meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CPI tháng 7 tăng nhẹ 0,4%

Thứ ba, 02/08/2022-00:08
Sáng ngày 29/7, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,59% so với tháng 12/2021 và tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước.

Theo tienphong.vn, số liệu của Tổng cục Thống kê, bình quân 7 tháng đầu của năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm 2021; lạm phát cơ bản tăng 1,44%. 

Nguyên nhân làm tăng CPI trong 7 tháng năm 2022 theo Tổng cục Thống kê, do giá thịt lợn tăng cao. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng. Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng do giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển là những nguyên nhân chủ yếu làm CPI tháng 7 tăng.

So với tháng 6, CPI tháng 7 tăng 0,4% (khu vực thành thị tăng 0,42%; khu vực nông thôn tăng 0,37%). Trong tháng 7/2022, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tăng giá so với tháng trước đó. 


Một trong những nguyên nhân khiến CPI 7 tháng tăng là do giá thịt lợn tăng cao. 
Một trong những nguyên nhân khiến CPI 7 tháng tăng là do giá thịt lợn tăng cao. 

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 1,37%, khiến CPI chung tăng 0,46 điểm phần trăm. Trong đó, lương thực tăng 0,31% (tác động CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm); thực phẩm tăng 1,6% (tác động tăng 0,34 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 1,28% (tác động CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm). 

Nhờ kiểm soát được dịch Covid-19, ngành du lịch được mở cửa trở lại nên nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,79% do giá dịch vụ du lịch trong nước tăng 1,99%; du lịch nước ngoài tăng 0,32% và khách sạn, nhà khách tăng 1,99%; du lịch ngoài nước tăng 0,32% và khách sạn, nhà khách tăng 0,76% khi nhu cầu du lịch nội địa tăng cao vào dịp hè.

Giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,49% do giá điện sinh hoạt tháng 7 tăng 1,86% so với tháng trước. Nhu cầu sử dụng nước tăng mạnh trong mùa hè do đó giá nước sinh hoạt tăng 0,84%. Giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 1,09%. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,63%.

Giá thịt lợn tăng 4,29% so với tháng trước do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, làm CPI chung tăng 0,15 điểm phần trăm. Tính đến ngày 25/7/2022, giá thịt lợn hơi cả nước dao động khoảng 65,000-72,000 đồng/kg.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. Cụ thể, nhóm giao thông giảm 2,85%, do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 1/7/2022, 11/7/2022, 21/7/2022 làm giá xăng giảm 8,68%; giá dầu diesel giảm 4,03%. Việc giảm giá này làm CPI chung giảm 0,28 điểm phần trăm. 

Ngược lại, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 2,16% do đang mùa cao điểm du lịch; giá xe máy tăng 0,98%, giá xe đạp tăng 0,47%, giá xe ô tô mới tăng 0,36%. Nguyên nhân là do thiếu nguồn cung linh kiện, phụ tùng chủ yếu từ Trung Quốc. 


Giá xăng dầu đã tác động lớn tới chỉ số CPI 7 tháng năm 2022.
Giá xăng dầu đã tác động lớn tới chỉ số CPI 7 tháng năm 2022.

Một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 7 tháng năm 2022 cũng được Tổng cục Thống kê chỉ ra. Trong đó có giá các mặt hàng thực phẩm 7 tháng năm 2022 giảm 0,07% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,01 điểm phần trăm. 

Giá thịt lợn giảm 18,97% (mặc dù tháng 7/2022 giá thịt lợn tăng trở lại do giá thức ăn chăn nuôi tăng, nhưng tính chung 7 tháng năm 2022 giá thịt lợn giảm); giá nội tạng động vật giảm 8,71%; giá thịt chế biến giảm 3,36%.

Giá dịch vụ giáo dục giảm 3,42% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm. Giá bưu chính viễn thông giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.

Trước những áp lực lạm phát gia tăng trong thời gian qua, Tổng cục Thống kê cho biết Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. 

Lạm phát cơ bản tháng 7/2022 tăng 0,58% so với tháng trước, tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,44%. Tổng cục Thống kê cho rằng, điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

16 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

16 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

16 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

16 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước