meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định Cao su Phước Hòa (PHR) có thể được hưởng 3.400 tỷ lợi nhuận từ cả vòng đời VSIP 3

Thứ tư, 20/07/2022-23:07
Cũng theo báo cáo của BVSC, lợi nhuận sau thuế CĐTS của PHR năm 2022 dự đoán tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ việc PHR sẽ nhận được tổng cộng 691 tỷ đồng tiền bồi thường đất từ dự án VSIP 3 trong năm 2022 và 207 tỷ đồng còn lại PHR dự kiến sẽ ghi nhận vào năm 2023.

Mới đây, Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (mã chứng khoán: PHR) đã công bố báo cáo tài chính riêng quý 2. Cũng theo đó, công ty mẹ PHR đạt mức 239 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế là 8,8 tỷ đồng, lần lượt giảm 32% và 76%. Tuy nhiên, cũng bởi vì lợi nhuận quý 1 tăng đột biến do khoản đền bù đất từ VSIP 3 289 tỷ đồng nên lũy kế 6 tháng, công ty mẹ PHR lãi 249 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng gấp 4,3 lần. 

Năm 2022, lợi nhuận sẽ tăng trưởng mạnh nhờ vào tiền bồi thường dự án VSIP 3

Theo đó, hoạt động kinh doanh chủ chốt của PHR vẫn là mảng bán thành phẩm (cao su và gỗ). Theo Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên trên thế giới sẽ tích cực trong các năm tiếp theo. Và theo đánh giá của BVSC, giá cao su tự nhiên thế giới vẫn sẽ tăng trong năm 2022 trước khi hạ nhiệt vào năm 2023 và sẽ bước vào chu kỳ tăng mới kể từ năm 2024, Trên thực tế, trong 5 tháng đầu năm 2022, sản lượng và giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam lần lượt tăng 8,9% và 13,4% cùng kỳ, đáng chú ý là khi có sự phục hồi rất mạnh trong tháng 4 và tháng 5. Giá bán xuất khẩu trung bình 5 tháng 2022 là 1.755 USD/tấn, tăng 4,2%. Bên cạnh đó, lợi nhuận mảng cao su tích cực nhưng nhóm chuyên gia lại dự đoán lợi nhuận mảng khu công nghiệp sẽ giảm khoảng 10% trong năm 2022. Tuy nhiên, thu nhập từ việc bồi thường, công ty sẽ nhận một khoản tiền đền bù với mức 1,3 tỷ/ha - tương đương tổng giá trị 898 tỷ đồng và lợi nhuận từ dự án (nhưng sẽ không thấp hơn 1,2 tỷ/ha tương đương với 830 tỷ). 


Công ty mẹ PHR đạt mức 239 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế là 8,8 tỷ đồng, lần lượt giảm 32% và 76%. Cũng bởi vì lợi nhuận quý 1 tăng đột biến do khoản đền bù đất từ VSIP 3 289 tỷ đồng nên lũy kế 6 tháng, công ty mẹ PHR lãi 249 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng gấp 4,3 lần
Công ty mẹ PHR đạt mức 239 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế là 8,8 tỷ đồng, lần lượt giảm 32% và 76%. Cũng bởi vì lợi nhuận quý 1 tăng đột biến do khoản đền bù đất từ VSIP 3 289 tỷ đồng nên lũy kế 6 tháng, công ty mẹ PHR lãi 249 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng gấp 4,3 lần

Cũng theo chia sẻ của ban lãnh đạo vào buổi họp Đại hội đồng cổ đông năm 2022, PHR dự kiến sẽ ghi nhận 691 tỷ đồng tiền bồi thường trong năm 2022 và 207 tỷ đồng còn lại vào năm 2023.

Công ty cũng đã ghi nhận được 289 tỷ đồng tiền bồi thường đất trong quý 1 và dự kiến hơn 400 tỷ đồng còn lại sẽ được ghi nhận trong quý 2 và quý 3. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính quý 2 công ty mẹ PHR chưa nhận được tiền bồi thường đất VSIP 3. Ngoài ra, việc PHR có tham gia vào quá trình góp vốn 20% tại dự án này cũng sẽ mang lại lợi ích lớn cho PHR trong thời gian dài hạn. Dự án VSIP 3 sở hữu vị trí đắc địa, liền kề các VSIP hiện hữu và trung tâm thành phố mới Bình Dương. Dự án này đồng thời cũng có vị trí thuận lợi dễ dàng di chuyển đến các cảng, sân bay cũng như kết nối đến tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Chính vì thế, BVSC cũng đánh giá dự án này sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng thuê tiềm năng cũng như triển vọng sẽ mang lại lợi nhuận lớn. Hơn thế, việc hợp tác cùng với VSIP cũng sẽ giúp cho PHR nâng cao được năng lực trong việc đầu tư và triển khai phát triển các dự án khu công nghiệp sau này. 


