Creative director là gì? Các yêu cầu tuyển dụng cho vị trí giám đốc sáng tạo
BÀI LIÊN QUAN
Chief Operating Officer là gì? Sự khác biệt thú vị giữa vị trí CEO và COO mà bạn cần biếtManaging director là gì? Phân biệt giữa MD với CEOCOO là gì? Ứng tuyển vào vị trí COO cần những gì?Tìm hiểu về Creative director là gì?
Creative Director là thuật ngữ trong tiếng Anh được dùng để nói đến vị trí giám đốc sáng tạo ở các công ty hiện nay. Họ chính là người đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động sáng tạo nội dung, thiết kế những ấn phẩm cho bộ phận quảng cáo và Marketing trong doanh nghiệp.
Creative Director là thành viên trong ban quản trị cấp cao của một công ty. Họ chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp cùng với các nhà thiết kế và nhóm sáng tạo để tạo lập kế hoạch và triển khai một số sản phẩm cho dự án của doanh nghiệp.
Đồng thời, giám đốc sáng tạo cũng nắm giữ nhiệm vụ là người nghiệm thu và đánh giá kết quả công việc trước khi chúng được đưa vào áp dụng. Hiện nay, nhiều người đang đánh đồng thuật ngữ Creative Director và Art Director với nhau.
Đây là hai vị trí có liên quan, nhưng Art Director thiên về mảng thiết kế hơn. Trong các công ty lớn, Art Director có thể là cấp dưới của Creative Director.
Chức năng của Creative Director là gì?
Creative Director thường có một số chức năng chính như sau:
- Trong lĩnh vực quảng cáo Creative Director sẽ là người chịu trách nhiệm phát triển những kế hoạch, chiến lược tiếp thị cho sản phẩm và dịch vụ của công ty thông qua những nhu cầu của khách hàng. Cùng với đó, họ cũng là người quản lý một số dự án và làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư để tạo nên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Trong lĩnh vực game, Creative Director chính là người có nhiệm vụ phát triển sản phẩm và chịu trách nhiệm thiết kế trong cả quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, họ cũng là người đưa ra những ý tưởng để định hướng trong trò chơi. Chịu trách nhiệm dẫn dắt các hoạt động của cấp dưới nhằm đảm bảo sự liên kết và hợp tác giữa các phòng ban.
- Đối với lĩnh vực điện ảnh, Creative Director có chức năng thiết kế các giao diện trong các bộ phim. Đưa ra những ý tưởng mới và phát triển chúng để truyền đạt thông điệp cũng như nội dung ý nghĩa đến với công chúng.
- Còn ở lĩnh vực thời trang Creative Director đóng vai trò là nhà thiết kế, có trách nhiệm tạo ra những mẫu trang phục sáng tạo, mới lạ, phá cách và phải phù hợp với xu hướng của thị trường. Sau đó, đem những sản phẩm đó áp dụng và phân phối với các nhà thiết kế, doanh nghiệp khác và chịu trách nhiệm với những sản phẩm do mình tạo ra.
Công việc của creative director là gì?
Giám đốc sáng tạo là người nắm giữ vai trò khá quan trọng trong doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp đưa ra những ý tưởng xây dựng thành các chiến lược, kế hoạch rât hiệu quả giúp doanh nghiệp đi đúng hướng. Mô tả chi tiết công việc của Creative Director như sau:
- Triển khai các ý tưởng độc đáo, xây dựng những kế hoạch, chiến lược với những giải pháp mới lạ, sáng tạo cho những dự án mà doanh nghiệp đang triển khai.
- Giám đốc sáng tạo là người trực tiếp làm việc và hợp tác với những chuyên viên để tìm hiểu sâu hơn về những nhu cầu của khách hàng. Từ đó, giúp đáp ứng tốt mọi nhu cầu cầu của khách hàng.
- Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cho những đội ngũ sáng tạo như chuyên viên quảng cáo, chuyên viên PR,...Thực hiện công việc theo đúng các kế hoạch đã đề ra.
