Có thể tiến hành cưỡng chế thu hồi đất khi quyết định cưỡng chế thu hồi đất có hiệu lực không?
BÀI LIÊN QUAN
Đang có tranh chấp về nhận tiền bồi thường thì bên thu hồi đất xử lý như thế nào?Thông báo thu hồi đất trước bao nhiêu ngày cho người bị thu hồi đất?Kinh nghiệm về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại một số nướcHỏi:
Vừa qua, UBND cấp xã vừa có quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với thửa đất trong diện bị thu hồi của gia đình tôi. Tôi muốn hỏi, sau khi quyết định này có hiệu lực, chính quyền có thể tiến hành cưỡng chế thu hồi đất luôn hay không? Xin cảm ơn.
(Anh Lê Quốc Nam, Đồng Nai).
Trả lời:
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới chuyên mục, vấn đề anh quan tâm, luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) tư vấn như sau:
1. Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thì cơ quan nhà nước có thể tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đúng không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
...
2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
Theo như quy định trên thì cơ quan nhà nước chỉ được cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi đáp ứng đầy đủ cả 4 điều kiện là:
- Người có đất bị thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực
- Người bị cưỡng chế thu hồi đất đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.
Do đó, nếu như chỉ có quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành mà 03 điều kiện còn lại không đáp ứng được thì cơ quan nhà nước vẫn không được tiến hành thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của người dân.
2. Cơ quan nào sẽ quản lý đất bị thu hồi sau khi tiến hành thu hồi đất?
Căn cứ vào Điều 68 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; quản lý đất đã thu hồi
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Đất đã thu hồi được giao để quản lý, sử dụng theo quy định sau đây:
a) Đất đã thu hồi theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này thì giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý;
b) Đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này thì giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý, đấu giá quyền sử dụng đất.
Trường hợp đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này là đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Quỹ đất này được giao, cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo như quy định trên thì các việc quản lý đất sau khi tiến hành thu hồi đất được thực hiện như sau:
- Đối với đất bị thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội thì giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý.
- Đối với đất bị thu hồi do sử dụng không đúng mục đích đã bị xử phạt nhưng vẫn tái phạm, đất bị thu hồi do cá nhân chết nhưng không ai thừa kế, đất bị thu hồi do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất,.. sẽ được giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý, đấu giá quyền sử dụng đất.
3. Việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo 3 nguyên tắc như trên.