meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nguy cơ Mỹ rơi vào suy thoái càng lớn khi nền kinh tế càng mạnh

Thứ sáu, 07/10/2022-21:10
Nền kinh tế đạt sức bền tốt khiến Fed càng gặp khó trong việc kiểm soát lạm phát. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách buộc phải kéo lãi suất lên mức cao hơn, khiến suy thoái dễ xảy ra hơn.

Bằng chứng thép

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, 7 thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có cuộc gặp với một số doanh nhân sau 2 ngày thực hiện đợt tăng lãi suất gần nhất. Không giống như trước đó - họ từng lo sợ về ảnh hưởng của việc thắt chặt chính sách tiền tệ, giờ đây mọi nỗi lo đều biến mất.

Theo bà Cara Walton, chuyên gia của công ty tư vấn Harbour Results, một công ty chế biến nhựa đã thuê 14 lao động mới, tuy nhiên trong ngày đầu tiên chỉ có 3 người đến.

Theo bà Cheetie Kumar, chủ một nhà hàng, bà và các đồng nghiệp đang chật vật tìm cách trả tiền thuê nhà vì tiền lương và giá lương thực tăng lên.

Theo đại diện của nhà phân phối Cash-Wa - ông Tom Henning, công ty của ông đang đẩy một phần chi phí sang khách hàng. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn được giữa nguyên nhờ lượng tiền đang trôi nổi trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách có thể cảm thấy e ngại vì phản ứng trên thị trường tài chính trong nửa tháng qua. So với mục tiêu đưa lạm phát về 2%, Fed vẫn còn khá xa và họ cần tiếp tục thắt chặt tiền tệ. Điều này đang gây nên sự hỗn loạn lớn.


Mỹ có nguy cơ suy thoái lớn hơn vì sức bền của nền kinh tế
Mỹ có nguy cơ suy thoái lớn hơn vì sức bền của nền kinh tế

Ba quý liên tiếp, chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh. Trái phiếu trượt giá cho thấy tác động của lãi suất trên thị trường tín dụng. Đồng USD tăng mạnh gây sức ép lạm phát lên các nước khác và khiến các ngân hàng trung ương trên toàn cầu theo động thái của Fed.

Phó Chủ tịch Fed Lael Brainard ngày 30/9 đã phải kêu gọi các đồng nghiệp quốc tế xem xét thận trọng trước khi hành động. Bà cũng cho biết Fed sẽ cân nhắc ảnh hưởng của việc triển khai chính sách đối với quốc tế.

Bà Brainard cũng thừa nhận rằng chiến lược mà Fed đang áp dụng có rủi ro lớn, tuy nhiên điều này không có nghĩa là ngân hàng trung ương Mỹ sắp thay đổi hướng đi. Fed không thể bỏ ngoài tai sức mạnh của nền kinh tế quốc gia.

Mỗi người thất nghiệp trên thị trường lao động có tới 2 vị trí trống đang chờ đợi. Fed chi nhánh Atlanta cho biết lương đang tăng nhanh nhất kể từ đầu thập niên 1980, cao hơn 7% so với thời điểm cách đó một năm.

So với tháng 7, giá nhà tháng 8 đã giảm, nhưng doanh số bán nhà mới vẫn tăng cao. Tính theo tỷ trọng GDP, lợi nhuận doanh nghiệp đang ở mức cao nhất trong cả chục năm. Dù lãi suất tăng nhưng niềm tin của người dùng vẫn trên đà tăng.

Nền kinh tế vững mạnh là rủi ro lớn đối với Fed vì họ sẽ càng khó có thể kiểm soát lạm phát hơn. Bởi vậy, rất có thể Fed sẽ cần tiếp tục tăng lãi suất, và khiến nguy cơ mắc sai lầm chính sách tiền tệ dễ xảy ra và gây nên suy thoái.

Phải hiểu vì sao nền kinh tế Mỹ đến nay vẫn duy trì được sức mạnh mới hiểu được tại sao Fed vẫn nhất quyết thắt chặt tiền tệ.

