Cổ nhân dạy “Rượu nhạt uống mãi cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”: Triết lý sâu sắc không phải ai cũng làm được
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Đứng như cây tùng, ngồi như cái chuông”: Muốn sống khỏe sống lâu cần nhớ kỹCổ nhân dạy “Cha còn sống không để râu, mẹ còn sống không chúc thọ”: Đạo hiếu ẩn chứa triết lý của người xưaCổ nhân dạy “Nghèo không ngủ ‘3 giấc’”: Làm được thì phú quý đầy nhàNhiều người thường nói rằng, ân tình và uy nghiêm đồng tồn, dẫu có tình cảm thì cũng phải có sự tôn nghiêm, giữ được điều này cho bản thân. Chỉ có như thế, con người mới có thể nuôi dưỡng một quan hệ bền chặt.
Càng nồng lại càng phai, thoang thoảng hoa nhài mới xài được lâu
Trên thế giới này có vô số người, bạn chỉ là một hạt cát giữa biển người rộng lớn, số người mà bạn quen biết cũng vô cùng nhỏ bé. Giữa người với người nếu như quá gần nhau sẽ dễ sinh ra phiền phức. Sau đó, sợi dây ân ân oán oán sẽ kéo dài mãi mãi và chẳng thể nào dứt ra được. Nếu như trong một gia đình, một đơn vị hoặc bạn bè với nhau cũng vậy, lúc hòa hợp thân thiết thì chẳng khác gì anh em nối khố, đến lúc giận hờn thì lại mắng mỏ, chửi bới chẳng thèm nhìn mặt nhau.
Chính vì thế, tình cảm giữa người với người nhiều khi cũng cần phải nhạt như nước. Chỉ như thế, mối quan hệ này mới có thể bền lâu. Nếu như tình cảm luôn luôn nồng đượm, cả hai luôn quấn quýt với nhau như hình với bóng chẳng khi nào rời thì đó cũng là lúc mà họ chuẩn bị rời xa.
Khổng Tử có câu rằng: “Đại nhật thệ, thệ nhật viễn, viễn nhật phản”, câu này có nghĩa là khi mặt trời to tức là khi mặt trời sắp lặn, nhưng mặt trời lặn đi rất xa rồi cũng sẽ mọc lên vào ngày hôm sau. Cũng có câu nói rằng “Càng nồng thì lại càng phai, thoang thoảng hoa nhài mới xài được lâu”. Nếu như tình cảm luôn mặn nồng thì cũng sẽ đến lúc phải giảm nhiệt mà trở nên nguội lạnh. Con người đâu mãi có thể ở bên nhau, tình cảm cũng sẽ có lúc mặn, lúc nhạt, không thể chắc chắn sẽ luôn tốt đẹp, luôn yên bình, gắn bó thân thiết với nhau.
Rượu nhạt uống mãi cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm
Người xưa vốn dạy rằng “Họa từ miệng mà ra”, nếu cứ nói nhiều, nói dai lại dễ thành nói dại, chẳng những không mang lại lợi ích gì mà còn rước họa vào thân. Dù có thân thiết như vợ chồng ngày ngày đầu ấp tay gối hoặc những người thân ruột thịt trong gia đình thì cũng có lúc sứt mẻ, vì thế những người này cần giữ một khoảng cách hợp lý. Bởi phải có khoảng cách thì mới có tình cảm, càng xa có khi tình cảm lại thắm thiết, mặn nồng. Nếu như tiến đến quá gần, con người sẽ dần mất đi lòng tự trọng. Theo thời gian, họ sẽ quên mất đi ưu điểm mà chỉ thấy được nhược điểm và thiếu sót của đối phương.
Thực tế cho thấy, tình cảm tốt đẹp thường sẽ sinh ra ham muốn và truy cầu báo đáp. Chính những ham muốn này sẽ khiến chúng ta đòi hỏi thật nhiều sự quan tâm và săn sóc từ người khác, thậm chí yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao hơn. Nếu không được như ý, những người này sẽ dễ sinh ra cảm xúc oán giận, ghét bỏ và mâu thuẫn với nhau.
Giữa con người với nhau nên giữ một khoảng cách nhất định
Chúng ta thường nói rằng, ân tình và uy nghiêm cùng nhau tồn tại. Dù có tình cảm như thế nào đi chăng nữa thì cũng cần phải có sự tôn nghiêm. Chỉ như thế, bạn mới có thể nuôi dưỡng được một mối quan hệ bền chặt, tôn trọng lẫn nhau. Người xưa có câu rằng: “Vợ chồng tương kính như tân”, dù là vợ chồng chung giường chung gối đi chăng nữa cũng cần phải giữ ý tứ, giữ chừng mừng, trật tự trên dưới trong gia đình.
Con người có thể chung sống hòa thuận với nhau là cả một nghệ thuật, muốn làm tốt cũng không hề dễ dàng. Chỉ khi con người có được một cái tâm vô cầu, không truy cầu đền đáp, không tính toán thiệt hơn thì mới có thể mắt nhắm mắt mở, chín bỏ làm mười mà rộng lòng bao dung cho người khác.
Bên cạnh đó, muốn duy trì một mối quan hệ tốt đẹp thì cứ âm thầm, lặng lẽ làm thật nhiều việc ý nghĩa cho mọi người. Sống chân thành và vô tư, bạn sẽ dần dần chinh phục được lòng người, được mọi người tin tưởng và yêu mến, trở thành bến đỗ tâm hồn của những người thân yêu.
Ngược lại, nếu như truy cầu quá nhiều sẽ khiến mối quan hệ của bạn trở nên phức tạp, rắc rối. Sự đòi hỏi quá mức giống như sợi dây siết chặt người khác, nếu quá chặt sẽ dần cứa vào da vào thịt, khiến họ cảm thấy đau đớn và ngột ngạt. Đến khi họ không thể nhẫn nhịn mà chiều lòng bạn, đối phương sẽ sinh ra cảm giác thất vọng, chán nản, thậm chí là oán hận. Chính điều này sẽ khiến cho những người vốn đang yêu thương, thân thiết nhau trở nên lạnh nhạt, oán trách nhau, thậm chí còn không nhìn mặt nhau.
Mỗi người khi đến với thế giới này đều mang theo một hay nhiều trọng trách đặc biệt nào đó. Họ không chỉ tồn tại vì bản thân mà còn vì nhiều người khác, và họ cũng không thuộc sở hữu riêng của bất kỳ ai. Đến khi hoàn tất sứ mệnh của mình, họ sẽ rời đi, hoặc theo cách này hoặc theo cách khác. Dẫu bản thân có muốn hay không, duyên phận giữa con người với người chỉ là một trạm dừng chân nhất thời mà thôi, sẽ chẳng thể kéo dài được mãi mãi.