Đầu tư “lướt sóng” bất động sản thời đại dịch: Nên hay không nên ?
BÀI LIÊN QUAN
Mua tạm lô đất, nam nhân viên IT bất ngờ thu lãi tiền tỷ: "Chỉ có đầu tư vào BĐS mới lời to"Bất động sản Hoài Đức được giới đầu tư “săn đón” nhờ lực hút mớiBỏ tiền tỷ mua đất "khỉ ho cò gáy", nhà đầu tư thắng đậm khiến nhiều người ngỡ ngàngSau khi dịch bệnh được kiểm soát và các lệnh giãn cách dần được gỡ bỏ, nhờ vậy mà thị trường bất động sản dần dần trở lại hồi phục. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, lúc này nhà đầu tư vẫn nên cẩn trọng khi “lướt sóng” bất động sản.
Thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi mạnh mẽ
Theo thống kê của một chuyên trang về BĐS thì số lượng người quan tâm đến tình hình lĩnh vực này đang dần tăng trở lại. Tại Hà Nội, trong tháng 12/2021 số lượt quan tâm thị trường đã đạt 100% so với mức đạt đỉnh vào tháng 3/2021. Con số này ở thành phố Hồ Chí Minh là 95%.
Lượng tìm kiếm thông tin quy hoạch hiện nay đã đạt 80% so với giai đoạn cao điểm đầu năm 2021. Lượng tin đăng bán ra bất động sản cũng có chiều hướng tăng mạnh. Nguồn cung sản phẩm bắt đầu có xu hướng phục hồi. Dựa vào những yếu tố kể trên có thể nhận định thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi mạnh mẽ và sẽ còn bứt phá vào năm 2022.
Trước đó thị trường bất động sản Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi làn sóng dịch Covid lần thứ 4. Hầu hết các dự án đều phải ngừng thi công, triển khai do lệnh giãn cách, chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn. Nhiều dự án không thể thực hiện do chính quyền phải tập trung chống dịch. Điều này khiến cho nguồn cung trên thị trường đã thiếu nay càng thêm thiếu trầm trọng.
Hoạt động giao dịch bất động sản cũng khó thực hiện do lệnh giãn cách hạn chế các cuộc gặp gỡ, trao đổi và mua bán. Trong khi bất động sản là mặt hàng đặc biệt cần phải trải qua nhiều khâu kiểm tra chất lượng, vị trí, đánh giá pháp lý, phát sinh giao dịch.
Tuy nhiên do nhu cầu vẫn tăng cao và các đơn vị cung cấp, nhà môi giới cũng đã tìm kiếm nhiều hình thức tiếp cận khách hàng nên dù thị trường chịu tác động xấu thì số lượng giao dịch có thể nói là khá tốt. Trong năm 2022, nếu dịch Covid không diễn biến xấu, tình hình được kiểm soát hiệu quả thì tính thanh khoản của bất động sản cũng sẽ tăng. Tuy nhiên giá bất động sản cũng sẽ tiếp tục tăng do ảnh hưởng từ việc nguồn cung còn nhiều hạn chế và giá vật liệu, nhân công hiện khá cao.
Trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì dòng vốn sẽ chảy từ các loại hình đầu tư kinh doanh, tiêu dùng sang bất động sản. Do đây là kênh đầu tư an toàn có khả năng sinh lời hiệu quả dài hạn, bền vững và giữ tiền rất tốt.
Hãy cẩn trọng khi “lướt sóng” bất động sản ở thời điểm hiện tại
Thị trường BĐS đón nhiều tín hiệu vui nhưng theo các chuyên gia thì trong 2022, thị trường vẫn chưa có sự thay đổi lớn. Sẽ rất rủi ro cho các nhà đầu tư có ý định “lướt sóng” bất động sản khi mà nước ta chưa kiểm soát hết được tình hình dịch. Vẫn có khả năng những đợt giãn cách và hạn chế giao tiếp xã hội sẽ diễn ra làm cản trở đến hoạt động kinh doanh.
