meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đánh thuế tài sản nhà ở không hạn chế được bỏ hoang khu đô thị, chống đầu cơ

Thứ tư, 09/03/2022-15:03
Các chuyên gia cho rằng đánh thuế tài sản nhà ở không hạn chế được tình trạng các khu đô thị bỏ hoang hay chống đầu cơ, chống đất hoang cần phải có những cơ chế khác mới kiểm soát được.

Liên quan đến việc đánh thuế tài sản nhà ở, trong văn bản lấy ý kiến sửa Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Bộ Tài chính đề nghị các bộ ngành, địa phương góp ý về việc bổ sung đánh thuế đối với nhà, nghiên cứu xây dựng Luật thuế tài sản.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương cho ý kiến về nội dung sửa đổi Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trước ngày 15/4.

Để phục vụ báo cáo đề xuất, sửa đổi Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Bộ Tài chính nêu đề cương tổng kết thi hành chính sách thu liên quan đến bất động sản.

Theo đó, chính sách thu hiện hành liên quan đến bất động sản gồm: các khoản thu khi xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng và thu khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản (bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ).


Đánh thuế tài sản nhà ở không hạn chế được tình trạng các khu đô thị bỏ hoang hay chống đầu cơ (Ảnh: Nhân Hà)
Đánh thuế tài sản nhà ở không hạn chế được tình trạng các khu đô thị bỏ hoang hay chống đầu cơ (Ảnh: Nhân Hà)

Các khoản thu trong quá trình sử dụng tài sản (gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp); các khoản thu khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản (bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp khi người chuyển quyền là cơ sở kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân khi người chuyển quyền là hộ gia đình, cá nhân).

Bộ Tài chính đề nghị các bộ ngành, địa phương đánh giá các kết quả đạt được trong thời gian có hiệu lực thi hành của các chính sách trên tính đến năm 2022 so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra như hoàn thiện hành lang pháp lý trong quản lý, sử dụng đất đai đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, ổn định thị trường bất động sản, tăng thu ngân sách cho Nhà nước…

Nội dung đánh giá cụ thể trong từng nhóm vấn đề, nêu rõ quy định hiện hành của từng chính sách, đánh giá tình hình thực hiện, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân nếu có.

Đề xuất sửa đổi nội dung cụ thể tại Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cũng như bổ sung nội dung mới cần quy định tại luật, gồm nội dung đề xuất có gộp hai luật hay không, bổ sung đánh thuế đối với nhà, nghiên cứu xây dựng Luật thuế tài sản hay bất động sản (nếu có).

Bộ Tài chính cũng lưu ý trong góp ý cần có đánh giá tác động của nội dung đề xuất sửa đổi đối với kinh tế - xã hội, doanh nghiệp, người dân, ngân sách nhà nước và tính cấp thiết của nội dung đề xuất.

Trước đó năm 2018, Bộ Tài chính đã đưa ra lấy ý kiến góp ý dự án Luật thuế tài sản với đối tượng chịu thuế chính là đất, nhà - công trình xây dựng trên đất và ôtô… Tuy nhiên, đề xuất này không nhận được sự đồng thuận của dư luận nên chưa đưa vào chương trình xây dựng luật.

Loại thuế được thế kế nhắm vào người giàu

PGS.TS Võ Trí Hảo, Hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định phân tích, đặc trưng của đầu cơ là giữ một lượng bất động sản nhiều hơn nhu cầu sử dụng để bán lại, nếu phải chịu đánh thuế ngôi nhà thứ 2 thì trong thời gian chưa bán lại được, chủ nhà phải chịu một khoản thuế nhất định làm cho lợi nhuận bị suy giảm. Vì vậy, người ta cân nhắc xem có nên đẩy vốn vào thị trường bất động sản hay không, vấn đề này sẽ tác động đến thị trường bất động sản nói chung.
Theo ông Hảo, đây là loại thuế thiết kế chỉ để nhắm vào người giàu có, đầu cơ, một khi chủ thể ngôi nhà thứ 2 bị đánh thuế sẽ làm giảm việc đầu cơ bất động sản.

"Tôi nghĩ số thu từ bất động sản lâu dài sẽ tăng. Hiện Nhà nước chỉ thu được thuế khi có giao dịch. Bây giờ người có nhà mới vẫn giữ nhà cũ 20 năm thì Nhà nước không thu được đồng thuế nào vì không giao dịch. Nếu có thuế bất động sản thì họ có sử dụng nhà hay không, có giao dịch hay không, Nhà nước vẫn thu thuế đều hằng năm", ông Hảo nói. 

Ông cho rằng, với lo ngại người có nhiều nhà, đất chuyển tài sản cho anh em, họ hàng đứng tên và gia tăng tranh chấp, theo tôi, chính sách hướng đến bảo vệ quyền lợi của những người trung thực. Còn người đã có ý trốn thuế thì để họ gánh chịu lấy những rắc rối.


TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, đánh thuế bất động sản sẽ tác động đến đất, các công trình trên đất và nó gắn với nhiều vấn đề lịch sử
TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, đánh thuế bất động sản sẽ tác động đến đất, các công trình trên đất và nó gắn với nhiều vấn đề lịch sử

Đánh thuế bất động sản không hạn chế được tình trạng các khu đô thị bỏ hoang

Bình luận về vấn đề này, TS. Vũ Đình Ánh khẳng định, đánh thuế bất động sản sẽ tác động đến đất, các công trình trên đất và nó gắn với nhiều vấn đề lịch sử. Đây là luận cứ để đem ra bàn có nên áp dụng thuế bất động sản hay không và áp như thế nào cho phù hợp? Điều mà ông Ánh băn khoăn là, đánh thuế đất hay chỉ đánh thuế tài sản trên đất.

