meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CPI Quý I/2023 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước

Thứ năm, 30/03/2023-09:03
Sáng nay (29/3), Tổng cục Thống kê đã công bố Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội quý I/2023, theo đó chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I tăng 4,18% so với cùng kỳ năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 5,01%. 

CPI tháng 3/2023 tăng 3,35% 

Theo VTCnews, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, CPI tháng 3/2023 giảm 0,23% so với tháng trước, tăng 0,74% so với tháng 12/2022 và tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân CPI giảm so với tháng trước là do nguồn cung thực phẩm dồi dào khiến giá mặt hàng này giảm; giá xăng dầu, giá gas cũng giảm theo giá nhiên liệu thế giới. 
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, so với tháng trước có 6 nhóm hàng giảm giá và 5 nhóm hàng tăng giá. 6 nhóm hàng và dịch vụ có chỉ số giá giảm thì nhóm giáo dục giảm mạnh nhất với 1,71%, làm CPI chung giảm 0,11 điểm phần trăm, trong đó nhóm dịch vụ giáo dục giảm 1,95%.

Tiếp theo là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,58%, làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm. Trong nhóm này, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,28%, làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm; giá thực phẩm giảm 1%, làm CPI chung giảm 0,21 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,11%, làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm. 

Nhóm giao thông giảm 0,16% do ảnh hưởng của 3 đợt điều chỉnh giá xăng dầu vào các ngày 1, 13, 21/3/2023 làm giá xăng, dầu giảm 0,36%, làm CPI chung giảm 0,01 điểm phần trăm; giá vận tải hành khách bằng đường bộ giảm 0,03%, giá vận tải đường sắt giảm 24,78%. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,06%; phí thuê ô tô, xe máy tự lái tăng 0,08%; phí học bằng lái xe tăng 0,35%.


Một trong những nguyên nhân CPI tháng 3/2023 giảm so với tháng trước là do nguồn cung thực phẩm dồi dào khiến giá mặt hàng này giảm.
Một trong những nguyên nhân CPI tháng 3/2023 giảm so với tháng trước là do nguồn cung thực phẩm dồi dào khiến giá mặt hàng này giảm.

Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,05% do quy luật giảm tiêu dùng sau dịp Tết Nguyên đán. 

Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02% chủ yếu do giá điện thoại cố định, di động và máy tính bảng giảm.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,02% chủ yếu do thời tiết các tỉnh phía Bắc ấm dần lên và nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm.

5 nhóm hàng tăng giá gồm nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,36%. Trong đó giá thuê nhà, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở, giá điện sinh hoạt tăng lần lượt 0,19%; 0,97% và 0,48%. Ngược lại, giá dầu hỏa, giá gas giảm lần lượt 7,48%; 3,3%. 

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,21%. Trong đó, giá nhóm dịch vụ cắt tóc gội đầu tăng 0,66%; vật dụng và dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,38%; dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kính mát tăng 0,23%; vật dụng và dịch vụ thờ cúng tăng 0,2%; túi xách, vali, ví tăng 0,16%.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14%. Trong đó, giá quạt điện tăng 0,36%; đèn điện thắp sáng tăng 0,31%; máy hút bụi tăng 0,28%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 0,26%; máy in, máy chiếu, máy quét tăng 0,21%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,18%. Ở chiều ngược lại, giá ấm, phích nước điện giảm 0,4%; đồng hồ treo tường và gương treo tường giảm 0,08%; đồ nhựa và cao su giảm 0,07%.


Chỉ số giá của nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình trong tháng 3 tăng 0,14% so với tháng trước.
Chỉ số giá của nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình trong tháng 3 tăng 0,14% so với tháng trước.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%, do giá khách sạn, nhà khách tăng 0,16%, giá du lịch trọn gói tăng 0,18%; xem phim, ca nhạc tăng 0,38%; thiết bị, dụng cụ thể thao tăng 0,36%.

Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,47%. Trong tháng 3/2023, đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới tăng sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất tham chiếu thêm 0,25 điểm phần trăm, đưa mức lãi suất lên mức 4,75 - 5%. Tính đến ngày 25/3/2023, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 103,93 điểm, tăng 0,5% so với tháng trước.
Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.862 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2023 tăng 0,47% so với tháng trước; giảm 1,39% so với tháng 12/2022, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; bình quân quý I/2023, chỉ số giá đô la Mỹ trong nước tăng 3,45%.

CPI quý I/2023 tăng 4,18%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng quý I/2023 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm 2022. Có 6 nguyên nhân khiến CPI quý I tăng do nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng trong quý này tăng 7,17% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 1,35 điểm phần trăm do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao.

Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 4,41%, làm CPI chung tăng 0,94 điểm phần trăm, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng.

Học phí giáo dục tăng 10,13%, làm CPI chung tăng 0,62 điểm phần trăm, do một số địa phương đã tăng học phí trở lại sau khi đã miễn, giảm học phí trong năm học 2021-2022 để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch.


Học phí giáo dục trong quý I/2023 tăng 10,13%, làm CPI chung tăng 0,62 điểm phần trăm.
Học phí giáo dục trong quý I/2023 tăng 10,13%, làm CPI chung tăng 0,62 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,9%, làm CPI tăng 0,22 điểm phần trăm do dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu giải trí và du lịch của người dân tăng cao, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Giá điện sinh hoạt tăng 2,71%, làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu sử dụng điện dịp Tết Nguyên đán tăng.

Giá gạo trong nước tăng 2,24%, làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm, theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao.

Ba nguyên nhân làm giảm CPI trong quý I/ 2023, cụ thể, bình quân quý 1/2023, giá xăng dầu trong nước giảm 11,09% so với cùng kỳ năm trước theo biến động của giá thế giới (tác động làm CPI chung giảm 0,4 điểm phần trăm).

Giá gas trong nước giảm 1,81% theo giá thế giới (tác động làm CPI giảm 0,03 điểm phần trăm).

Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,26% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm (tác động làm CPI giảm 0,01 điểm phần trăm).

Lạm phát cơ bản tăng 

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 3 tăng 0,22% so với tháng trước, tăng 4,88% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2023, lạm phát cơ bản bình quân tăng 5,01% so với bình quân cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,18%). Nguyên nhân phần lớn do bình quân giá xăng dầu trong nước quý đầu tiên của năm giảm 11,09% so với cùng kỳ năm trước là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.


Kinh tế quý I/2023 tại Việt Nam diễn ra theo đúng dự báo của các tổ chức quốc tế, mặc dù giá cả giảm nhưng vẫn neo ở mức cao.
Kinh tế quý I/2023 tại Việt Nam diễn ra theo đúng dự báo của các tổ chức quốc tế, mặc dù giá cả giảm nhưng vẫn neo ở mức cao.

Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm 2023 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và bất ổn. Mặc dù lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn. Các Ngân hàng Trung ương vẫn tiếp tục tăng lãi suất và sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ. Giá năng lượng thế giới tăng cao; chiến sự Nga-Ukraine kéo dài… Các tổ chức quốc tế đưa ra nhận định khác nhau về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 nhưng cùng thống nhất về dự báo mức tăng trưởng thấp hơn năm 2022 từ 0,5 đến 1,2 điểm phần trăm.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, kinh tế quý I/2023 diễn ra theo đúng dự báo của các tổ chức quốc tế, mặc dù giá cả giảm nhưng vẫn neo ở mức cao, khó tăng trưởng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. CPI của Việt Nam trong 3 tháng vừa qua không phải là cao so với thế giới và khu vực, CPI tăng cao hơn mức bình quân chung. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát, trong khi thị trường Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm… Tổng cục trưởng Thống kê đề nghị đối với giá các dịch vụ, hàng hóa như y tế, giáo dục, điện… cần quản lý chặt chẽ và có lộ trình điều chỉnh cụ thể.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

3 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

3 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

3 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

3 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

20 giờ trước