Đặt mục tiêu kinh doanh đầy tham vọng, các doanh nghiệp xây dựng hoàn thành ra sao trong bối cảnh thị trường khó khăn?
BÀI LIÊN QUAN
Doanh thu của PVN năm 2022 ước đạt 900.000 tỷ, tăng hơn 40% so với năm 2021 VDSC: Áp lực cầu khiến doanh thu Sao Ta năm 2023 có thể chỉ tăng trưởng ở mức một con sốKhách “vắng tanh”, tại sao chủ shop vẫn khẳng định doanh thu tăng dịp Black Friday?Theo Dân Trí, mới hồi đầu năm, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam từng đưa ra dự báo về thị trường này và đánh giá, trong năm nay thị trường bất động sản sẽ có nhiều tiềm năng và ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.
Cụ thể, đơn vị này nhận định, trong dài hạn những lợi thế của bất động sản Việt Nam vẫn giữ nguyên. Đáng chú ý, Việt Nam vẫn sẽ là một điểm đến đầy hứa hẹn của dòng tiền đầu tư trên thế giới. Đồng thời, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn là một thị trường năng động, có nhiều động lực phát triển nhất tại châu Á, hàng năm sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân ở mức 15%.
Nhờ mức độ đô thị hóa vẫn đang ở mức thấp và diễn ra vô cùng mạnh mẽ cùng với nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hạ tầng về cơ bản vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng nên đơn vị dự báo, bất động sản Việt Nam trong vòng 20 năm tới vẫn tăng trưởng vô cùng tích cực. Vì thế, nhiều doanh nghiệp xây dựng “nương” theo dự báo này đã đưa ra những mục tiêu kinh doanh ấn tượng.
Những con số mục tiêu kinh doanh đầy tham vọng
Nhờ triển vọng lạc quan của ngành bất động sản, ngành xây dựng cũng đã được hưởng lợi đáng kể. Mùa Đại hội cổ đông hồi tháng 4 năm nay, không ít doanh nghiệp ngành này đã đưa ra những mục tiêu kinh doanh đầy tham vọng.
Đáng chú ý, hai doanh nghiệp lớn nhất trong ngành xây dựng là Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) cùng với Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán: CTD) cũng không ngoại lệ khi cùng đặt mục tiêu doanh thu hơn 10.000 tỷ đồng. Cụ thể Hòa Bình đặt mục tiêu tổng doanh thu là 17.500 tỷ đồng, tăng trưởng 54,1% so với cùng kỳ. Trong khi đó, mục tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 261% so với năm 2021 và đạt 350 tỷ đồng.
Mục tiêu doanh thu cả năm của Coteccons là 15.010 tỷ đồng, tăng 165% so với năm 2021 trong khi lợi nhuận đề ra là 20 tỷ đồng, tăng 83% so với năm trước. Bên cạnh 2 “ông lớn” này, những doanh nghiệp xây dựng bé hơn như Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (mã chứng khoán: PHC) cũng đặt mục tiêu doanh thu cả năm nay lên đến 2.700 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2021. Trong khi đó, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons (mã chứng khoán: HTN) đặt mục tiêu doanh thu là 7.458 tỷ đồng, so với năm 2021 tăng 21% cùng với 265 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cho cả năm. Ngoài ra, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons dù không niêm yết cổ phiếu trên sàn nhưng vẫn đặt mục tiêu doanh thu cả năm là 10.000 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng 24%. Lợi nhuận trong năm nay được đặt mục tiêu cán mốc 100 tỷ đồng, tăng 25%.
Khó có thể hoàn thành mục tiêu
Trước bối cảnh khó có thể hoàn thành được kế hoạch đặt ra cho cả năm, một số doanh nghiệp xây dựng đã có động thái tăng tốc tại những tháng cuối năm, thể hiện qua việc lập tổ công tác điều tra và đánh giá tình hình tài chính cũng như sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nhân sự làm việc…
Thực tế, tình hình kinh doanh lại không hề dễ dàng. Nửa cuối năm nay, thị trường bất động sản rơi vào thế khó khiến tham vọng của các doanh nghiệp xây dựng khó có thể hoàn thành. Cụ thể, sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần của Hòa Bình là 10.904 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 45%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế là 61 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã giảm 16%. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm Hòa Bình mới chỉ thực hiện được 62% kế hoạch doanh thu cùng với 17% mục tiêu lợi nhuận.
Trong khi đó, sau 9 tháng đầu năm doanh thu thuần của Coteccons là 8.306 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 đã tăng 34%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận ở mức gần 2 tỷ đồng, so với con số 88 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước đã giảm mạnh đến 98%. Như vậy, sau 9 tháng “ông lớn” ngành xây dựng này mới chỉ hoàn thành được 55% kế hoạch doanh thu và gần 10% mục tiêu lợi nhuận cho cả năm.
Với Phục Hưng, doanh thu thuần 9 tháng đầu năm là 1.108 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước cao hơn gấp 1,7 lần. Tuy nhiên, công ty cũng mới chỉ hoàn thành 41% kế hoạch doanh thu. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế trong 3 quý đầu năm của Phục Hưng là 16 tỷ đồng, hoàn thành được 27% mục tiêu đề ra cho cả năm 2022.
Trong số những doanh nghiệp xây dựng đã niêm yết trên sàn chứng khoán, Hưng Thịnh là cái tên khởi sắc nhất trong năm nay khi gần sát nhất so với mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cho cả năm. Sau 9 tháng, Hưng Thịnh ghi nhận 4.249 tỷ đồng doanh thu cùng với 133 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt thực hiện được 57% mục tiêu doanh thu và 50% kế hoạch lợi nhuận.
Khả quan nhất trong ngành xây dựng phải kể đến Ricons. Sau 9 tháng đầu năm, doanh thu của công ty này là 8.356 tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế là 81 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, Ricons đã hoàn thành được 84% mục tiêu doanh thu và 81% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.