CPA là gì? Tổng hợp những điều cần biết về chứng chỉ CPA
BÀI LIÊN QUAN
Bằng cử nhân tiếng anh là gì? Các học vị liên quan?Học vị là gì? Các cấp bậc học vị trong hệ thống giáo dục của Việt NamHọc viện là gì? Sự hình thành của Học viện trong hệ thống giáo dục Việt NamCPA là gì?
Thuật ngữ CPA có thể được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau khi đặt trong các hoàn cảnh sử dụng khác nhau. Bên cạnh đó, còn phải căn cứ vào từ ngữ được viết đầy đủ và chính xác của thuật ngữ này để xác định được nghĩa phù hợp nhất.
Thứ nhất, CPA là từ viết tắt của một cụm từ tiếng Anh - Cost Per Action, ý chỉ nghĩa chi phí của mỗi lần thực hiện hành động của khách hàng. Hay có thể nói rõ hơn là chi phí quảng cáo nhận được mỗi khi khách hàng bấm vào quảng cáo.
Cụm từ này được sử dụng khi chạy các chiến dịch quảng cáo tiếp cận khắp nơi và với nhiều người. Thường được dùng trong lĩnh vực quảng cáo Marketing trực tuyến.
Theo cách dịch thứ 2, CPA - Certified Public Accountants nghĩa là chứng chỉ kiểm toán viên CPA. Đây là một loại chứng chỉ được phép hành nghề của những đối tượng trong ngành kiểm toán, kế toán. Khi có chứng chỉ này, đồng nghĩa với việc họ được công nhận là một kiểm toán viên chuyên nghiệp. Được phép tự do làm việc theo mong muốn, nâng cao thương hiệu bản thân.
Trong bài viết này sẽ đề cập chi tiết hơn về nghĩa của CPA là chứng chỉ hành nghề kiểm toán, kế toán và đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề liên quan lĩnh vực này.
Có thể bạn quan tâm:
- Biến động thị trường mua bán nhà đất
- Biến động thị trường cho thuê nhà đất
- Biến động thị trường sang nhượng nhà đất
Ý nghĩa của chứng chỉ CPA là gì?
Những đối tượng hành nghề kế toán, kiểm toán, làm việc trong lĩnh vực kinh doanh thì chứng chỉ CPA có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Chứng chỉ này có công dụng minh chứng cho trình độ và khả năng của mỗi người. Thể hiện được năng lực cá nhân đúng với khóa đào tạo tương xứng để được cấp chứng chỉ CPA này.
Để một công ty, doanh nghiệp có thể tin tưởng và thuê kế toán tài chính làm việc thì người đó phải đảm bảo đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm,... Đương nhiên những người được nhận chứng chỉ kế toán thì chứng tỏ họ đã tham gia vào khóa đào tạo và năng lực đã được công nhận.
Vậy ý nghĩa của chứng chỉ CPA là gì? Đó chính là người sở hữu sẽ được tự do hành nghề và có thể tự đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân về lĩnh vực kế toán. Chứng chỉ CPA là một bằng chứng xác thực để chứng minh khả năng của người kiểm toán viên đó. Đồng thời giúp Nhà nước dễ dàng quản lý các hoạt động kế toán cụ thể hơn.
Điều kiện cần có để thi chứng chỉ kế toán viên CPA
Ngoài việc tìm hiểu CPA là gì, những điều kiện để thi chứng chỉ CPA cũng được rất nhiều người quan tâm. Những đối tượng muốn dự thi để lấy chứng chỉ kế toán viên CPA cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đảm bảo về mặt phẩm chất, đạo đức hành nghề, tính cách liêm khiết, trung thực, chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
- Cần có bằng tốt nghiệp từ cấp bậc đại học trở lên trong các chuyên ngành: Kiểm Toán, Thuế, Tài chính - Ngân hàng, Phân tích tài chính,...
- Có kinh nghiệm, vốn kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực tế thông qua thời gian thực tập.
- Cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ và lệ phí theo quy định.
Hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA cần những gì?
Vậy những hồ sơ cần chuẩn bị khi thi chứng chỉ CPA là gì? Hồ sơ cần chuẩn bị được chia theo 2 dạng đối tượng sau:
Đối với người đăng ký thi lần đầu
Những người mới lần đầu tiên đăng ký thi lấy chứng chỉ CPA cần phải chuẩn bị:
- Phiếu đăng ký dự thi có ghi tên đầy đủ và thông tin theo yêu cầu, có dấu xác nhận của cơ quan hoặc UBND địa phương sinh sống.
- Ảnh thẻ kích thước 3x4 được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và được đóng dấu giáp lai.
- Giấy xác nhận thời gian công tác thực tế trong lĩnh vực tài chính kế toán và được người đại diện ký xác nhận, đóng dấu của cơ quan.
- Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu.
- Sơ yếu lý lịch có dấu xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc UBND nơi sinh sống.
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ có dấu xác nhận của tổ chức cấp bằng hoặc chứng chỉ đó.
- Nếu sử dụng bằng đại học cần nộp kèm bảng điểm và điểm tổng kết cuối cấp, được chứng thực rõ ràng.
Đối với những người đã làm kế toán và muốn thi lấy chứng chỉ CPA
Vậy đối với những người đã có chứng chỉ kế toán thì cần chuẩn bị những loại giấy tờ khi thi chứng chỉ CPA là gì? Cụ thể bao gồm:
- Phiếu đăng ký dự thi có đầy đủ họ tên và thông tin, được cơ quan đơn vị đang làm việc đóng dấu xác nhận.
- Ảnh thẻ 3x4 (thời gian 6 tháng trở lại đây).
- Chứng minh thư, hộ chiếu (bản sao) có chứng thực.
- Sơ yếu thi lịch có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi thí sinh đang làm việc hoặc UBND địa phương nơi cư trú.
- Chứng chỉ hành nghề kiểm toán, kế toán bản sao đã được chứng thực.
Học CPA ở đâu? Lưu ý khi học CPA
Chứng chỉ CPA có ý nghĩa rất quan trọng đối với những ai đang theo học ngành kiểm toán, kế toán. Vậy nên học CPA ở đâu và cần lưu ý gì khi học?
Học CPA ở đâu?
Rất nhiều bạn trẻ hiện nay muốn có được chứng chỉ kiểm toán viên CPA để chứng minh năng lực bản thân. Đồng thời phục vụ cho quá trình xin việc và sự nghiệp trong tương lai sau này. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn băn khoăn không biết một địa chỉ chất lượng đào tạo CPA là gì, nên chọn học như thế nào.
Một số gợi ý giúp bạn đọc có thể học và thi chứng chỉ CPA tốt nhất đó chính là học tại các học viện, trường đại học liên kết quốc tế như: Học viện Tài chính,...
Bên cạnh đó, cách học theo các khóa học online cũng là một phương pháp đào tạo hiệu quả. Cách thức học này rất phù hợp cho những đối tượng muốn thi chứng chỉ CPA nhưng lại hạn hẹp về thời gian.
Cần lưu ý gì khi học CPA?
Để có thể học hiệu quả và lấy được thành công chứng chỉ kiểm toán CPA, người học cần phải nắm chắc các kiến thức của kế toán chuyên ngành. Luôn không ngừng tìm tòi, sáng tạo và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới mẻ. Cố gắng phát huy sự tỉ mỉ, cần mẫn bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng của một kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp.
Khi đăng ký theo học lấy chứng chỉ CPA, người học cần tham khảo trước và lựa chọn một địa chỉ đào tạo thật uy tín. Nếu có điều kiện, tốt nhất nên đến trực tiếp các trung tâm để đảm bảo chất lượng hơn thay cho các khóa học online.
Đối với những bạn học sinh, sinh viên đã và đang có ý định theo chuyên ngành kế toán, kiểm toán nên lựa chọn trước trường sẽ đăng ký theo học. Để từ đó có thể lập ra được kế hoạch học tập đúng đắn và xem xét đến các chứng chỉ kế toán để nâng cao năng lực, giá trị của bản thân
Lời kết
Thông qua những thông tin trong bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ CPA là gì. Đồng thời được cập nhật thêm nhiều kiến thức cơ bản về điều kiện và những lưu ý khi thi chứng chỉ CPA phục vụ cho tương lai của mình.