meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chief Operating Officer là gì? Sự khác biệt thú vị giữa vị trí CEO và COO mà bạn cần biết

Thứ hai, 05/09/2022-11:09
Có thể bạn đã có lần nghe qua về vị trí Chief Operating Officer hoặc bạn đã từng có một cuộc trò chuyện và hỏi han về nghề nghiệp của một người nào đó và được nhận lại những câu trả lời rằng họ làm vị trí Chief Operating Officer, tuy vậy thì bạn lại không hề có khái niệm gì về Chief Operating Officer là gì hoặc có rất nhiều những thắc mắc xoay quanh vị trí này. Hãy cùng bài viết dưới đây giải đáp mọi thắc mắc thú vị liên quan tới vị trí này nhé.

Chief Operating Officer là vị trí nào trong doanh nghiệp

Chief Operating Officer được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là giám đốc điều hành, ngoài ra thì Chief Operating Officer còn được viết tắt là COO. Khi nói tới đây, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới cụm từ khác cũng chỉ giám đốc điều hành đó chính là CEO - Chief Executive Officer. Bình thường chúng ta hay nhắc tới CEO và biết nhiều hơn về cụm từ đó hơn là COO.


Chief Operating Officer được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là giám đốc điều hành.
Chief Operating Officer được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là giám đốc điều hành.

Do CEO là một thuật ngữ vô cùng thông dụng được sử dụng vô cùng nhiều trong văn nói và văn viết mỗi ngày, ngoài ra những năm gần đây, cụm từ này được xuất hiện trên truyền hình Việt Nam, có một chương trình được đầu tư vô cùng chuyên nghiệp có sự tham gia của những CEO từ những công ty và chuyên gia, những người quan tâm tới CEO vô cùng được quan tâm tới và thu hút đó chính là chương trình “CEO - chìa khóa của sự thành công” đã giúp cho thuật ngữ và cụm từ này trở nên phổ biến hơn nhiều và được nhiều người biết tới hơn bao giờ hết. Vậy thì có phải là hai thuật ngữ này ám chỉ cùng một người?

Cách phân biệt được giữa CEO và COO, trước hết ta nên hiểu rõ hơn hết về Chief Operating Officer là gì thì bạn sẽ không bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Sự liên kết giữa CEO và Chief Operating Officer

Dĩ nhiên giữa hai thuật ngữ này đều mang hàm nghĩa giống nhau và đều có ý nghĩa là giám đốc điều hành thì không có lý do gì lại không có mối liên kết với nhau cả. Tuy vậy thì mối quan hệ giữa CEO và COO không phải là một mối quan hệ bình thường mà có một mối liên kết đặc biệt.

Nếu như muốn tìm hiểu và đã từng biết tới thuật ngữ CEO thì bạn có thể sẽ hiểu được vị trí CEO ở nước ta thường được hiểu theo kiểu truyền thống và phù hợp văn hóa nước ta hơn đó là chức vụ tổng giám đốc.

Bên cạnh đó, nếu như làm việc tại những tập đoàn lớn ở nước ngoài thì bạn sẽ thấy rằng CEO chính là vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, công ty và là người chịu mọi trách nhiệm đưa ra những quyết định đúng nhất và chính xác nhất cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển vững vàng hơn và đủ mạnh mẽ để có thể cạnh tranh với những doanh nghiệp đối thủ khác.

Vậy mối quan hệ giữa Chief Operating Officer và CEO là gì, để nói về điều này thì phải hiểu rằng nếu như CEO và COO là một bộ phận trên cơ thể người thì CEO là “bộ não” còn COO sẽ là “cánh tay” và nếu như thiếu đi một trong hai bộ phận này thì con người sẽ khó mà hoạt động được bình thường được.

Nhưng nếu như xét về mặt quan trọng thì, bộ não sẽ là phần quan trọng nhất khi so với cánh tay vì bộ não là nơi điều khiển mọi hoạt động của con người, còn cánh tay sẽ chỉ chịu sự điều khiển từ não bộ. Nếu vậy thì khi áp dụng vào doanh nghiệp hoặc công ty thì CEO giữ vai trò quan trọng và lớn cả COO, nếu như CEO và COO là 2 anh em sinh đôi thì CEO là anh và COO sẽ là em.


