Đã đến lúc Việt Nam cần có ngành công nghiệp đỗ xe
Nhiều chung cư xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, khó khăn trong công tác tiếp cận cứu hộ cứu nạn, PCCC,... nhiều ngõ ngách, tuyến phố, láng giềng sứt mẻ quan hệ, nhiều quan chức mất chức chỉ vì cạnh tranh các điểm đỗ xe. Nhìn xa hơn thì đô thị đang trở nên nhếch nhác với một hệ thống giao thông lộn xộn, thiếu an toàn, ô tô xe máy để tràn lan ra vỉa hè, ra lòng đường, ở sân chơi…
Cách đây khoảng 8 năm, anh Việt Hoàng (trú tại Bắc Từ Liên, Hà Nội) đã mua chiếc ô tô để phục vụ nhu cầu đi lại. Sau nhiều năm tham gia giao thông tại Thủ đô, anh cho rằng việc dành tiền mua xe đã khó, mà tìm chỗ gửi xe cũng gian nan không kém.
PVOIL giải quyết như thế nào giữa lúc cao điểm “hết xăng” những ngày qua?
Vài ngày nay, nhiều cây xăng liên tục treo bảng thông báo hết xăng, người dân đã phản ánh về việc mua xăng rất khó khăn. Theo thông tin ghi nhận, “ông lớn” PVOIL (OIL) đã có thông báo liên quan tới vụ việc nàyChờ mòn mỏi không đổ được xăng, tài xế công nghệ tắt app tạm nghỉ
Nhiều tài xế tại TP.HCM đã tắt app khi không tìm được chỗ để đổ xăng hoặc chỉ đổ với lượng hạn chế. Thậm chí, có người đã xuống tận Đồng Nai chỉ để đổ xăng.Giá xăng có thể đảo chiều tăng 300 đồng/lít, giá dầu có thể tăng 2.200 đồng/lít vào ngày mai?
Trước những diễn biến về giá xăng dầu thế giới, nhiều đại diện doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dự báo, giá xăng dầu vào kỳ điều hành ngày 11/10 có thể tăng trở lại sau 4 lần giảm liên tiếp.“Các quán ăn, bệnh viện hay bất kỳ chỗ nào ở Hà Nội thì việc tìm một chỗ đỗ ô tô rất khó, nếu có cũng không đúng quy chuẩn. Trên những tuyến đường rộng thì nhiều người để luôn xe dưới lòng đường. Các bãi đỗ ở chung cư cũng không thể phục vụ đủ nhu cầu. Mình cũng đang ở chung cư, tuy nhiên hầm đỗ xe chỉ đáp ứng được một phần, thiếu chỗ đỗ rất nhiều. Cái hầm để chứa được cũng phải phục thuộc vào mặt trên. Chẳng hạn một gia đình có 2 chiếc ô tô là không thể đáp ứng được. Nhiều người phải tìm chỗ gửi bên ngoài, những bãi rửa xe cũng nhận trông xe, nhưng không ai cấp phép cả” - Anh Hoàng nói.
Hệ lụy của việc không có bãi đỗ xe đã và đang hiện hữu trên địa bàn TP. Hà Nội, Anh Nhật Linh (trú tại quận Hoàng Mai) cho hay, người dân đang phải tận dụng mọi chỗ trống có thể, từ việc đỗ trên vỉa hè, đỗ dưới lòng đường hay các ngóc ngách, thậm chí tận dụng cả sân trường học, khu vui chơi,... làm chỗ đỗ.
Ủy viên thường trực BCH Hội Kiến trúc sư Hà Nội - KTS Trần Huy Ánh khẳng định, việc thất bại trong quy hoạch bãi đỗ xe tại Hà Nội đã khiến năng lực của đô thị chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu đỗ xe. Sự thất bại này đẩy các phương tiện không có nơi đỗ phải phục thuộc hoàn toàn các bãi đỗ xe tự phát - vốn đang dựa vào công sản và những mối quan hệ để kinh doanh với số vốn 0 đồng. Cuối cùng hậu quả là nền kinh tế trông giữ phương tiện lại được vận hành bởi một “xã hội ngầm”.
