Cổ nhân dạy “Cha còn sống không để râu, mẹ còn sống không chúc thọ”: Đạo hiếu ẩn chứa triết lý của người xưa
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy ‘7 không ra khỏi cửa, 8 không trở về nhà’: Ý nghĩa thực sự là gì?Cổ nhân dạy “Người nghèo không tiết kiệm 3 loại tiền, người giàu không vào 3 cửa”: Làm được phiền nhiễu tránh xa, lợi lộc tìm đếnCổ nhân dạy “Nghèo không ngủ ‘3 giấc’”: Làm được thì phú quý đầy nhàTừ ngàn đời xưa, đạo hiếu đã trở thành đức tính tốt đẹp căn bản nhất của Đạo làm người. Trong số những câu nói đó, có câu vô cùng nổi tiếng đó là “bách thiện hiếu vi tiên”, trăm nết thiện thì hiếu thuận với cha mẹ chính là điều quan trọng nhất. Cổ nhân xưa rất coi trọng đạo hiếu. Do đó, qua hàng trăm hàng nghìn năm lịch sử đã lưu truyền vô số ca dao, tục ngữ nói về việc hiếu kính cha mẹ. Điển hình phải đến câu nói “Cha còn sống không để râu, mẹ còn sống không chúc thọ”. Vậy, ý nghĩa thực sự của câu nói này là gì?
Cha còn sống không để râu
Thời Trung Quốc cổ đại, nam giới khi đến tuổi trưởng thành thường để râu. Mỗi triều đại tiêu chuẩn trưởng thành lại khác nhau nên tiêu chuẩn để râu cũng không giống nhau. Ví dụ, triều Hán là 16 tuổi thành niên, triều Đường là 18 tuổi, sau đó đổi lại thành 22 tuổi.
Người xưa coi một bộ râu tinh mỹ là chiêu chuẩn để đánh giá những người đàn ông đẹp hay xấu. Trong “Hiếu kinh” có đoạn: “Thân thể, mái tóc, làn da, là của cha mẹ ban cho, con cái không dám làm hư hại”, chính vì thế, râu và tóc là những thứ không thể tùy ý làm hư hại. Đây cũng là một trong các phương diện để thể hiện đạo hiếu.
Câu “cha còn sống không để râu”, tức là những thế hệ sau không nên để râu trước mặt người lớn tuổi để thể hiện sự tôn trọng đối với cha của mình, cũng chính là người chủ trong gia đình. Còn nếu bình thường thì sau khi cha mất, con trai nên để râu ở môi trên, sau khi mẹ mất con trai nên để râu ở môi dưới và cằm. Nếu cả cha và mẹ đều qua đời thì vẫn để râu đầy đủ nhằm thể hiện “không màng lợi danh, định rõ chí hướng” của mình.
Nguyên nhân bởi, người cha chính là trụ cột của gia đình, hi sinh vì gia đình. Phận làm con cần phải tôn trọng người lớn tuổi, tuân thủ đúng theo lời dạy “cha còn sống không nên để râu dài”. Tuy nhiên đến xã hội hiện đại ngày nay, thẩm mỹ của con người cũng đã phát sinh thay đổi, nhiều đàn ông đã không còn để râu nữa. Thực tế, các bậc cha mẹ cũng không quan tâm liệu con cái có tổ chức lễ sinh nhật, mừng thọ hoặc để râu hay không, điều họ quan tâm là con mình luôn bình an, hạnh phúc.
Mẹ còn sống không chúc thọ
Câu nói này có thể hiểu đơn giản là, khi mẹ còn sống thì con cái không nên tổ chức sinh nhật quá linh đình. Tuy nhiên, điều mà cổ nhân muốn nói tới ở đây không phải là sinh nhật mà chính là mừng thọ. Theo quan niệm của người xưa, qua 50 tuổi nhưng sức khỏe cha mẹ vẫn còn tốt thì không nên làm lễ mừng thọ. Đây cũng chính là biểu hiện của tấm lòng hiếu thảo và tôn kính cha mẹ.
Thực tế, những người hiểu được lòng biết ơn với cha mẹ sẽ không chỉ biết sinh nhật của bản thân mà còn nhớ đến sinh nhật của những người đã sinh ra mình. Khi mà mẹ vẫn còn sống khỏe mạnh, họ sẽ thường xuyên về thăm nhà và bày tỏ sự hiếu kính đối với đấng sinh thành. Khi cha mẹ còn tại thế thì con cái nên phụng dưỡng, biết ơn cha mẹ, đừng để đến khi họ không còn trên thế giới này thì dù có muốn phụng dưỡng, báo hiếu cũng không muộn, khi đó sẽ chỉ có tiếc nuối mà thôi.
Hiện nay, nhiều người trẻ tuổi mỗi khi đến sinh nhật của mình đều tổ chức vô cùng linh đình với bạn bè, đồng nghiệp mà quên mất đó là ngày mẹ đã vất vả, đau đớn mới có thể sinh ra mình, thậm chí còn không nhớ nổi ngày sinh của mẹ là ngày nào. Phận làm con, dù bận rộn đến mấy thì cũng nên thường xuyên về thăm nhà, chăm sóc và quan tâm cha mẹ nhiều hơn, để cha mẹ có thể hưởng trọn vẹn tuổi già bên con cháu.
Làm được 4 điểm là hiếu thảo
Đạo hiếu chính là cái gốc của đức hạnh, là căn bản đầu tiên mà mỗi người cần phải nghiêm túc tuân thủ. Những người sống có đạo hiếu thường gặp nhiều may mắn, có thể chuyển nguy thành an, điều gì cũng có thể chuyển thành tốt đẹp. Hiểu đơn giản, hiếu thuận chính là “khi có lòng hiếu thảo, thì mọi chuyện sẽ thuận”. Làm một người con hiếu thuận đều ghi nhớ 4 điều dưới đây:
Khi cha mẹ tuổi già sức yếu, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ cho họ về cơm ăn áo mặc, nhà ở và phương tiện đi lại thì điều quan trọng hơn cả là luôn kính trọng và khiến họ luôn cảm thấy vui vẻ.
Cố gắng làm một người tử tế, sống vui vẻ để cha mẹ yên lòng. Khi cha mẹ khó khăn, phận làm con cần san sẻ nỗi lo, giảm đi gánh nặng lao động cho cha mẹ.
Một người con có đạo hiếu không phải lúc nào cũng răm rắp nghe lời cha mẹ. Nếu như những ý kiến, quan điểm của cha mẹ trái với thời cuộc và lẽ phải, không nên làm theo một cách mù quáng; thay vào đó hãy khéo léo thuyết phục cha mẹ. Không nên cứng rắn, hỗn láo mà nên nói một cách nhẹ nhàng, hòa nhã, nếu cha mẹ không tiếp nhận lời lẽ của mình thì vẫn phải cung kính. Nếu cha mẹ dùng lời lẽ vô lý để mắng mỏ thì không nên phàn nàn hoặc tức giận. Khi cha mẹ bình tâm, vui vẻ thì hãy tiếp tục khuyên răn.
Đạo hiếu không đơn giản chỉ là sự hiếu thuận, kính cẩn khi cha mẹ còn sống; khi cha mẹ qua đời, con cái vẫn cần phải giữ lễ nghĩa, tiếp tục truyền dạy truyền thống đạo hiếu cho con cái về sau.