Rating là gì? Mục đích và ý nghĩa của rating trong ngành truyền thông
BÀI LIÊN QUAN
Nghiên cứu là gì? Sự cần thiết của kỹ năng nghiên cứu trong học tập, công việcTầm nhìn là gì? Ý nghĩa của tầm nhìn đến sự phát triển của doanh nghiệpResume là gì? Mục đích, định nghĩa và phân loạiRating là gì?
Rating là thước đo mức độ phổ biến của một bộ phim hoặc chương trình truyền hình, dùng để chỉ số lượng khán giả trung bình trên 1 phút của một chương trình, một bộ phim hay một video quảng cáo, được tính toán bằng % dân số hoặc nhóm đối tượng đã được đề ra trước đó.
Thang điểm rating tối đa là 10, vậy nên số điểm mà bộ phim hoặc chương trình đạt được càng ở mức cao thì càng chứng tỏ bộ phim/chương trình đó đang tạo được sút hút và nhận được sự yêu thích nồng nhiệt từ khán giả.
Ý nghĩa của chỉ số rating
Rating được coi là một trong những chỉ số đáng giá quan tâm nhất được các nhà sản xuất sử dụng nhằm theo dõi và đánh giá mức độ chú ý từ phía khán giá. Dựa vào đó, họ sẽ có những chiến lược và giải pháp để cải thiện, duy trì sức nóng và độ phổ biến của một bộ phim hoặc một chương trình cụ thể.
Chỉ số rating cũng góp phần giúp nhà sản xuất kịp thời điều chỉnh sản phẩm của mình thông qua những lời nhận xét và đánh giá mà khán giả để lại.
Rating cao cũng giúp các nhà sản xuất dễ dàng lôi kéo sự chú ý của các nhà tài trợ, từ đó kêu gọi vốn đầu tư vào bộ phim, chương trình hoặc đưa ra bảng giá quảng cáo phù hợp cho những doanh nghiệp có ý định quảng bá sản phẩm của mình trong giờ phát sóng của bộ phim/chương trình.
Làm sao để biết một bộ phim hoặc một chương trình có rating cao?
Trừ những bộ phim hoặc chương trình công khai chỉ số rating, còn trong thực tế thì đây là một chỉ số mà chỉ có nhà đài, công ty sản xuất và truyền thông mới biết được. Vậy làm sao để nhận biết những bộ phim/chương trình có rating cao? Hãy cùng điểm qua một số cách sau đây.
Dựa vào số lượng quảng cáo được xen vào nội dung phim/chương trình.
Rất dễ để nhận ra được một bộ phim có đang nhận được rating cao hay không thông qua số lượng quảng cáo được chèn vào nội dung của bộ phim/chương trình.
Ví dụ như trong quá trình theo dõi một bộ phim nào đó, bạn thấy có một số lượng lớn quảng cáo được xen giữa nội dung phim, điều này chứng tỏ bộ phim đang được nhiều khán giả quan tâm và theo dõi.
Nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, tại sao nhiều quảng cáo lại có thể chứng tỏ bộ phim hoặc chương trình nào đó đang thu hút được nhiều khán giả? Đó là vì bảng giá mời quảng cáo của bộ phim/chương trình tới các thương hiệu được dựa trên chỉ số rating mà họ đã tổng hợp được.
Nhìn vào chỉ số rating, các công ty sẽ quyết định có nên đặt quảng cáo sản phẩm của mình vào chương trình hoặc chi tiền để trở thành nhà tài trợ hay không.
Dựa vào thời gian phát sóng
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua khung giờ vàng, đây chính là khung giờ đẹp nhất dành cho những bộ phim/chương trình đang có sức hút lớn với lượng khán giả theo dõi đông đảo.
Theo như kết quả của hệ thống đo lường định lượng khán giả truyền hình Việt Nam (VIETNAM-TAM) vào quý 1 năm 2016 cho thấy từ 20 giờ - 22 giờ được coi là khung giờ vàng trên sóng truyền hình.
Theo như phân tích, đây là khoảng thời gian tập trung được nhiều nhất số lượng khán giả ngồi trước màn ảnh nhỏ. Điều này càng khẳng định những bộ phim hoặc chương trình được chiếu trong khoảng thời gian này sẽ có cơ hội sở hữu chỉ số rating cao hơn những khung giờ khác.
Dựa vào mức độ quan tâm của khán giả trên các nền tảng mạng xã hội
Các nền tảng mạng xã hội như fanpage Facebook, Tiktok, Instagram... cũng là một thước đo để biết bộ phim/chương trình có đang "nóng" hay không.
Nếu bạn nhìn thấy các thông tin xoay quanh nội dung của bộ phim/chương trình xuất hiện tràn ngập trên không gian mạng dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau như bài viết, video... và nhận được lượng tương tác khủng từ người xem thì điều đó chứng tỏ đang có rất nhiều người quan tâm và theo dõi bộ phim/chương trình này.
Cách tính rating truyền hình
Chỉ số rating có thể được đo lường qua các phương pháp phổ biến như sau.
Đo bằng các thiết bị digital
Phương pháp này sử dụng các phương tiện kỹ thuật số để đo lường lượng rating chính xác nhất có thể. Các công ty làm nhiệm vụ đo rating sẽ lắp đặt một thiết bị chuyên dụng vào TV của các gia đình để theo dõi và nắm bắt các thông tin như: Gia đình hay xem nội dung gì, theo gian theo dõi trong bao lâu... những thông tin này dựa trên những mẫu thống kê ngẫu nhiên. Từ đó nhà đài, nhà sản xuất và các công ty truyền thông có thể đưa giá đánh giá về lượt người theo dõi phim/chương trình.
Đo trực tiếp
Thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp tại những nơi đông người, nhà sản xuất sẽ tính toán được tỷ lệ phần trăm những câu trả lời có tỷ lệ trùng nhau, từ đó đo lường được chỉ số rating. Bên cạnh đó, họ có thể gọi điện thoại ngẫu nhiên để thu thập câu câu trả lời và thống kê lại kết quả.
Đo bằng phương pháp tương tác với khán giả
Ngày nay, thay vì chỉ xem trên sóng nhà đài, khán giả có xu hướng theo dõi những bộ phim/chương trình mà mình yêu thích trên các nền tảng digital marketing như: các website phim, Youtube, Facebook…
Vậy nên nhà sản xuất cũng muốn nắm rõ tỷ lệ khán giả theo dõi thông qua những nền tảng trực tuyến này. Kết quả tính toán sẽ được tổng hợp dựa trên số liệu từ các hình thức livestream, phát sóng trực tiếp, điểm đánh giá và nhận xét của khán giả.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về rating và ảnh hưởng của rating đối với nhà sản xuất cùng quý khách hàng. Hy vọng bạn đã tìm thấy những thông tin cần thiết và bổ ich trong bài viết này.