“Khi phát triển phương tiện giao thông cá nhân, tính toán được rằng có khoảng 20 - 25% diện tích dành cho giao thông đô thị, gồm cả giao thông động và giao thông tĩnh. Trong khi Hà Nội chỉ có khoảng 7% cho giao thông động, còn giao thông tĩnh dường như bạ đâu vẽ đấy. Các dự án vốn mục tiêu đã không rõ ràng nên tôi có thể khẳng định là không chủ đầu tư nào làm được cả.
So sánh với lợi nhuận từ việc đầu tư vào một bãi xe nghiêm chỉnh với việc thuê một khu đất rẻ, thậm chí không cần thuê, nhiều nơi sau nhiều năm hoạt động mới biết rằng nơi đó là bãi đỗ xe không được cấp phép, mà do ai đó mua một lọ sơn về tự kẻ, tự in để làm bãi đỗ. Thậm chí chăng có vé mà chỉ cần thu được tiền người đến đỗ xe” - Ông Ánh nói.
Ngành công nghiệp đỗ xe liệu có khả thi?
Đã có những khảo sát về những dự án bãi đỗ xe đã thành hình, tình hình tài chính cũng như công suất hoạt động của chúng, chẳng hạn như bãi đỗ xe ngầm dưới công viên Mễ Trì Hạ.
Chủ đầu tư dự án cho biết, tuy đã cố gắng thu hút khách hàng nhưng cũng chỉ lấp đầy được 1/3 công suất (khoảng 700 chỗ). Ngoài dịch vụ bãi đỗ xe thì họ buộc phải mở thêm nhà hàng, các dịch vụ giải trí khác để có chi phí trang trải, bù lỗ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là vì bãi đỗ xe ngầm trị giá 300 tỷ đồng này không cạnh tranh được với hai bãi đỗ xe lậu tại các khu đất dự án “treo” và tại mặt đường Phạm Hùng - hai nơi được đầu tư ít hơn và vé gửi xe rẻ hơn.
Chủ đầu tư Dự án bãi xe ngầm Mễ Trì Hạ “cực chẳng đã” mới phải chờ thêm thời gian, hy vọng vào lượng dân số khu vực tăng lên, đồng thời có chính sách gửi xe tốt hơn cho khách hàng, như vậy thì mới có khả năng thu hồi vốn.
Thực tế, một dự án bãi đỗ xe được đánh giá là kiểu mẫu và rất hiếm tại Thủ đô này lại không được tạo điều kiện lý tưởng để vận hành. Tiến độ hồi vốn của chủ đầu tư rất khó khả thi chứ chưa nói tới việc có lãi.
Chính quyền đô thị dường như không mấy coi trọng dịch vụ trông giữ phương tiện giao thông, đây có thể là nguồn thu chủ lực cho ngân sách mà tiềm năng vô cùng lớn khi có hàng triệu phương tiện có nhu cầu mà không được đáp ứng chính thức.
Theo tính toán của một chuyên gia, tại khu vực quận Hoàn Kiếm, nếu chính quyền đô thị quản lý và giám sát được thị phần của những bãi đỗ xe laaij (đang chiếm tới 85% phương tiện) thì có thể thu về từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng/năm, bằng 1/2 ngân sách của quận.
Hà Nội đang dần để mất đi một thị trường đầy tiềm năng vào tay những đối tượng trông xe tự phát. Sự thực là, nếu chính quyền không thể quản lý thì sẽ có một xã hội ngầm đứng ra cáng đáng nhu cầu đỗ xe này. Chắc chắn rằng, ngân sách sẽ thất thu một mảng lớn, nguồn lợi từ hoạt động khai thác công trái phép dần chảy vào túi tư nhân và các nhóm lợi ích.
Việc các bản quy hoạch bãi đỗ xe thất bại không đáng lo ngại bằng tư duy chệch hướng của chính quyền qua từng thời kỳ, một khi họ vẫn nhìn nhận được vấn đề trông giữ xe là một dịch vụ phúc lợi, là nhu cầu mà chính quyền đô thị cần phải cáng đáng, đáp ứng về mọi mặt.