- Creative Director cũng là người chịu trách nhiệm tổ chức các buổi họp để thực thi, kiểm tra nội dung các ý tưởng các bản báo cáo. Đồng thời phải đảm bảo tiến độ để công việc luôn diễn ra đúng thời hạn và mang lại hiệu quả cao nhất.
- Ngoài ra, Creative Director cũng sẽ chịu trách nhiệm định hướng và nghiên cứu, lập ra kế hoạch cho các dự án và các chiến dịch cho quảng cáo. Họ cũng là người chịu trách nhiệm thiết lập hệ thống ngân sách và quản lý tốt những mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Các yêu cầu tuyển dụng cho vị trí giám đốc sáng tạo
Với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông như hiện nay cùng với sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty quảng cáo, PR vào thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng.
Khách hàng luôn là người luôn mong muốn các công ty quảng cáo đem lại cho họ những gì tương xứng với số tiền họ bỏ ra để trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ phía doanh nghiệp.
Điều đó gây áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp, nhất là với những giám đốc sáng tạo. Vậy tiêu chí để trở thành một Creative Director là gì?
Giám đốc sáng tạo phải là người biết sáng tạo
Điều quan trọng nhất để trở thành một giám đốc sáng tạo thì bạn phải là người sáng tạo. Bạn phải là người có tư duy tốt và luôn có những ý tưởng mới lạ cho thị trường.
Đặc biệt trong bối cảnh phát triển như hiện nay, luôn cập nhật những sản phẩm bắt kịp xu hướng là điều rất cần thiết để thu hút và tăng tương tác với khách hàng.
Khi ngày càng có nhiều những doanh nghiệp quảng cáo, PR ra đời, bạn không thể nào cứ tạo ra những sản phẩm quá quen thuộc và nhàm chán được. Bạn cần phải có sáng tạo thì mới giúp đẩy mạnh thương hiệu và mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.
Giám đốc sáng cần có sự hiểu biết về truyên thông và kỹ thuật số
Creative Director phải là người có quan điểm riêng và sự hiểu biết về truyền thông và kỹ thuật số để thể hiện sự khác biệt của mình so với đối thủ cạnh tranh.
Người lãnh đạo giỏi phải là người tiên phong và dẫn đường cho các xu hướng phát triển. Tiếp cận được những vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó xây dựng nên các chiến dịch truyền thông hiệu quả nhất.
Khi hiểu biết về truyền thông và kỹ thuật số là một lợi thế để giúp cho các giám đốc sáng tạo phát triển ý tưởng. Nhờ đó, giúp truyền tải những thông điệp từ ý tưởng đó đến với khách hàng một cách hiệu quản nhất. Từ đó, giúp tạo nên những hiệu ứng truyền thông mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Có khả năng xây dựng và phát triển thương hiệu
Xây dựng được thương hiệu cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Creative Director. Do đó, các giám đốc sáng tạo cần phải có tư duy và biết nắm bắt nhu cầu của thị trường. Từ đó, xây dựng nên những chiến lược với nhu cầu thực tế để mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Có khả năng lãnh đạo tốt
Một Creative Director phải có khả năng lãnh đạo tốt từ việc đưa ra kế hoạch, chiến lược đến chỉ đạo và phân chia đều mức độ công việc cho các bộ phận khác. Biết cách xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm và giúp gắn kết các thành viên để hiệu quả công việc mang lại cao hơn.
Bên cạnh đó Creative Director phải có khả năng quản lý tốt khối lượng công việc để đảm bảo tiến độ được diễn ra theo đúng với kế hoạch. Vì thế, khả năng lãnh đạo tốt là một trong những yếu tố hàng đầu cần có của một Creative Director.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Do tính chất công việc phải thường xuyên làm việc với đối tác, lại còn đứng đầu trong một tổ chức nên kỹ năng giao tiếp tốt là điều tiên quyết cần phải có của một Creative Director. Vì thế, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ mang lại nhiều ích lợi cho công việc của họ.
Như vậy, Với những chia sẻ mà chúng tôi vừa mang tới đã cung cấp những thông tin cơ bản về Creative Director là gì cũng như những tố chất cần có của một Creative Director. Hy vọng với những chia sẻ mà chúng tôi mang đến sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về Creative Director.