COO là gì? Ứng tuyển vào vị trí COO cần những gì?
BÀI LIÊN QUAN
Brand Manager là gì? Công việc của một Brand Manager bạn nên biếtHRM là gì? HRM có ảnh hưởng như thế nào đối với một doanh nghiệpCSO là gì? Sự cần thiết của vị trí CSO trong doanh nghiệpGiải thích khái niệm COO là gì?
Chắc hẳn mọi người đều thắc mắc COO là gì bởi đây là một khái niệm chưa phổ biến ở nước ta. COO là viết tắt của Chief Operations Officer, dịch sang tiếng việt có nghĩa là giám đốc điều hành.
Nói đến chức vụ này, hẳn mọi người đều nhớ đến một khái niệm đó là CEO, liệu hai thuật ngữ này có chỉ về một người?
COO là một chức vụ có vai trò vô cùng quan trọng trong một tổ chức, công ty và có vị trí cao chỉ sau CEO. COO được xem là cánh tay đắc lực của CEO, là người trực tiếp giám sát và hỗ trợ cho CEO trong công việc.
Nhiệm vụ chính của Chief Operations Officer chính là tổ chức, sắp xếp các nguồn lực của công ty, bố trí công việc sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Đảm nhận quản lý bộ máy nhân sự, mang lại một tổ chức hoạt động ổn định, hài hòa và chuyên nghiệp.
Đối với những công ty, tổ chức với quy mô nhỏ khoảng 50 người, COO không được thành lập, mọi công việc sẽ do giám đốc điều hành quản lý thực hiện. COO chỉ hiện hữu đối với các tập đoàn, tổ chức lớn. Đấy là nguyên nhân hầu hết các tổ chức ở Việt Nam ít khi xuất hiện chức vụ COO.
Quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ của COO là gì?
Sau khi nghiên cứu, tìm tòi tư liệu, chúng tôi đưa ra tóm tắt về quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ của một Chief Operations Officer trong tập đoàn như sau:
Quyền hạn của Chief Operations Officer
Quyền hạn của COO trong doanh nghiệp là có thể tự lên kế hoạch, đưa ra các lập luận, ý kiến hoặc phủ quyết một ý kiến nào đó. Đồng thời, COO có quyền tiến hành kiểm tra, sát hạch các nhiệm vụ đã phân công cho cấp dưới và thông báo các chỉ thị, quyết định của Tổng giám đốc đến với toàn thể nhân viên.
Trách nhiệm của Chief Operations Officer
Trách nhiệm của COO trong mỗi doanh nghiệp hoặc lĩnh vực cụ thể sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung, trách nhiệm và vai trò của COO có thể kể như sau:
- Giám sát các hoạt động hàng ngày của của doanh nghiệp, thông báo cho CEO các sự kiện quan trọng.
- Tổ chức, điều hành các công việc, chiến lược, đảm bảo thực thi và hoàn thành đúng kế hoạch và hiệu quả đề ra.
- Xây dựng chính sách hoạt động hiệu quả cho tổ chức, lên kế hoạch ngắn và dài hạn giúp doanh nghiệp đi đúng định hướng và thu về các nguồn lợi nhuận.
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt pháp lý về kinh tế và hành chính, chịu mọi tổn thất nếu các thông tin của công ty bị điều tra và sai lệch thực tế.
- Ban hành và xúc tiến thực hiện các chiến lược do CEO đề xuất.
- Xây dựng mối liên kết giữa nhân viên với các mục tiêu của công ty, tổ chức.
- Giám sát quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp, tạo ra một đội ngũ vững mạnh, thống nhất.
- Chịu trách nhiệm trong việc sản xuất, nghiên cứu và phát triển và thậm chí là tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Nhiệm vụ của Chief Operations Officer
Nhiệm vụ của COO là xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, đặt ra các quy định về tác phong làm việc với mục đích giúp doanh nghiệp đucợ vận hành hiệu quả.
