Đầu tư đất rừng trồng cây gù hương, cặp vợ chồng Hòa Bình chỉ cần ươm giống cũng thu tiền tỷ/năm
BÀI LIÊN QUAN
Biến 30ha đồi hoang thành trang trại kết hợp vườn - ao - chuồng bị cả làng cho là "khùng", ông nông dân Hà Tĩnh thu về 1 tỷ đồng/nămAnh nông dân Sơn La đầu tư 5.000m2 đất trồng bí xanh, thu nhập mỗi năm 200 triệu đồngĐầu tư 7ha đất đồi trồng cây giang và nuôi gà thiến, nữ nông dân Hà Giang mỗi năm dắt túi 900 triệu đồngRừng gù hương đẹp như miền cổ tích của nữ nông dân Hòa Bình
Theo Dân Việt, ngôi nhà xây bề thế, cao 3 tầng của vợ chồng chị Hương nằm lọt thỏm giữa rừng cây gù hương. Có thể thấy, cả khu rừng gù hương của gia đình chị Hương cây nào cũng mọc thẳng đứng và cao vút tựa cột chống trời. Từng hàng cây nối nhau chạy dài tít tắp cho đến đỉnh đồi. Khu rừng này rộn tiếng ve kêu, đẹp như miền cổ tích, ai đến thăm đều không muốn rời.
Được biết, vợ chồng chị Hương mua khu đất này từ năm 2004. Thời điểm đó, cả khu vườn rậm rạp tre pheo. Chị Hương nhớ lại: "Nó tựa như cái vườn hoang, chẳng có ai chăm sóc". Khi đó, phong trào trồng cam, bưởi đang sôi sục ở xứ Mường. Theo đó, nhà nhà đã san đồi trồng cam, trồng bưởi. Không chạy theo phong trào, ông Nguyễn Viết Bảy - chồng của chị Hương đã đi tìm hướng đi khác cho gia đình. Quê hương của ông Bảy tại huyện Con Cuông (Nghệ An) - nơi đây có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát rộng ngút ngàn. Trong những lần đi rừng, ông Bảy đã từng nhìn thấy những cây gù hương, thân to bằng lấy người ôm và cao khoảng 50m.
Đam mê chăn nuôi, anh nông dân Hưng Yên đầu tư đất nuôi bò mỗi năm dắt túi 300 triệu đồng
Với 30 con bò thịt và bò sinh sản theo hướng nhốt chuồng, cho ăn cám ngô và gạo, anh Hưng sống tại thôn Minh Lý, xã Hoàng Hoa Thám, huyện n Thi, tỉnh Hưng Yên đã có được lợi nhuận mỗi năm 300 triệu đồng.Ông nông dân Tây Ninh đầu tư 10ha đất trồng tràm nấu tinh dầu thơm, mỗi năm thu về 200 triệu đồng
Tại vùng đất bán ngập nước của Đảo Nhím của hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) có nhiều nông dân trồng mì và các loại cây ăn trái. Tuy nhiên, chỉ có một mình ông Hạnh "đen" đi trồng tràm nấu tinh dầu. Mặc dù nhiều nơi đã trồng tràm lấy tinh dầu nhưng tại Tây Ninh thì chỉ có ông Hạnh là người đầu tiên.Cách đây 1 thế kỷ, người Pháp đã khai thác để chế biến tinh dầu. Và những năm gần đây thì người Trung Quốc cũng ráo riết săn lùng gỗ gù hương. Theo đó, họ đã mua cả rễ và thân để nấu dầu. Vậy là thay vì trồng cây có múi thì ông Bảy đã mua giống cây gù hương về trồng tại khu vườn của mình tại Hòa Bình. Thời gian trôi qua, cây gù hương đã bén rễ tại đất Mường và phát triển rất tốt. Chúng lớn nhanh như thổi. Sau mỗi năm thì chúng lại cao lên 2 - 3m và đến năm thứ 10 thì thân cây đã cao đến 40m. Đến hiện tại, ông Bảy đã trồng được vài nghìn cây gù hương, trong đó có nhiều cây to bằng người ôm còn cây nhỏ thì bằng bắp chân.
