meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cơ hội phục hồi nào cho bất động sản nghỉ dưỡng?

Thứ tư, 31/01/2024-15:01
Dù phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa tan băng song giới chuyên gia cho rằng, trong năm 2024 với việc thực hiện hiệu quả Nghị định 10 và tận dụng đà tăng trưởng của du lịch sẽ là động lực tăng tưởng cho ngành nghỉ dưỡng trong năm 2024.

Dư cung


Trên thực tế, thị trường bất động sản hiện nay có rất nhiều sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đã và đang bàn giao nhưng chưa được đi vào vận hành khiến thị trường khó phục hồi trở lại. Ảnh Báo Công lý
Trên thực tế, thị trường bất động sản hiện nay có rất nhiều sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đã và đang bàn giao nhưng chưa được đi vào vận hành khiến thị trường khó phục hồi trở lại. Ảnh Báo Công lý

Trên thực tế, thị trường bất động sản hiện nay có rất nhiều sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đã và đang bàn giao nhưng chưa được đi vào vận hành khiến thị trường khó phục hồi trở lại. Điều này đang khiến cho chủ đầu tư lo lắng khiến các chủ sở hữu và chủ đầu tư lo lắng.

Số liệu mới nhất từ báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, trong năm 2023, sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng mới chào bán giảm hơn 80% so với năm trước đó. Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung như Quảng Ninh, Phú Quốc, Đà Nẵng… với hơn 1.200 sản phẩm, khoảng 38% nguồn cung toàn thị trường. Giao dịch thành công trên thị trường giảm tới 93,5% so với năm 2022. Trên thị trường thứ cấp các sản phẩm biệt thự, shophouse nghỉ dưỡng giá trị cao trên 10 tỷ đồng vẫn khó về thanh khoản.


Năm 2023, sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng mới chào bán giảm hơn 80% so với năm trước đó. Ảnh Vneconomy
Năm 2023, sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng mới chào bán giảm hơn 80% so với năm trước đó. Ảnh Vneconomy

Đại diện một doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng ở TP HCM chia sẻ đang có hơn 200 căn nhà phố, biệt thự nghỉ dưỡng, shophouse ven biển nhưng do vướng pháp lý nên vẫn nằm im bất động. Những sản phẩm mở bán dù đã giảm giá ưu đãi thì vẫn “bất động”. Vị doanh nghiệp này cho biết, thời gian qua là quãng thời gian vô cùng khó khăn khi doanh nghiệp phải chật vật xoay sở dòng vốn cầm cự hoạt động. Hay như một doanh nghiệp tại Đà Nẵng cũng cùng chung cảnh. Vị này cho biết, tồn kho tới 95% sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng có giá trị cao. 

Về tình trạng dư cung lớn bất động sản nghỉ dưỡng, theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels là do có nhiều sản phẩm chưa phù hợp với thực tế thị trường, số lượng nhiều hơn chất lượng. Thực tế, nhiều chủ đầu tư đưa ra các chương trình hỗ trợ lãi suất, ưu đãi chiết khấu mạnh tay lên tới 40 - 50% song chưa đủ sức thay đổi cục diện. Thêm


Thị trường du lịch phục hồi nhưng chưa như kỳ vọng đã khiến cho phân khúc này chưa thoát khỏi ảm đạm. Ảnh Báo tin tức
Thị trường du lịch phục hồi nhưng chưa như kỳ vọng đã khiến cho phân khúc này chưa thoát khỏi ảm đạm. Ảnh Báo tin tức

Ông Mauro Gasparotti nhận định, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi tình cảnh ảm đạm đã gây ảnh hưởng tới niềm tin thị trường. Nhìn rộng hơn, vị này cho biết, từ quý IV/2023 đến quý II/2024 thanh khoản vẫn sẽ chưa có đột biến nhưng sau thời gian này thì thị trường hy vọng sẽ được cải thiện nhờ các động lực từ chính sách.

Tín hiệu tích cực

Thời gian vừa qua, một tín hiệu tích cực là Nghị định số 10/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/5/2023 đã tháo gỡ cho việc cấp sổ hồng cho loại hình bất động sản nghỉ dưỡng. Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam thì việc ban hành Nghị định này có ý nghĩa rất lớn trong việc tháo gỡ những nút thắt về pháp lý cho thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đang “chìm trong giấc ngủ dài”.