Ngoài ra, COO phải có khả năng cung cấp các số liệu, thông tin, báo cáo nghiên cứu của mình cho những chính sách quan trọng thông qua việc phân tích, dự đoán tình hình kinh doanh của công ty. Hơn nữa, COO phải chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn, chỉ đạo nhân viên cấp dưới thực hiện các chiến lược, kế hoạch một cách hiệu quả.
COO cần phải nhạy bén trước các biến động của thị trường, cần phải tìm ra xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước để làm căn cứ đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp làm gia tăng hiệu quả hoạt động cho công ty.
Bên cạnh đó, COO có nhiệm vụ quan sát theo dõi tiến trình làm việc của các nhân viên để đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng làm việc cho hệ thống nhân sự.
Đưa ra các phương án tuyển dụng, đào tạo, các chế độ thưởng phạt hợp lý nhằm tăng năng suất làm việc của nhân viên. Và điều cuối cùng, một nhiệm vụ quan trọng không thể bỏ qua của COO là thực hiện được mọi nhiệm vụ mà CEO giao phó.
Tố chất để trở thành một COO là gì?
Khả năng lãnh đạo
Tố chất lãnh đạo vô cùng cần thiết bởi COO là người điều hành cả một tổ chức theo định hướng phát triển của công ty. Nếu không có tố chất này thì làm sao có thể giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Có tư duy, chiến lược
Hoạch định chiến lược là một phần nhiệm vụ, trách nhiệm của COO phải thực. Nếu không hoạch định chiến lược cụ thể và hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ đi sai định hướng thậm chí khiến công ty lâm vào tình trạng tụt dốc, phá sản.
Khả năng ra quyết định
Để trở thành người đúng vị trí COO, bạn phải có khả năng đưa ra những quyết định một cách đúng đắn, quyết đoán, chính xác và kịp thời để mọi hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra kịp thời.
Quản lý tài chính hiệu quả
COO sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật nếu các thông tin về kinh tế, tài chính của công ty bị sai lệch. Chính vì thế, quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp COO tránh những rắc rối và rủi ro không đáng có.
Kỹ năng cần thiết khi ứng tuyển vị trí COO là gì?
Tìm kiếm ứng cử viên cho vị trí COO luôn được các công ty, doanh nghiệp chú trọng bởi vị trí này đòi hỏi cao về kỹ năng làm việc.
Lựa chọn ứng viên cho vị trí COO chính là đang chọn nhà lãnh đạo, người sẽ chèo lái con thuyền doanh nghiệp phát triển hơn, chính vì thế, các tiêu chí đưa ra ngày càng nghiêm ngặt và khắt khe:
- Điều kiện tiên quyết đó là có bằng cử nhân về ngành quản trị kinh doanh hoặc cách lĩnh vực có liên quan.
- Kinh nghiệm làm việc ít nhất 5 năm cho vị trí lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp hoặc ít nhất 8 năm ở vị trí quản lý hoạt động doanh nghiệp.
- Có sự nhạy bén trong kinh doanh, tư duy chiến lược rõ ràng, quyết đoán, có khả năng phân tích tài chính, phát triển tổ chức, lập ngân sách và quản lý nhân sự.
- Có khả năng đánh giá rủi ro nhanh chóng, phát triển công việc theo đúng kế hoạch
- Có khả năng giao tiếp tốt, làm việc độc lập, phản ứng nhanh nhạy.
- Có khả năng quản lý, lãnh đạo các nhóm làm việc đa ngành một cách hiệu quả, xây dựng được sự đồng thuận giữa các nhóm làm việc.
- Phải luôn sáng tạo và có tầm nhìn tốt, biết cách đàm phán và hòa giải xung đột
Tổng kết
Qua bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về vấn đề COO là gì. Mong rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có thêm những thông tin và hành trang bổ ích khi tìm kiếm việc làm cho bản thân nhé.