Hai vợ chồng ông Bảy không ngờ rằng, sau hơn chục năm rừng cây gù hương của gia đình đã trở thành máy in tiền đều đặn. Chị Hương cho hay: "Hai cây gù hương trồng từ năm 2007, cao khoảng 40m có người trả 300 triệu vợ chồng tôi không bán. Họ mua lại yêu cầu đào cả gốc, tôi sợ hỏng bờ ao nên quyết không bán".
Gom hạt gù hương, ươm cây gù hương giống bán cũng dắt túi cả tỷ đồng
Theo lời chị Hương, gỗ gù hương rất thơm, các phường thợ mộc luôn muốn mua về để làm đồ thờ. Bên cạnh đó, thân và rễ của chúng dùng để chưng cất dầu gù hương rất quý. Vợ chồng chị Hương không muốn bán bất cứ một cây nào bởi vì bản thân những cây gù hương đó có tuổi đời trên mười năm và chúng đang bắt đầu có hạt. Gù hương được xem là giống cây gỗ quý, được rất nhiều người săn lùng, ngay cả giống của chúng cũng đã trở thành mặt hàng quý hiếm. Bên cạnh đó, hạt giống của chúng được chị Hương gom lại và ươm giống. Mỗi cây giống chị Hương sẽ bán ra với giá là 20 nghìn đồng.
Cũng theo tính toán của chị Hương, hiện tại trong vườn nhà chị có 20 cây gù hương cho hạt. Mỗi cây mỗi năm sẽ cho 4kg hạt tương đương với 1,6 vạn cây giống. Chị Hương bộc bạch: "Trừ chi phí đóng bầu, thuê người ươm cây, chăm sóc cây giống, mỗi cây gù hương mang lại cho gia đình cả vài chục triệu đồng chứ không ít".
Và sau mỗi năm qua đi, khách hàng đã tìm đến vườn nhà chị mua cây giống gù hương ngày một nhiều hơn. Gia đình của chị cũng không có đủ giống để bán. Cây gù hương không kén đất, nơi nào chúng cũng có thể sống và phát triển rất tốt. Nó còn lớn nhanh hơn cả keo, thân lại cực dẻo dai và không lo bị gió bão quật gãy. Gỗ gù hương hay với tên gọi khác là cây xá xị, thuộc nhóm 2 và nằm trong danh mục thực động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Gù hương Việt Nam là cây lâm nghiệp bản địa, gỗ lớn thường xanh và cao trung bình 25,, cá biệt có cây cao tới 50m.
Cây gù hương thường có đường kính thân từ 0,7 - 1,2m, cành nhẵn, mặt dưới lá không có phấn trắng. Lá mọc cách hình trứng độ dài 9 - 11cm, rộng từ 4 - 5cm, thuôn, nhọn về hai đầu, gân bậc hai 4 - 5 đôi, cuống lá dài từ 2 - 3cm, nhẵn. Lá của cây gù hương khá dày, phiến lá trơn và không có lông. Cây giống cao từ 20 - 30cm phân định các tầng rõ ràng. Cây trồng sinh trưởng khỏe, thân mập và cành trơn khỏe. Cây trồng sau một năm tuổi là gỗ đã có mùi hương thơm mạnh, mùi thơm của cây gù hương thơm mùi xá xị nên rất dễ phân biệt. Còn gỗ của cây gù hương thuộc nhóm quý hiếm, có tinh dầu mang mùi thơm rất đặc biệt và chỉ cần để trong nhà là có thể xua đuổi muỗi, gián, kiến,... Hơn thế, gỗ gù hương còn có khả năng thích nghi được với mọi loại môi trường mà không hề bị nứt hay mối mọt được gọi với cái tên báu vật của rừng. Gỗ gù hương có hoa văn độc lạ, đẹp mắt. Gỗ càng non thì dầu trong gỗ càng nhiều thì nguy cơ nứt cao nhưng đối với cây già đời, gỗ lâu năm thì những vết nứt là hy hữu.
Gù hương được đánh giá là cây có giá trị kinh tế cao, lá, gỗ thân, gỗ rễ đều chứa tinh dầu, hạt lại chứa nhiều chất béo. Hơn thế, rễ của cây gù hương, thân cây gù hương dùng trị cúm, cảm mạo, ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, viêm khớp do phong thấp, tiêu hóa không bình thường, ho gà, lỵ. Còn đối với lá cây gù hương thì dùng trị ngoại thương xuất huyết, quả được dùng để trị cảm mạo sốt cao, bệnh sởi.