CEO ở nước ta thường được hiểu theo kiểu truyền thống và phù hợp văn hóa nước ta hơn đó là chức vụ tổng giám đốc.
CEO ở nước ta thường được hiểu theo kiểu truyền thống và phù hợp văn hóa nước ta hơn đó là chức vụ tổng giám đốc.

Như đã nói ở bên trên thì tại Việt Nam, CEO thường được hiểu là người giữ chức vụ tổng giám đốc thì COO sẽ là người giữ vai trò phó tổng giám đốc của một doanh nghiệp. Nếu như vậy thì xét theo trường hợp ở nước ngoài, những doanh nghiệp có CEO sẽ đóng vai trò là quản lý cấp cao thì COO sẽ được coi là chủ tịch.

Chính vì thế mà tại những doanh nghiệp, COO sẽ là người giữ trách nhiệm nhất trong việc quản lý những hoạt động hàng ngày của công ty, doanh nghiệp hoặc có thể chịu trách nhiệm trong việc giám sát, tổ chức và vận hành những hoạt động khác của công ty hoặc doanh nghiệp, đồng thời báo cáo sát sao với tổng giám đốc điều hành (CEO).

Ngoài ra thì ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp COO sẽ được CEO ủy quyền để có những quyền hạn trong khâu quản lý những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó, ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm trong việc xây dựng những chính sách cũng như phương châm quản lý kinh doanh được thực thi đúng quy chuẩn và điều lệnh pháp luật.

Trách nhiệm và quyền hạn của Chief Operating Officer

Quyền hạn của COO

Trong những công ty, doanh nghiệp, COO thường là người có quyền tự xây dựng kế hoạch, đưa ra thêm ý kiến, có quyền phủ quyết được sát hạch về tình trạng hoàn thành nhiệm vụ của những nhân viên cấp dưới, chỉ đạo cũng như sát hạch quản lý của bộ phận cấp dưới đồng thời đưa ra những quyết định của một tổng giám đốc.

COO sẽ có trách nhiệm tổ chức, điều hành những công việc thực thi chiến lược nhằm đảm bảo được công việc được tiến hành đúng theo những tiến độ kế hoạch, mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó thì COO còn phải chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy những kế hoạch, chiến lược giúp cho doanh nghiệp có được một kế hoạch ngắn hạn, dài hạn tốt nhất, tạo được tiền đề giúp cho những doanh nghiệp đi đúng theo định hướng cũng như tiến trình phát triển của xã hội từ đó tạo ra được những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp mang về nhiều lợi nhuận và doanh thu tốt.

Ngoài ra, COO giữ trách nhiệm đặc biệt quan trọng đó là chịu trách nhiệm về mặt pháp lý ở lĩnh vực hành chính và kinh tế. Nếu như trong trường hợp này, những thông tin của doanh nghiệp bị điều tra có có sự sai sót vô cùng nghiêm trọng, COO sẽ phải chịu hoàn toàn những tổn thất, sai sót mà công ty gặp phải.

Nhiệm vụ của COO


COO thường là người có quyền tự xây dựng kế hoạch, đưa ra thêm ý kiến, có quyền phủ quyết.
COO thường là người có quyền tự xây dựng kế hoạch, đưa ra thêm ý kiến, có quyền phủ quyết.

COO có nhiệm vụ xây dựng những quy tắc trong kinh doanh đồng thời lên kế hoạch trong công việc cũng như những  quy định làm việc đạt chuẩn cho doanh nghiệp để phục vụ mục đích những doanh nghiệp được vận hành trơn tru.

Bên cạnh đó thì một COO phải có khả năng cung cấp những số liệu và báo cáo những nghiên cứu của họ để phục vụ cho những chính sách quan trọng trong doanh nghiệp thông qua việc dự đoán, phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

COO phải chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo nhân viên tiến hành những kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp, những phương án dự toán đầu tư kinh doanh đã được phê chuẩn.

COO cũng đã cần có khả năng quan sát những biến động của thị trường để tìm ra những xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước làm cơ sở, căn cứ đưa ra những kiến nghị áp dụng những phương pháp công nghệ trình lên cấp trên.

Bên cạnh đó, COO còn có nhiệm vụ phải hoàn thành mọi công việc mà tổng giám đốc giao phó cho.

