nhiệm, thời hạn hoàn thành cụ thể. Trong đó đặt ra một mục tiêu rất ấn tượng là phấn đấu đến tháng 6/2023, hoàn thành xác thực 51 triệu thông tin tín dụng khách hàng.

Theo báo cáo của Bộ Công an, đến tháng 4/2023, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Công an (C06) hoàn thành xác thực hơn 25/51 triệu thông tin tín dụng khách hàng vay với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (tăng hơn 7 triệu thông tin so với tháng 3/2023), trong đó đã có 21,3 triệu thông tin khách hàng trùng khớp (đạt tỷ lệ 83,28%).

Phó Thủ tướng cho rằng mục tiêu này sẽ hoàn thành đúng thời hạn, Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết tâm và có cách làm khoa học, phù hợp thực tiễn. Nhân đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Công an cùng với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, tham khảo để thúc đẩy triển khai hiệu quả Đề án 06.

"Triển khai thành công chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều lợi ích, mà trước tiên là đem lại thuận lợi cho người dân, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng thêm giá trị, tiết kiệm chi phí xã hội; góp phần công khai, minh bạch trong thực thi các thủ tục hành chính,... Đây là điều rất ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cho biết, tại các cuộc họp Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, Ngân hàng Nhà nước là một trong các Bộ, ngành luôn được biểu dương về những nỗ lực, cố gắng, đạt kết quả đi đầu trong triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao (theo báo cáo đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2021, Ngân hàng Nhà nước được xếp vị trí thứ 1 về chỉ số xếp hạng an toàn thông tin mạng, thứ 2 về chỉ số thể chế số và xếp thứ 4 về chỉ số hoạt động chuyển đổi số).

Qua đó có đóng góp quan trọng trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, mà Đề án 06 là một trong những Đề án trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số.


Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chủ động nắm bắt nhu cầu thực tiễn của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng để xây dựng các văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn và bối cảnh chuyển đổi số. Ảnh VGP/Quang Thương
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chủ động nắm bắt nhu cầu thực tiễn của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng để xây dựng các văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn và bối cảnh chuyển đổi số. Ảnh VGP/Quang Thương

Chuyển đổi số cần chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành động

Thay mặt Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận và chúc mừng ngành ngân hàng đã đạt được các thành tích trong chuyển đổi số, tiếp tục khẳng định là một trong các ngành tiên phong về chuyển đổi số, thực hiện tốt trọng trách, nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ đã giao phó.

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, phức tạp, cần phải tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả tích cực, quá trình chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số của ngành ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Cụ thể là, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, vướng mắc, nhất là về định danh, xác thực điện tử… Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin còn bất cập. Việc kết nối, khai thác dữ liệu dân cư, bảo hiểm, thuế… còn ở phạm vi hẹp.

Bên cạnh đó, sự tham gia phối hợp các doanh nghiệp công nghệ tài chính còn hạn chế. Tội phạm công nghệ cao với hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Các nguồn lực, nhất là nhân lực trình độ cao cho chuyển đổi số còn thiếu hụt, trong đó có nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: "Chuyển đổi số cần chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành động, triển khai rộng khắp nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; làm thực chất, hiệu quả, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí.

Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng cao hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ phiền hà cho người dân, doanh nghiệp".


Công tác chuyển đổi số phải được thực hiện, thúc đẩy một cách tổng thể để đảm bảo hiệu quả, tránh lãnh phí nguồn lực. Ảnh VGP/Quang Thương
Công tác chuyển đổi số phải được thực hiện, thúc đẩy một cách tổng thể để đảm bảo hiệu quả, tránh lãnh phí nguồn lực. Ảnh VGP/Quang Thương

Khẩn trương hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi số

Trong thời gian tới, tiếp tục phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục quán triệt, thống nhất cách làm, quyết liệt trong tổ chức triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, về xây dựng, cải cách thể chế: cần tiếp tục chủ động nắm bắt nhu cầu thực tiễn của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng để xây dựng các văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn và bối cảnh chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho ứng dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo sự hài lòng, gắn bó của khách hàng.

Trong đó, tập trung rà soát, xây dựng, sửa đổi các luật ngành như: Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Giao dịch điện tử,...

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng,... cũng như các Thông tư hướng dẫn triển khai nghiệp vụ.

Đẩy mạnh đầu tư, phát triển các hạ tầng dùng chung

Thứ hai, về hạ tầng số: Công tác chuyển đổi số phải được thực hiện, thúc đẩy một cách tổng thể để đảm bảo hiệu quả, tránh lãnh phí nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phát triển các hạ tầng dùng chung của ngành như hạ tầng thanh toán, hạ tầng thông tin tín dụng để làm hạt nhân và theo kịp được nhu cầu phát triển của các hệ thống vệ tinh là các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, các hạ tầng tập trung để cho phép kết nối, khai thác và chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực để khai thác, tổng hợp dữ liệu phục vụ xác minh thông tin, phân loại, đánh giá khách hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ để nghiên cứu, thiết lập hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thống nhất nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy kết nối liên thông với ngành ngân hàng, từ đó mang lợi ích tổng thể cho người dân và doanh nghiệp.

Nhân sự kiện này, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các ngành, lĩnh vực để phát triển hệ sinh thái số các dịch vụ ngân hàng và ngoài ngân hàng, mang lại giá trị mới và lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.


Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu toàn ngành ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, cắt giảm thủ tục, giảm lãi suất, tăng cường khả năng tiếp cận vốn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Ảnh VGP/Quang Thương
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu toàn ngành ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, cắt giảm thủ tục, giảm lãi suất, tăng cường khả năng tiếp cận vốn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Ảnh VGP/Quang Thương

Đảm bảo an ninh, an toàn; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Thứ ba, về an ninh, an toàn, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, xu hướng toàn cầu hóa, chuyển đổi số cũng sẽ đi liền với rủi ro về tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng với các thủ đoạn tinh vi, diễn biến phức tạp.

Vì vậy, công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động ngân hàng cần được quan tâm chú trọng, cần có sự cân bằng hợp lý giữa đầu tư phát triển sản phẩm với đầu tư cho công tác đảm bảo an ninh an toàn hệ thống công nghệ thông tin; giữa trải nghiệm, thuận tiện khách hàng với bảo mật dữ liệu, bảo vệ khách hàng khi giao dịch trên kênh số.

Thứ tư, về nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý Ngân hàng nhà nước cần chú trọng công tác đào đạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao; đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo và chuyên gia đầu ngành; đào tạo lực lượng cán bộ nắm bắt được tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn ngành Ngân hàng.

Đồng thời, tăng cường kỷ cương, kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp để phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ của người lao động ngành ngân hàng nhằm phục vụ tốt hơn nữa người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân, doanh nghiệp, để có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng trên kênh số một cách thuận tiện, an toàn và phòng tránh rủi ro bị tội phạm lợi dụng, lừa đảo, đánh cắp thông tin.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển đổi số để phát triển, tiếp nhận các công nghệ mới vào các hoạt động ngân hàng như công nghệ giao tiếp tầm ngắn (NFC), công nghệ thẻ thanh toán không tiếp xúc,...

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu toàn ngành ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ số, cùng với các giải pháp khác để tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lãi suất huy động qua đó có dư địa để tiếp tục giảm lại xuất cho vay, tăng cường khả năng tiếp cận vốn để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng với sự chỉ đạo quyết liệt của toàn ngành ngân hàng và với những kết quả đã đạt được, ngành Ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành quả trong công tác chuyển đổi số, đóng góp quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số của đất nước./.

Theo: Báo Điện tử Chính phủ
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

2 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

2 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

2 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

3 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

3 ngày trước