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng

Bên cạnh đó, VSIP 3 cũng đã được chính thức khởi công xây dựng từ tháng 3/2022. Chuyên gia kỳ vọng rằng dự án này sẽ bắt đầu ghi nhận doanh thu và lợi nhuận kể từ năm 2023. Còn với giả định giá cho thuê đất là 120 USD/m2/chu kỳ thuê và mức tăng giá thuê là 5%/năm, các chuyên gia cũng ước tính tổng doanh thu cho thuê đất ước khoảng 30.000 tỷ đồng (chưa tính lợi nhuận từ hoạt động thu phí kéo dài đến hết vòng đời dự án). Lợi nhuận ròng đạt khoảng 17.000-18.000 tỷ đồng tương ứng với phần lợi nhuận sẽ thuộc về PHR đạt mức 3.400-3.600 tỷ đồng. 

Có su Phước Hòa có kế hoạch phát triển các dự án khu công nghiệp - Khu đô thị trong tương lai với tổng quy mô lên đến gần 3.000ha

Được biết, 3 dự án mới mà PHR đang theo đuổi chính là Khu công nghiệp Tân Bình 2 (diện tích 1.055 ha); Khu công nghiệp - Khu đô thị - Dịch vụ Hội Nghĩa, Bình Mỹ (diện tích 1.171 ha); Khu công nghiệp Tân Lập 1 (diện tích 202 ha). Mặc dù vậy, vấn đề hiện nay của Cao su Phước Hòa là việc phát triển các dự án phải được đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo chỉ thị trung ương. Song song với đó, việc chuyển đổi mục đích sử dụng phụ thuộc có rất nhiều vào quy hoạch của Chính Phủ và chính quyền địa phương. Và quá trình này để nhận được chấp thuận có thể sẽ kéo dài. 


Giá bán xuất khẩu cao su tự nhiên
Giá bán xuất khẩu cao su tự nhiên

Không những thế, quỹ đất của 2 dự án Tân Lập 1 và Tân Bình 2 đủ để cho thuê trong thời gian 10 - 12 năm. Lợi nhuận ròng ước tính là từ 2 dự án trên theo giả định hiện tại của chuyên gia BVSC rơi vào khoảng 14.500 – 16.000 tỷ (phần thuộc về PHR). Nếu như hoàn thành được các thủ tục pháp lý và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, chuyên gia đánh giá xác suất việc PHR sẽ giành được quyền phát triển các dự án này với các thông tin hiện tại là chưa cao do phải cạnh tranh về năng lực tài chính và năng lực triển khai với các nhà đầu tư tư nhân.\

Được biết, từ khi thành lập vào ngày 25/2/1982, đến nay với nhiều tên gọi khác nhau, Công ty Cổ phần Phước Hòa đã trải qua gần 40 năm hình thành và phát triển. Được biết, sau năm 1975, tiền thân của Cao su Phước Hòa được thành lập trên cơ sở là đồn điền cao su J.lab be' (Plan tations de Phước Hoà được thành lập trước năm 1927) do người Pháp quản lý và khai thác. Đến ngày 26/11/2007, theo quyết định số 1194/ QĐ-CSVN của Tập đoàn Cao su Việt Nam đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa. 


Lợi nhuận từ dự án VSIP 3
Lợi nhuận từ dự án VSIP 3

Sau gần 40 năm hình thành và phát triển, trên vùng đất chiến khu Đ lịch sử, từ diện tích vườn cây cao su khai thác còn lại của Pháp là 699 ha bị chiến tranh tàn phá, cây cối cằn cỗi và năng suất thấp, cơ sở vật chất máy móc thiết bị, vốn tài sản cố định không đáng kể. Đến nay, công ty đã quản lý trên 16.000ha cao su trải rộng trên 3 huyện Tân Uyên, Bến Cát và Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương. Cũng theo đó, năng suất vườn cây, năng suất lao động cùng tiền lương bình quân, tỷ suất lợi nhuận đứng TOP đầu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Công ty đã luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh tế - xã hội cũng như đời sống của người lao động không ngừng được nâng cao, thực hiện tốt công tác an ninh quốc phòng, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước từ đó góp phần tích cực và xứng đáng vào quá trình phát  triển của Tập đoàn, của địa phương và làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn, nông nghiệp trên địa bàn và đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

17 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

17 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

17 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

17 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

17 giờ trước