Công việc telesales và những yêu cầu khi ứng tuyển
BÀI LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp là gì? Những bệnh nào thì được hưởng trợ cấpHộ sinh là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành hộ sinh?Cá tính là gì? Cá tính ảnh hưởng như thế nào đến nghề nghiệp của bạn?Telesales là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, telesales là vị trí mà nhân viên sẽ quảng cáo sản phẩm và bán hàng thông qua điện thoại khi khách hàng có nhu cầu gọi đến. Từ lĩnh vực từ y tế, giáo dục đến kinh doanh tất cả các loại hình sản phẩm, dịch vụ đều phải có telesales. Do đó, cơ hội việc làm đối với nghề telesales rất rộng mở nhưng không phải ai cũng hiểu đầy đủ về ngành nghề này và biết được chính xác những kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có.
Mô tả chi tiết công việc của nhân viên telesales
Nhân viên telesales có rất nhiều nhiệm vụ phải làm chứ không chỉ đơn giản là trực điện thoại để bán hàng, nhân viên telesales yêu cầu những người có khả năng làm việc nhanh, biết ứng biến với nhiều tình huống khác nhau.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Telesale có nhiệm vụ liên hệ với nhóm khách hàng mục tiêu đã được liệt kê sẵn để giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ và những ưu đãi có liên quan. Họ sẽ sử dụng chung một kịch bản để gọi điện với các khách hàng sau đó xác định xem khách hàng nào phù hợp và đủ khả năng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Dựa vào kỹ năng phân tích thông tin họ sẽ xác định được khách hàng nào là khách hàng tiềm năng thực thụ. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian khi chốt sale và tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Đàm phán để bán hàng trực tiếp
Đây được coi là một nhiệm vụ trực tiếp và cũng là công việc chính của một telesale. Sau khi đã có thông tin khách hàng tiềm năng họ sẽ gọi điện để thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong quá trình đàm phán với khách hàng, nhân viên telesale sẽ nghe ngóng tháo độ của họ để xem mức độ yêu thích, sẵn sàng chi trả cho sản phẩm như thế nào. Từ đó sẽ đưa ra thêm những mặt hàng khác, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Nhận và xử lý đơn đặt hàng
Telesale sẽ là người trực tiếp tiếp nhận thông tin và thỏa thuận với khách hàng về những đơn hàng họ đã đặt, do đó mà việc tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng cũng do chính nhân viên telesale đảm nhận và hiểu rõ nhất để sắp xếp các đơn hang giao cho khách sao cho hợp lý nhất. Trong quá trình xử lý đơn đặt hàng nhân viên telesale sẽ phải giới thiệu luôn về những chính sách tặng them hay thuyết phục khách hàng sử dụng trọn gói các dịch vụ, qua đó sẽ cải thiện được doanh thu và mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng
Bán được hàng là một chuyện nhưng chăm sóc khách hàng mới là chuyện quan trọng để có thể chuyển đổi những người đã mua hàng thành khách hàng trung thành. Nhân viên telesales sẽ cần gọi để hỏi thăm, xin feedback về sản phẩm, cũng như lắng nghe các nhu cầu của khách hàng để thuyết phục họ tiếp tục mua hàng trong những lần tiếp theo.
Nếu như dịch vụ chăm sóc khách hàng này thực hiện tốt thì nhân viên telesale sẽ có rất nhiều cơ hội được giới thiệu những khách hàng tiềm năng khác nhờ thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc bán hàng cho khách hàng cũ sẽ tiết kiệm được thời gian và dễ dàng hơn.
Ngoài ra, dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi mua hang còn có thể thúc đẩy doanh số khi nhân viên telesales giới thiệu chương trình ưu đãi, khuyến mãi, thông báo tính năng mới. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này bắt buộc nhân viên telesales phải hiểu rõ về sản phẩm cũng như các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cũng như hiểu rõ khách hàng của mình.
Giải quyết các xung đột, tranh chấp phát sinh
Có khách hàng hài lòng thì cũng sẽ có những khách hàng không hài long, từ đó dẫn đến những vấn đề phát sinh giữa hai bên mà nhân viên telesales sẽ phải thông qua điện thoại để tiếp nhận vấn đề, tìm hướng giải quyết nhanh chóng. Điều đầu tiên nhân viên nhân viên telesale cần phải lắng nghe, nhận lỗi, tìm hướng xử lý tốt nhất như vậy mới khổng ảnh hưởng đến doanh nghiệp và để khách hàng thoải mái trở lại mua hàng và sẵn sàng tha thứ cho lỗi nhỏ của doanh nghiệp.
Theo dõi và báo cáo tiến độ thực hiện công việc
Trong môi trường làm việc nào thì nhân viên telesales cũng cần phải theo dõi và báo cáo tiến độ công việc với cấp trên. Thông qua báo cáo đó thì cấp trên sẽ nắm bắt được công việc mà nhân viên đang làm có tốt hay khổng và cần khắc phục những gì. Thông thường báo cáo sẽ phải có thông tin về số lượng cuộc gọi, số lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Kỹ năng cần có của nhân viên telesales
Để có thể đảm nhận được vị trí của một nhân viên telesales thì phải có nhiều kĩ năng khác nhau và đặc biệt là kinh nghiệm nghề nghiệp. Do đó, nhân viên telesales cần trang bị những kĩ năng như sau:
Trình độ chuyên môn
- Có kinh nghiệm bán hàng: Vì nhiệm vụ chính của nhân viên telesale là bán hàng, nên rất cần những người có kinh nghiệm và làm càng lâu năm càng tốt. Bên cạnh đó, nhân viên telesales cũng cần phải liên tục học hỏi, bổ sung kiến cho bản thân. Kinh nghiệm cộng với kiến thức học hỏi được sẽ giúp cho việc tư vấn khách hàng sẽ dễ dàng hơn.
- Chuẩn bị nội dung trước khi gọi điện: Đây cũng là một yêu cầu quan trọng giúp cho nhân viên telesale làm chủ nội dung trong suốt cuộc trò chuyện. Khi đã chuẩn bị sẵn nội dung thì việc trao đổi sẽ trở nên trôi chảy, dễ dàng hơn chứ khổng xảy ra tình trạng khách hàng hỏi một đằng nhân viên trả lời một nẻo.
Kỹ năng mềm
- Khả năng giao tiếp tốt: Nhân viên telesale tuy chỉ là người trao đổi qua điện thoại với rất nhiều khách hàng, nhưng họ chính là người sẽ mở đầu và duy trì cuộc trò chuyện với một người mới. Nên nếu như khổng khéo léo để giao tiếp qua điện thoại thì sẽ khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu. Cần chú ý trong quá trình giao tiếp phải điều chỉnh giọng điệu cho phù hợp.
- Kỹ năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy: Trong khi nói chuyện với khách hàng sẽ phát sinh tình huống bất ngờ mà chính nhân viên telesale cũng chưa chắc nắm bắt được tâm lý khách hàng, nên trong quá trình nói chuyện cần phải ghi nhớ và nắm bắt thông tin nhanh nhạy để tổng hợp và xử lý một cách nhanh nhất có thể.
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Đối với khách hàng dễ tính việc mua bán sẽ diễn ra nhanh chóng nhưng ngược lại nếu như gặp phải khách hàng khó tính thì nhân viên telesale phải sử dụng kỹ năng đàm phán và thuyết phục họ hành động tin tưởng vào sản phẩm của mình.
- Thành thạo điện thoại và tin học: Là một công việc làm việc chủ yếu trên điện thoại và máy tính thì việc phải thành thạo các thiết bị này là điều cơ bản mà nhân viên telesales phải có. Thậm chí một số doanh nghiệp còn yêu cầu nhân viên phải sử dụng các phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM để giúp công việc được xử lý một cách tối ưu hơn.
Thái độ làm việc
- Tinh thần học hỏi cao: Đối với nhân viên telesales tuy là một vị trí khổng đòi hỏi nhiều về trình độ chuyên môn nhưng sẽ vẫn cần phải học hỏi về sản phẩm, về cách làm việc chung với khách hàng chuyên nghiệp. Vì thế, nhân viên telesale phải vừa học vừa làm để cải thiện chất lượng công việc và củng cố kĩ năng
- Tinh thần kiên trì, bền bỉ: Đôi khi việc trao đổi qua điện thoại cả ngày sẽ khiến nhân viên telesales cảm thấy nhàm chán và phải tiếp quá nhiều khách cũng khiến họ mệt mỏi. Do đó, chỉ những nhân viên telesales kiên trì, bền bỉ, tận tâm tư vấn để khách hàng hiểu rõ sản phẩm thì mới có thể gắn bó với công việc này.
- Giữ tinh thần thoải mái, bình tĩnh: Một ngày làm việc nhân viên telesale sẽ phải đối giao tiếp với nhiều kiểu khách hàng khác nhau và với mỗi đối tượng họ lại cần phải có phương thức xử lý khác nhau nên một điều kiện rất cần thiết là nhân viên telesales cần phải giữ được tinh thần thoải mái và luôn bình tĩnh trước mọi trường hợp.
Mức lương trung bình của nhân viên telesales
Trung bình mức lương cơ bản của một nhân viên telesale dao động trong khoảng 8 triệu/tháng. Còn tùy thuộc vào ngành nghề, kinh nghiệm và chức vụ khác nhau để quyết định mức lương của nhân viên telesale khoảng bao nhiêu. Nhưng thông thường lương của họ sẽ bao gồm phần lương cứng và lương KPI cộng thêm phần trăm hoa hồng.
Nhân viên telesale là công việc không đòi hỏi trình độ cao nhưng yêu cầu khá khắt khe về kĩ năng chuyên môn cũng như các kĩ năng bán hàng chuyên nghiệp.