Những điều cần để trở thành Chief Operating Officer

Để trở thành một Chief Operating Officer là một điều vô cùng khó, người này phải có những tố chất cũng như đạt được những yêu cầu để có thể trở thành một Chief Operating Officer dưới đây:

Khả năng lãnh đạo

COO hiện nay ở Việt Nam thường sẽ nắm giữ chức vụ phó tổng giám đốc và nếu như không có khả năng lãnh đạo được thì bạn sẽ khó mà điều hành cả một tổ chức theo đúng định hướng đã đề ra và hướng phát triển của công ty và làm sao để có thể giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả được nếu như thiếu đi tố chất lãnh đạo.

Vậy nên để có thể trở thành một COO giỏi thì tố chất lãnh đạo là điều vô cùng cần thiết vậy nên nếu như muốn trở thành một Chief Operating Officer thì bạn hãy rèn luyện, trau dồi khả năng lãnh đạo của mình theo một hướng đúng đắn nhất và tích cực nhất nhằm hoàn thiện thêm phẩm chất quan trọng của một COO.


COO phải chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo nhân viên tiến hành những kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp.
COO phải chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo nhân viên tiến hành những kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp.

Tư duy xây dựng chiến lược

Giống như đã nêu ra bên trên, quyền và nghĩa vụ của một Chief Operating Officer trong đó có xây dựng, hoạch định chiến lược, đây được xem là một nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng nhất mà một COO phải làm.

Nếu như không xây dựng một kế hoạch hoàn hảo, đúng đắn, hiệu quả thì sẽ khiến doanh nghiệp đó đi sai hướng, đi sai xu thế vận hành của thế giới dẫn tới những hậu quả lớn và trong số đó có thể khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình thế phá sản.

Vậy nên, dù cho bạn có giỏi giang, có khả năng lãnh đạo tài tới đâu mà thiếu đi tư duy hoạch định, xây dựng chiến lược thì doanh nghiệp cũng sẽ không thể tin tưởng mà giao phó trọng trách đó cho COO của bạn được.

Tư duy kết quả là điều vô cùng quan trọng

Một vài người có những tư duy quan trọng rằng kết quả sẽ giúp cho việc định hướng và lên kế hoạch của họ phục vụ cho những kết quả tốt đẹp, từ đó giúp cho doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn, hiệu quả, đạt được kết quả cao trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Năng lực đưa ra quyết định đúng đắn


Ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp COO sẽ được CEO ủy quyền để có những quyền hạn trong khâu quản lý.
Ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp COO sẽ được CEO ủy quyền để có những quyền hạn trong khâu quản lý.

Dĩ nhiên là nếu như muốn trở thành một người đứng đầu ở vị trí COO thì bạn phải có một khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời và chính xác nhất để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ, không bị đình trệ, làm giảm đi hiệu suất và lợi nhuận của doanh nghiệp đó.

Năng lực quản lý tài chính

Theo nhiều thông tin đề cập lên ở phía trên thì COO chính là vị trí chịu mọi trách nhiệm pháp lý ở lĩnh vực hành chính và kinh tế. Nếu như trong trường hợp những thông tin của doanh nghiệp bị điều tra và ra những sai phạm nghiêm trọng thì người COO phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm và tổn thất mà doanh nghiệp gặp phải. Vậy nên, khả năng quản lý tài chính tốt sẽ giúp cho COO tránh được nhiều rắc rối và rủi ro trong tương lai.

Yêu cầu cần có để ứng tuyển vào vị trí Chief Operating Officer

Cần có kinh nghiệm xây dựng kế hoạch tài chính, chiến lược và có khả năng phân tích tài chính, phát triển doanh nghiệp, tổ chức, lập ngân sách quản lý nhân sự, phát triển tài nguyên. Phải có tính trách nhiệm, nghiêm túc với công việc, nhạy bén trong việc xử lý những tình huống phát sinh trong tương lai.

Tổng kết

Bài viết trên đây đã cho các bạn hiểu rõ hơn vị trí Chief Operating Officer là gì, những tố chất của một COO, mong rằng những kiến thức hữu ích này đã làm giàu thêm tri thức cho bạn. Tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích tại Meeyland.com và chia sẻ thêm cho chúng tôi nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

1 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

1 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

2 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

2 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

2 ngày trước