“Vì thực tế hiện nay, việc đánh thuế đất là rất vô lý, thuế đất phi nông nghiệp quá thấp. Đơn cử tại phố Hàng Trống (Hà Nội) trên diện tích 70m2 thuế đất đóng 2,1 triệu đồng/năm”, ông Ánh nói.

Theo ông Ánh, việc đánh thuế bất động sản không hạn chế được tình trạng các khu đô thị bỏ hoang. Việc chống đầu cơ, chống đất hoang cần phải có cơ chế khác. Thuế bất động sản là thuế phổ biến đánh trên quyền sở hữu sử dụng tài sản chứ không dùng để chống vấn đề đầu cơ hoặc đất hoang hóa.

Vị chuyên gia này cho rằng, xây dựng thuế bất động sản cần nghiên cứu kỹ, để khi triển khai và áp dụng vào thực tế sẽ nhận được sự đồng thuận của dư luận xã hội. Xây dựng Luật Thuế để phát triển ổn định thị trường cũng là xây dựng hành lang pháp lý ổn định, bền vững. Đây chính là giải pháp hiệu quả đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, của người dân.

Tránh tình trạng người có 10 căn nhà nhưng nộp thuế có khi thấp hơn người chỉ có một

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, về lý thuyết việc đánh thuế tài sản, căn nhà thứ hai là cần thiết, tuy nhiên để có thể làm được điều đó vẫn còn nhiều “bài toán” phải giải quyết và đó còn là một tương lai xa, không thể giải quyết ngay trong 1 năm hay 2 năm tới.

Ông cho rằng, trước hết, khi đánh thuế tài sản với nhà thì nhà đó cần được định giá theo thị trường chứ không phải theo giá quy định của cơ quan Nhà nước, và chỉ dựa vào giá để đánh thuế chứ không cần dựa vào vị trí hay diện tích nhà.


Luật sư Trương Thanh Đức (Công ty Luật ANVI)
Luật sư Trương Thanh Đức (Công ty Luật ANVI)

Cụ thể, Luật sư Đưc phân tích, tùy theo từng vị trí của tài sản mà các mức thuế được đề ra khác nhau, không thể đánh đồng thuế một nhà miền núi ở Yên Bái rộng 5.000 m2 được bán ở mức giá 300 triệu đồng, với một căn nhà phố vài chục tỷ đồng ở trung tâm TP Hà Nội hay TP HCM. Hay cũng như không thể đánh đồng, giá trị 100 m2 chung cư với 100 m2 nhà đất, đây là hai giá trị khác nhau hoàn toàn về việc sở hữu tài nguyên.

Vị luật sư này cho rằng, việc đầu tiên cần làm là có cơ sở dữ liệu nhà đất một cách toàn diện, thống kê, quản lý tài sản của người dân, để đảm bảo công bằng. Điều này, theo ông để tránh tình trạng người có 10 căn nhà nhưng nộp thuế có khi thấp hơn người chỉ có một nhà.

Bên cạnh đó, vị luật sư này cho rằng cần đánh thuế tài sản theo lũy tiến với mức khởi điểm rất thấp. Từ đó mới bảo đảm người càng sở hữu nhiều nhà càng bị đánh thuế cao. Cuối cùng là không nên đánh thuế tất cả mọi người, chỉ đánh vào người có khả năng nộp thuế và nên miễn thuế cho hộ nghèo.


GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường
GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường

Thời điểm rất thích hợp để đề xuất thuế nhà và tài sản

Trong khi đó, GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho rằng, đây là thời điểm rất thích hợp để đề xuất thuế nhà và tài sản. Thuế liên quan đến nhà đất ở Việt Nam hiện quá thấp, chỉ 0,03% trong khi ở các quốc gia khác thông thường mức thuế suất khoảng 1-1,5%.

Ông khẳng định, cách đánh thuế nhà và tài sản như thế giới đang làm giúp ngân sách có được nguồn đóng góp từ mọi người dân.

“Cần phải giữ nguyên tắc không phải tăng thuế tài sản mà là cải cách thuế tài sản”, ông nói và cho biết,  tức là thuế này không đánh vào người nghèo mà đánh vào đầu cơ tích trữ nhà ở nên nội dung của luật phải đánh thuế mạnh vào căn nhà thứ hai và những căn nhà có giá trị cao; Đồng thời tăng thuế đất lên một mức độ nhất định.

Nhân Hà
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cần phải có hệ thống thông tin để minh bạch thị trường bất động sản

Có nên “ôm” bất động sản thanh lý của ngân hàng?

Làm sao để khắc phục lỗi quy hoạch Tố Hữu – Lê Văn Lương?

Luật Thuế đất đai sẽ giảm thiểu chung cư “tối đèn”, biệt thự xây thô “rêu phong cùng tuế nguyệt”

Cần sàng lọc nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực bất động sản

Bẫy cọc - Người mua bất động sản nhất định phải biết

Thị trường bất động sản Rạch Giá bước vào giai đoạn tăng tốc

Đề xuất cấp sổ hồng căn hộ chung cư 50 năm là không phù hợp

Tin mới cập nhật

Công trình dân dụng là gì? Cách phân cấp công trình dân dụng

15 giờ trước

Hạn mức tách thửa “làm khó” người dân TP. HCM

20 giờ trước

Mua đi bán lại bất động sản nhiều lần: Hệ lụy không chỉ dừng lại ở việc “làm giá”

20 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở về các đô thị vùng ven Hà Nội

20 giờ trước

Dự án Khu du lịch biển Lê Phan bỏ hoang gần 2 thập kỷ, chủ đầu tư đòi lại tiền "thừa"

20 giờ trước