Động cơ mạnh mẽ

Thời đại dịch Covid 10, chính phủ Mỹ đã chi đậm cho những biện pháp kích thích kinh tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Đó là yếu tố rõ ràng nhất và cũng là nguyên nhân khiến lạm phát nước này tăng lên. Trung bình, thâm hụt ngân sách của Mỹ đạt 10,5% GDP trong năm 2020 và 2021, gấp 3 lần so với thời điểm trước dịch bệnh.

Doanh nghiệp cũng đối mặt với câu chuyện tương tự. Doanh nghiệp sở hữu khoảng  2.800 tỷ USD hồi đầu quý III, thấp hơn đầu năm tuy nhiên, vẫn cao hơn khoảng 25% so với thời điểm trước dịch. Các công ty không chỉ tận dụng nhu cầu mạnh mẽ và chuyển chi phí đầu vào, mà còn bảo vệ biên lợi nhuận và nâng cao khoản mục đó.

Nguy cơ Mỹ rơi vào suy thoái càng lớn khi nền kinh tế càng mạnh - ảnh 2

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tương đương 12% GDP trong quý II, đây là mức cao nhất trong gần 80 năm. Doanh nghiệp sẽ tuyển thêm nhân viên nếu có lãi, mà không sa thải.

Tăng trưởng kinh tế của Mỹ cũng không gặp trở ngại vì giá nhiên liệu tăng cao như EU. Xét một số yếu tố, Mỹ thậm chí còn được hưởng lợi. Mỹ đang ghi nhận xuất khẩu dầu thô ở mức cao nhất chưa từng thấy. Cụ thể, sau khi xung đột Nga-Ukraine nổi ra, Mỹ đã xuất khẩu ròng 1 triệu thùng dầu và sản phẩm dầu mỗi ngày.

Nhờ đó, Mỹ đã thu hẹp thâm hụt thương mại. Tại EU, cú sốc giá năng lượng khiến quá trình thắt chặt tiền tệ trở nên phức tạp hơn. Trong khi ở Mỹ, Fed không cần quá chú ý đến những sự kiện trên thị trường năng lượng.

Ở thời điểm nhất định, nền kinh tế Mỹ sẽ bị đè nặng bởi những đợt tăng lãi suất. Dù vậy, cuộc hồi phục ổn định sau COVID sẽ trở thành bộ đệm giúp nền kinh tế lớn nhất toàn cầu ứng phó với mối nguy.

Tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng ít nếu tăng trưởng giảm tốc. Các doanh nghiệp thiếu lao động và điều này không dễ dàng được khắc phục.

Mạnh quá cũng không tốt

Ở một khía cạnh nào đó, sự bền vững của nền kinh tế là điều tốt. Nếu suy thoái xảy ra thì chỉ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, Fed nhất quyết kéo lạm phát xuống và coi tăng trưởng tiền lương là đại diện cho những áp lực giá căn bản. Bởi vậy, Fed sẽ thắt chặt chính sách mạnh và lâu hơn do sức mạnh của thị trường lao động. 

Nguy cơ Mỹ rơi vào suy thoái càng lớn khi nền kinh tế càng mạnh - ảnh 3

Một số nhà kinh tế đã chỉ trích Fed vì đi quá nhanh và quá xa do các đợt tăng lãi suất khiến thị trường tài chính hoảng loạn. Một số quan chức của Fed cũng có vẻ đang lo ngại. Tuy nhiên, sau một năm lạm phát tăng liên tục, phe chủ trương thắt chặt chính sách tại Fed chiếm ưu thế hơn.

Theo các nhà đầu tư dự đoán, Fed sẽ tăng lãi suất thêm tối thiểu 100 điểm cơ bản vào cuối năm. Nền kinh tế Mỹ vẫn dư cầu và thiếu cung sau 6 tháng thắt chặt tiền tệ và tăng trưởng giảm tốc. Lãi suất chỉ có thể tiến chứ không lùi khi Fed ghi nhận sự chênh lệch này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

5 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

5 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

5 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

5 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

5 giờ trước