meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên môn là gì? Yêu cầu về chuyên môn trong một số ngành nghề hiện nay

Thứ sáu, 12/08/2022-09:08
Trong cuộc sống chúng ta vẫn thường bắt gặp khái niệm chuyên môn là gì? Và đặc biệt trong công việc thì vấn đề chuyên môn luôn được đặt lên hàng đầu. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Chuyên môn là gì?

Chuyên môn là gì?


Chuyên môn là gì?
Chuyên môn là gì?

Chuyên môn là các kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo và việc áp dụng các kỹ năng đó một cách đầy đủ và bài bản vào một ngành nghề hay lĩnh vực cụ thể. Chuyên môn có thể được coi là một yếu tố quan trọng được nhà tuyển dụng đặt lên hàng đầu khi tuyển dụng nhân sự của mình. Việc rèn luyện được chuyên môn vững vàng giúp ích rất lớn trong việc thực hiện công việc, bởi công việc cần có chuyên môn để thực hiện được tốt công việc đó. 

Chuyên môn là một yếu tố quyết định lên giá trị và năng lực của một nhân viên tại các công ty, doanh nghiệp. Để hoàn thành được tốt công việc thì ai cũng cần có chuyên môn về công việc mình đảm nhiệm.

Yếu tố cấu thành chuyên môn

Thực tế có nhiều yếu tố để tạo thành trình độ chuyên môn, tuy nhiên, người ta thường dựa vào các yếu tố sau để nhìn nhận chuyên môn của một người, đó là:

Thứ nhất: Kiến thức và những kỹ năng liên quan đến lĩnh vực chuyên môn

Kiến thức và kỹ năng là yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp đánh giá trình độ của một người xét trên phương diện chuyên môn nào đó.

Ví dụ: Chuyên môn của kế toán viên thì những yếu tố để đánh giá chuyên môn là kiến thức về kế toán và những kỹ năng liên quan như: xử lý các chứng từ, số liệu hay khả năng nhạy bén trước những con số…

Thứ hai: Các kỹ năng kèm theo

Đó là các kỹ năng bổ trợ cho công việc, chẳng hạn như: ngoại ngữ, sử dụng phần mềm, tin học văn phòng, v.v…Đối với mỗi ngành nghề cần có các kỹ năng kèm theo khác nhau.

Thứ ba: Sức khỏe nghề nghiệp

Thực tế sức khỏe có vai trò rất quan trọng đối với công việc, công việc nào cũng cần có sức khỏe thì mới có thể thực hiện được. Đặc biệt như công việc làm tiếp viên hàng không hay phi công…

Những yêu cầu về kỹ năng chuyên môn trong một số ngành nghề hiện nay


Những yêu cầu về kỹ năng chuyên môn trong một số ngành nghề
Những yêu cầu về kỹ năng chuyên môn trong một số ngành nghề

Mỗi ngành nghề cụ thể sẽ yêu cầu ứng viên cần phải có những kỹ năng chuyên môn nhất định. Dưới đây là một số yêu cầu về kỹ năng chuyên môn trong một số ngành nghề mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:

Ngân hàng

Để có được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp của mình, kỹ năng chuyên môn đầu tiên mà mỗi nhân viên ngân hàng cần phải có được là có nền tảng kiến thức về tài chính vững chắc. Ngoài ra thì một số kỹ năng quan trọng khác đối với nhân viên ngân hàng như:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Cẩn thận, tỉ mỉ
  • Trung thực, thật thà
  • Kỹ năng tin học văn phòng
  • Nhanh nhẹn
  • Chịu được áp lực công việc…

Hành chính văn phòng

Việc làm nhân viên hành chính văn phòng yêu cầu ứng viên cần có tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, đặc biệt là độ chính xác và tỉ mỉ trong từng thao tác nhỏ. Họ phải nắm vững những kiến thức hành chính căn bản, ví dụ như:

  • Kỹ năng tin học văn phòng
  • Có kỹ năng soạn thảo văn bản và hợp đồng
  • Hiểu rõ thủ tục kinh doanh của công ty và doanh nghiệp…
  • Có kỹ năng soạn thảo email cho khách hàng, đối tác…

Quản trị kinh doanh

Những năm gần đây, quản trị kinh doanh luôn là ngành học được nhiều bậc phụ huynh và nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn. Tuy nhiên để gặt hái được thành công ở ngành nghề này đòi hỏi ứng viên cần phải có các kỹ năng, trình độ chuyên môn hay tố chất nào? Dưới đây là một số bật mí mà chúng tôi chia sẻ tới bạn đọc:

  • Có niềm đam mê với lĩnh vực kinh doanh và quan tâm đến những biến động của nền kinh tế
  • Có tư duy logic, nhạy bén
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
  • Năng động, tự tin, quyết đoán và mạnh mẽ
  • Chịu áp lực tốt