Đối với những nhà đầu tư có nguồn tiền nhàn rỗi dư dả, có nhu cầu mua nhà để ở thực sự và không cần cậy nhờ biện pháp vay ngân hàng thì đây là cơ hội tuyệt vời đầu tư bất động sản. Đối với nhóm nhà đầu tư ngắn hạn “lướt sóng” thì đây không phải là thời điểm tốt để “xuống tiền”.
Nhà đầu tư cần có thời gian phân tích thật kỹ về sản phẩm định mua để thu được lợi nhuận cao. Đầu tư lướt sóng hiện rất rủi ro khi mà sự kỳ vọng quá lớn có thể không đạt được như mong muốn do biến động khó lường của thị trường. Nếu phải sử dụng đến công cụ đòn bẩy tài chính, nhà đầu tư dễ rơi vào tình trạng bán cắt lỗ do “vào tiền” không đúng thời điểm.
Mua bất động sản luôn đi liền với kỳ vọng cao. Đó có thể là kỳ vọng khu vực sắp thay đổi địa giới hành chính, lên quận, lên thành phố, khu đất sắp được quy hoạch…Điều này sẽ khiến bất động sản tăng giá. Khi địa phương bước vào giai đoạn triển khai kế hoạch thực tế thì mặt bằng giá đất sẽ còn tăng lên một lần nữa.
Giữa giai đoạn có thông tin cho đến khi dự án được triển khai sẽ phải mất nhiều năm. Như vậy rõ ràng tiến trình tăng giá bất động sản sẽ không thể nhanh chóng mà phải trải qua một giai đoạn dài. Nếu nhà đầu tư không tính toán vào tiền đúng thời điểm thì sẽ phải ôm đất khá lâu hoặc bị thua lỗ.
Đối với các nhà đầu tư tay ngang, để đảm bảo nguồn tiền của mình cần xác định rõ khu vực đầu tư đang ở giai đoạn nào. Bởi lẽ thị trường không phải lúc nào cũng khởi sắc mà sẽ có lúc thăng, lúc trầm không như mong muốn. Nếu chỉ coi bất động sản là kênh đầu tư ngắn hạn thì người mua có thể phải chịu nhiều thiệt thòi. Thay vào đó, nhà đầu tư nên coi bất động sản là kênh đầu tư trung và dài hạn sẽ hợp lý hơn.
Bí quyết tránh “mắc cạn” khi đầu tư bất động sản "lướt sóng"
Đầu tư bất động sản là một trong những kênh sinh lời hiệu quả cao tuy nhiên người mua cần phải tỉnh táo trước khi quyết định xuống tiền:
- Chọn mặt gửi vàng: Nhà đầu tư nên chọn các dự án, khu đất có vị trí tốt, thuận lợi giao thông, chủ đầu tư có danh tiếng, tiến độ thi công nhanh. Khu đất nên gần các hệ thống tiện ích phục vụ cuộc sống.
- Tính toán đến khả năng tài chính : Không nên sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản ở thời điểm này mà hãy cân nhắc đến ngân sách đang có thực tế. Hiện nay các dự án đều cho phép thanh toán theo đợt nên nhà đầu tư cần tính toán khả năng trả nợ trong thời gian dài. Nếu như không bán được bất động sản hoặc không đủ khả năng trả nợ thì nhà đầu tư sẽ mất cọc.
- Khảo sát giá đất trung bình trên thị trường: Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư cân nhắc xem số tiền mình bỏ ra có hợp lý không. Tránh tình trạng bỏ ra số tiền quá lớn so với giá trị thực sự của bất động sản dẫn đến khó thanh khoản trong tương lai.
- Chọn thời điểm bán phù hợp: Có một số thời điểm thích hợp để bán đất nền, căn hộ dự án ví dụ như trước thời điểm hoàn công, hoặc sắp bàn giao nhà. Sau khi bàn giao nhà 6 tháng cũng sẽ là thời điểm tốt để rao bán căn hộ. Nếu sau thời gian này quá lâu thì BĐS sẽ không tăng giá nhiều. Vì thế nếu dự định lướt sóng bất động sản nhà đầu tư nên cẩn trọng xem xét thời điểm mua vào và bán ra.