Ông Đỗ Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Tập đoàn KDI Holdings. Ảnh KDI
Ông Đỗ Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Tập đoàn KDI Holdings. Ảnh KDI

Ông Đỗ Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Tập đoàn KDI Holdings chia sẻ, đối với doanh nghiệp thì uy tín và niềm tin với nhà đầu tư, đối tác là quan trọng, từ đó góp phần giúp doanh nghiệp phát triển hướng tới sự bền vững. Ông Tuấn Anh cho rằng, cùng với Nghị định số 10/2023, các dự án có đầy đủ tính pháp lý và sản phẩm chất lượng chất lượng chắc chắn sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quay trở lại đầu tư vào phân khúc này. Từ đó, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế.

Trên thực tế, giới chuyên gia cho rằng bất động sản nghỉ dưỡng có liên quan chặt chẽ đến thị trường du lịch. Mặc dù số liệu thống kê cho thấy, hoạt động kinh doanh khách sạn, cơ sở lưu trú vẫn gặp nhiều thách thức trong năm 2023 nhưng với các giải pháp đã và đang được triển khai để thu hút và giữ chân khách du lịch của các địa phương đang tạo nên tín hiệu tích cực về cầu vào những tháng cuối năm 2023. Đây sẽ là tiền đề và cùng với chính sách thị thực mới đang kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng cho bất động sản nghỉ dưỡng trong năm 2024.


Bà Phạm Thị Miền, Phó trưởng Ban Nghiên cứu thị trường và Tư vấn Xúc tiến đầu tư VARS. Ảnh VARS
Bà Phạm Thị Miền, Phó trưởng Ban Nghiên cứu thị trường và Tư vấn Xúc tiến đầu tư VARS. Ảnh VARS

Năm 2024, ngành Du lịch đặt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế và 110 triệu lượt khách nội địa với tổng thu đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng. Ngay đầu năm mới 2024, kỳ nghỉ Tết dương lịch ở nhiều địa phương đã đạt được những con số ấn tượng khi lượng khách và doanh thu đều tăng cao hơn so với thời điểm của năm 2023. 

Ngoài ra, chuyên gia nhận định rằng, kết hợp cùng với chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch nước Trung Quốc vào cuối năm 2023 dự báo sẽ thu hút được lượng khách du lịch Trung Quốc sẽ là tín hiệu đẩy lực cầu lên cao hơn. 

Phân tích rõ hơn, bà Phạm Thị Miền, Phó trưởng Ban Nghiên cứu thị trường và Tư vấn Xúc tiến đầu tư VARS cho biết, sự hậu thuẫn từ cơ hội phục hồi và phát triển của ngành du lịch trong năm 2024 bao gồm chính sách nới lỏng visa, chính sách giảm thuế 2% đối với nhóm hàng hóa dịch vụ và các chương trình xúc tiến du lịch sẽ hỗ trợ đưa nguồn cung vào thị trường. Và khi đó, theo bà Miền, so với năm 2023 thì nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có cơ hội được cải thiện với khoảng 20%. Bà cũng dự báo điểm nhấn của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trong năm 2024 sẽ là căn hộ biển khi chiếm ít nhất 60% thị phần do loại hình này đáp ứng nhu cầu về tính sở hữu và khai thác cho thuê.

Nhìn nhận chung về thị trường bất động sản trong năm 2024, ông Nguyễn Đức Lập - Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo bất động sản tin rằng thị trường sẽ có nền tảng tốt để phát triển khi những quy định mới trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và đặc biệt là Luật Đất đai sửa đổi vừa được thông qua.

Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đối diện với nhiều cơ hội và thách thức đan xen song theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, bước sang năm 2024, với những tín hiệu tích cực được hình thành thì bất động sản sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất về tổng cung - cầu. Lãnh đạo VARS dự báo đến cuối quý 3/2024 trở đi sự phục hồi mới được thể hiện rõ rệt. Phân khúc nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội và nhà ở giá bình dân sẽ phát huy tốt vai trò trụ cột.

Tiến Minh
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

TS. Lê Xuân Nghĩa: Phương pháp đấu giá nhiều vòng đang phản tác dụng

Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM: Hoán đổi quỹ đất 20% dành xây dựng nhà ở xã hội là vấn đề phức tạp

Luật sư Trần Minh Hùng: Cần chế tài mạnh hơn để xử lý các sai phạm trong đấu giá đất

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

5 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

5 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

5 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

5 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

5 giờ trước