Công nghệ thông tin

Ngày nay đi cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, ngành công nghệ thông tin trở thành một ngành Hot và đang dẫn đầu xu hướng. Lĩnh vực này đòi hỏi ứng viên cần có kiến thức sâu rộng về máy tính, nhất là phải luôn cập nhật các kiến thức mới. Kỹ năng chuyên môn về máy tính không chỉ dừng lại ở việc hiểu lý thuyết mà còn gồm khả năng ứng dụng vào thực tế. Ngành này yêu cầu ứng viên phải có cả các kỹ năng thực hành mạng Internet linh hoạt. Ngoài ra phải hiểu và có kỹ năng về lập trình code, TCP/IP, cáp quang, số liệu kỹ thuật khác, v.v…

Marketing

Ngành Marketing ngày nay đang rất phát triển. Những phương pháp Marketing truyền thống đang dần được thay thế bằng các phương pháp, chiến lược hiện đại hơn. Chính vì thế, yêu cầu ứng viên cũng phải có nhiều kỹ năng chuyên môn để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Một số kỹ năng chuyên môn quan trọng đối với ngành Marketing đó là:

  • Thành thạo công cụ marketing online
  • Có kỹ năng sáng tạo, tiếp thị nội dung
  • Biết tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (hay còn gọi là SEO) 
  • Có các kỹ năng về tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing)
  • Kỹ năng đo lường ROI…

Kế toán

Đối với nhân viên kế toán, một số kỹ năng chuyên môn quan trọng mà bạn cần phải có đó là: Kỹ năng lập báo cáo, trình bày báo cáo, các kỹ năng phân tích, thống kê tài chính, lập kế hoạch hay quản trị tài chính doanh nghiệp… Đây đều là các kỹ năng chuyên môn quan trọng đóng một phần không nhỏ vào sự thành công của bạn. Chính vì thế đừng quên trau dồi chúng hàng ngày để có cho mình nhiều cơ hội mới trên con đường sự nghiệp nhé!

Các kỹ năng chuyên môn trong công việc không thể thiếu


Kỹ năng sắp xếp, lập kế hoạch là kỹ năng chuyên môn trong công việc không thể thiếu
Kỹ năng sắp xếp, lập kế hoạch là kỹ năng chuyên môn trong công việc không thể thiếu

Kỹ năng làm việc nhóm

Quá trình làm việc nhóm yêu cầu sự phối hợp ăn ý và công bằng để cùng nhau thực tốt nhiệm vụ. Nếu sở hữu kỹ năng làm việc nhóm tốt thì bạn sẽ dễ dàng hòa nhập vào tập thể và mang lại kết quả tích cực. Kỹ năng này gồm các bí quyết sau:

  • Các cá nhân tự đánh giá, bổ sung thiếu sót cho nhau.
  • Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác để cùng nhau thảo luận và đóng góp ý kiến.
  • Biết phân chia công việc thật công bằng, đồng đều và phù hợp với khả năng từng người.
  • Giữ tinh thần trách nhiệm ổn định cho công việc chung và tránh làm phiền tập thể chỉ vì một cá nhân không nghiêm túc.

Kỹ năng quản lý  

Kỹ năng quản lý gồm các kỹ năng về điều hành, tổ chức và giám sát nhân sự. Người quản lý giỏi sẽ giúp hỗ trợ được cho quá trình thiết lập mục tiêu kinh doanh. Từ đó, công tác quản lý sẽ hướng đến một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn và cùng nhau cống hiến cho mục đích to lớn nhất. Tuy nhiên, kỹ năng quản lý cũng đặt ra thử thách trước những khó khăn, trở ngại và đòi hỏi người lao động tìm được cách giải quyết đúng đắn. 

Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề 

Để thành thục kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề thì bạn nên xem xét tình hình dựa theo mô hình 6H. Mô hình câu hỏi này bao gồm: What (cái gì?), When (khi nào?), Why (tại sao?), Where (ở đâu?), Who (ai?) và How (làm thế nào?). Trước mỗi tình huống khó khăn, bạn hãy thử đặt ra các câu hỏi như:

  • Sự việc này là gì?
  • Sự việc này xảy ra thời điểm nào?
  • Tại sao lại xảy ra sự việc? 
  • Sự việc xảy ra ở đâu?
  • Ai liên quan đến sự việc?
  • Làm thế nào để sự việc xảy ra được? 

Kỹ năng sắp xếp, lập kế hoạch 

Kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp bạn rèn luyện tư duy một cách có hệ thống. Từ đó dự đoán trước được những tình huống bất ngờ. Bên cạnh đó là khả năng quản lý thời gian hợp lý, phối hợp xử lý nhiều tác vụ một cách năng suất nhất. Để thành thạo kỹ năng sắp xếp và lập kế hoạch, bạn cần phải chú ý các nội dung sau đây: 

  • Yêu cầu cụ thể của công việc
  • Nội dung cần làm
  • Địa điểm, thời gian cụ thể
  • Cách thức thực hiện công việc
  • Những lưu ý liên quan
  • Thời hạn deadline

Trên đây là các kiến thức về chuyên môn của một số nghành nghề và các vấn đề liên quan. Hy vọng qua những chia sẻ về trên, bài viết đã mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước