"Cổ phiếu quốc dân" HPG xuống đáy 2 năm: Từ nhà đầu tư cá nhân cho đến "cá mập" đều ngậm ngùi "ôm" lỗ
BÀI LIÊN QUAN
Cổ phiếu Hòa Phát (HPG) rơi xuống đáy gần 2 năm về vùng 16.x đồng/cp, "out" TOP 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất sàn HoSESau gần 30 tháng, nhà đầu tư lại được giao dịch "cổ phiếu quốc dân" Hòa Phát (HPG) với giá 1xTập đoàn Hòa Phát (HPG) chi tiền quảng cáo đứng hàng top ngành vật liệu xây dựng: Mỗi đồng bỏ ra lãi gấp 3-5 lần đối thủKhi nhắc đến "cổ phiếu quốc dân", chắc hẳn nhà đầu tư nghĩ ngay đến HPG của Tập đoàn Hòa Phát với giao dịch đầy sôi động bất chấp thị trường chung có phần ảm đạm. Mặc dù không còn "vô địch" về số lượng cổ phiếu lưu hành và trôi nổi tự do (freefloat) nhưng HPG vẫn thường xuyên dẫn đầu sàn chứng khoán về thanh khoản. Tính trong 20 phiên gần đây nhất, cổ phiếu đầu ngành thép này đã khớp lệnh trung bình 24,5 triệu đơn vị/phiên, đứng vị trí thứ 2 chỉ sau HAG. Tuy nhiên, giá trị giao dịch bình quân phiên lại lên đến gần 500 tỷ, bỏ xa phần còn lại.
Với những lợi thế vượt trội về thanh khoản như vậy, không bất ngờ khi mà HPG lọt vào tầm ngắm của hầu hết các thành phần nhà đầu tư trên thị trường, từ cá nhân cho đến tổ chức, từ công ty chứng khoán đến các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, thậm chí là cả những doanh nghiệp "tay ngang". Thế nhưng, đáng tiếc rằng cổ phiếu này gần như chỉ mang đến nỗi buồn cho nhà đầu tư trong suốt thời gian qua.
Nhiều công ty chứng khoán nếm "trái đắng"
Trong số các công ty chứng khoán "ôm" nhiều cổ phiếu HPG nhất phải kể đến cái tên Chứng khoán Trí Việt (TVB) với giá gốc tại thời điểm ngày 30/9 lên tới gần 200 tỷ đồng dưới dạng tài sản tài chính sẵn sàng bán (AFS). Đặc biệt, TVB hiện đang phải "gồng lỗ" với cổ phiếu quốc dân mặc dù khoản đầu tư này đã âm đến gần 91 tỷ đồng, tương đương với 46%.
Trong bối cảnh thị trường chung không thuận lợi, những mảng nghiệp vụ chính như tự doanh, môi giới hay cho vay đều hoạt động không đạt hiệu quả. Trong quý 3/2022, TVB ghi nhận lỗ ròng 6,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 38,7 tỷ đồng. Cũng cần lưu ý rằng, các khoản lãi/lỗ tại tính trong danh mục AFS chưa phản ánh vào kết quả kinh doanh mà chỉ được ghi nhận khi công ty chứng khoán bán hoặc chuyển sang FVTPL. Nếu khoản đầu tư này được ghi nhận, khoản lỗ của TVB có thể còn sâu hơn nữa.
Tương tự, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng chịu lỗ hơn 30 tỷ đồng với cổ phiếu HPG, tương đương với 37,5% trên giá gốc gần 80 tỷ đồng. Không riêng với khoản đầu tư vào HPG, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán này nhìn chung không mấy hiệu quả. Các khoản đầu tư lớn trong danh mục của VDSC đều đang lỗ hàng chục tỷ đồng, từ DBC, HSG cho đến các cổ phiếu ngân hàng như TCB, CTG, ACB.
Theo phía công ty giải trình, những diễn biến không thuận lợi của thị trường chứng khoán gần đây đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh trong kỳ. Theo đó, VDSC lãi trước thuế hơn 25 tỷ đồng trong quý 3, giảm gần 73%. Lợi nhuận sau thuế thu về hơn 24 tỷ đồng, cũng giảm 67% so với cùng kỳ năm trước.
"Anh cả" Chứng khoán SSI cũng có HPG trong danh mục tự doanh mặc dù tỷ trong không lớn với giá gốc 35,5 tỷ đồng. Cụ thể, công ty này cũng đang lỗ nhẹ 2,6 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào cổ phiếu quốc dân. Chủ lực trong danh mục của SSI vẫn là cổ phiếu SGN với giá gốc là 407 tỷ đồng nhưng cũng đang lỗ gần 5 tỷ đồng.
Tính trong quý 3, hoạt động tự doanh của SSI không thật sự khởi sắc khi lãi từ các khoản tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ tăng 28%, nhưng lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn lại giảm 62% so với cùng kỳ. Hoạt động môi giới và cho vay thu hẹp đã khiến lợi nhuận trước thuế quý 3 của công ty chứng khoán này giảm đến 54% so với cùng kỳ, xuống 382 tỷ đồng.
Cá mập cũng "mắc cạn"
Không chỉ riêng các công ty chứng khoán mà hàng loạt quỹ đầu tư lớn trên thị trường cũng đều đang có HPG trong danh mục của mình. Trong đó, quỹ tỷ USD là VEIL Dragon Capital, mặc dù đã bán ra lượng lớn từ đầu năm nhưng cổ phiếu quốc dân vẫn nằm trong top các khoản đầu tư lớn nhất của quỹ ngoại này. Tính đến 13/10, khoản đầu tư vào HPG chiếm 5,28% NAV của quỹ này, giá trị ước tính lên đến hơn 85 triệu USD (~2.000 tỷ đồng).
Trong khi đó, thậm chí HPG còn là khoản đầu tư lớn thứ 2 trong danh mục của VinaCapital với tỷ trọng 9,3% tính đến thời điểm cuối tháng 9, chỉ sau ACB (11,3%).
Bên cạnh các quỹ ngoại, nhiều tổ chức trong nước cũng ôm lượng lớn cổ phiếu HPG, đơn cử như Ballad Fund của SGI Capital. Trong tháng 9, quỹ này đã mua thêm 96.000 cổ phiếu HPG và đưa khoản đầu tư này trở lại top đầu danh mục với tỷ trọng 12,1%.
Ngoài các quỹ chủ động, các EFT cũng không thể thiếu cái tên HPG trong danh mục do đặc thù đầu tư thụ động theo một chỉ số nhất định. Với lợi thế cổ phiếu đầu ngành, quy mô vốn hóa lớn cũng như thanh khoản dồi dào dễ mua/bán với khối lượng lớn, cổ phiếu HPG còn thường xuyên góp mặt trong các rổ chỉ số quan trọng như VN30-Index, FTSE Vietnam Index, MVIS Vietnam Index,...
"Tay ngang" cũng chịu lỗ
Sự phủ sóng của HPG lớn đến nỗi ngay cả doanh nghiệp tay ngang mang tiền nhàn rỗi đi đầu tư chứng khoán cũng sở hữu cổ phiếu quốc dân trong danh mục. Trong đó, phải kể đến Hóa An (DHA) – một doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhưng đem hàng chục tỷ đồng đi mua hàng triệu cổ phiếu HPG.
Cụ thể, trong quý 3 vừa qua, DHA đã mua thêm 100.000 cổ phiếu HPG qua đó nâng sở hữu lên 2,64 triệu đơn vị (giá gốc 80,3 tỷ đồng). Phần lớn lượng cổ phiếu HPG đang nắm giữ được DHA mua vào 2 quý đầu năm. Theo đó, công ty đã phải trích lập dự phòng hơn 20 tỷ đồng cho khoản đầu tư này và con số này nhiều khả năng còn lớn hơn nữa khi mà HPG vẫn đang miệt mài dò đáy.