Dấu hiệu tích cực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu bất ổn
BÀI LIÊN QUAN
Triển khai nhiều giải pháp hợp lý, kinh tế Hà Nội hồi phục và tăng trưởng mạnhViệc duy trì nền kinh tế vĩ mô ổn định sẽ khiến Việt Nam trở thành “vùng an toàn kinh tế”Nguy cơ Mỹ rơi vào suy thoái càng lớn khi nền kinh tế càng mạnhDự báo GDP quý 4 và cả năm 2022
Trong bối cảnh lạm phát dự báo ở mức cao trên thị trường thế giới, các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục thực hiện tăng lãi suất. Nhóm các ngân hàng trung ương chưa tăng hoặc chưa tăng nhiều thậm chí sẽ cần sự xem xét những bước điều chỉnh mạnh tay hơn. Mức hồi phục vượt kỳ vọng tại khu vực dịch vụ góp phần không nhỏ, giúp tăng trưởng tích cực hơn bất chấp gặp phải một số khó khăn trong khu vực sản xuất vì gián đoạn nguồn cung.
Cụ thể, theo đánh giá của VCBS, nền kinh tế vẫn đang cho thấy dấu hiệu phục hồi khả quan, nhất là ở nhóm ngành dịch vụ với mức hồi phục đã vượt kỳ vọng ở nhóm ăn uống, dịch vụ lữ hành, lưu trú.
9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam sản xuất gần 160 triệu smartphone
Trong 9 tháng đầu năm 2022, lượng smartphone sản xuất ở Việt Nam đạt mốc gần 160 triệu chiếc, so với cùng kỳ năm ngoái giảm so với mức 167,7 triệu chiếc.Đã đến lúc Việt Nam cần có ngành công nghiệp đỗ xe
Hành trình tìm kiếm nơi đỗ xe của người dân Thủ đô không khác gì “đi tìm kho báu”. Tỷ lệ tăng trưởng ô tô hiện tại rất cao trong khi diện tích giao thông thì chỉ chiếm 1/10 nhu cầu đỗ xe.Chuyển đổi số - Những bước đi đầu tiên của ngành bất động sản Việt Nam
Xu hướng chuyển đổi số trong ngành bất động sản ở Việt Nam đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, xu hướng này diễn ra vẫn còn chậm, chưa có nhiều đột phá.Theo đó, ước tính cho thấy GDP quý 3 năm nay sẽ tăng 13,67% so với cùng kỳ năm ngoái, còn GDP lũy kế cả 9 tháng đầu năm sẽ tăng 8,83% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04% và khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, đóng góp 41,79%.
Đa số các nhóm ngành đều ghi nhận tăng trưởng hồi phục trở lại. Vai trò đầu tàu tăng trưởng vẫn thuộc về nhóm ngành công nghiệp chế biến - chế tạo. Ngoài ra, nhóm lữ hành và ăn uống sau giai đoạn dịch bệnh cũng ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.
Theo dự báo của VCBS, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý 4 sẽ đạt mức 5,5%-6% và nếu tính cả năm có thể đạt ngưỡng khoảng 7,87% - 8,02%.
Lũy kế 9 tháng năm 2022, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 9,63% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tăng 10,69%, đóng góp 2,74 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tính chung cả 9 tháng năm 2022 sẽ tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2021 (mức tăng của cùng kỳ năm ngoái là 2,8%). Ngoài ra, với hoạt động sản xuất đang có tín hiệu hồi phục tích cực hơn, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 9 đạt 52,5 điểm. Sự hồi phục này rất khả quan cho dù có những trở ngại về giá nguyên vật liệu tăng và gián đoạn chuỗi cung ứng trong những tháng vừa qua.
Theo báo cáo, trong bối cảnh áp lực lạm phát trên toàn cầu chỉ tạm thời lắng xuống ở giai đoạn này, nguy cơ kinh tế toàn cầu suy thoái tăng lên đáng kể có thể khiến nhu cầu hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu sức ép phần nào trong giai đoạn tới.
Báo cáo nhấn mạnh rằng: “Dẫu vậy, điểm sáng là Việt Nam vẫn ở giai đoạn được hưởng lợi từ những Hiệp định thương mại tự do”.
Theo đánh giá của VCBS, về cơ bản nền kinh tế Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn phục hồi. Dẫu những điều kiện sản xuất vẫn có những yếu tố bất lợi bên trong nhưng bù lại là sự hồi phục mạnh mẽ của khu vực dịch vụ nên đã phần nào đóng góp tích cực cho tăng trưởng của nền kinh tế. Theo dự báo của VCBS dựa trên cơ sở đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý 4 sẽ chứng kiến ngưỡng 5,5%-6%, và cả năm 2022 có thể đạt 7,87% - 8,02%.
Lạm phát của cả năm nay có thể đạt được mục tiêu không quá 4%
Báo cáo cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 đã tăng 0,4% so với tháng trước, đa phần do giá dịch vụ tiêu dùng và hàng hóa thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và học phí ở một số địa phương trong năm học mới 2022-2023 tăng lên.
Theo đó, chỉ số CPI tháng 9 so với tháng 12 năm ngoái đã tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng 3,94%. Trong quý 3/2022, CPI bình quân tăng 3,32% so với quý 3/2021. CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm ngoái, và lạm phát cơ bản đã tăng 1,88%.
Dự báo của VCBS cho thấy lạm phát của tháng 10 có thể ở mức 0,15% - 0,25% so với tháng 9. Theo nhận xét ghi trong báo cáo, khi giá hàng hóa dịch vụ nhích tăng trong quá trình hồi phục sau đại dịch Covid 19, áp lực lạm phát vẫn còn hiện hữu. Ở một mặt khác, nhận định từ VCBS cho thấy nhờ giá xăng dầu trong nước thường xuyên được điều chỉnh giảm giá, do đó áp lực lạm phát do hiệu ứng vòng 2 đã phần nào hạ nhiệt. Dựa theo đó, VCBS đưa ra dự báo rằng lạm phát của tháng 10 có thể đạt 0,15% - 0,25% so với tháng trước đó.
Các chuyên gia VCBS đưa ra đánh giá rằng: “Chúng tôi nhận thấy những biện pháp quyết liệt từ phía Chính phủ trong nỗ lực giúp ổn định giá cả đang bắt đầu cho thấy tính hiệu quả. Bởi vậy, giá cả nguyên nhiên vật liệu trong điều kiện thuận lợi có xu hướng giảm đi và lạm phát của cả năm 2022 có thể hoàn thành mục tiêu không vượt quá 4% mà Quốc hội đã đề ra. Theo dự báo, mức lạm phát năm nay có thể dao động trong khoảng 3,85%. Thế nhưng, dài hạn hơn, lạm phát kỳ vọng vẫn có thể ở mức cao”.