meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ tịch Quốc hội: 'Cuộc sống không có bảo hiểm như cầu thang không có tay vịn'

Thứ sáu, 25/03/2022-09:03
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý mục đích sửa đổi luật Kinh doanh bảo hiểm là tạo điều kiện công khai, minh bạch cho thị trường này phát triển nhanh, bền vững.

Sáng 22/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 9, cho ý kiến về báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi.

Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị báo cáo giải trình, tiếp thu trình ra Quốc hội phải nên nói rõ quá trình tiếp thu, giải trình như thế nào, so với dự thảo lần thứ nhất thì cơ quan thẩm tra và trình đã chỉnh lý, rà soát bao nhiêu điều, quy mô chỉnh lý ra sao…

Ông Huệ đề nghị cần tránh sa vào kỹ thuật văn bản đơn thuần, mà phải khẳng định, phải khẳng định đến thời điểm trình thông qua, dự án luật, đánh giá thẩm tra đã đảm bảo mục đích, yêu cầu luật này hay chưa.

“Chẳng hạn luật Kinh doanh bảo hiểm đặt ra yêu cầu gì khi sửa và đối chiếu với dự thảo thì đạt được yêu cầu hay không. Phải làm thế chứ nếu không ra Quốc hội mênh mông bể sở. Ý kiến rất nhiều, tiếp thu rất nhiều nhưng lại đưa đại biểu vào khó khăn trong quyết định”, ông Huệ nêu.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. 
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. 

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần tránh xu hướng “gọt gọt” dần lại “trượt” mất nội dung ban đầu. “Muốn sửa gì thì sửa nhưng phải căn cơ, nguyên tắc khi làm luật này. Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải nói rõ, mục tiêu, yêu cầu của dự án luật đã đạt được hay chưa”, ông Huệ nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc này cũng thể hiện vai trò của 2 cơ quan là cơ quan trình và thẩm tra. “Lần trình thứ 2 là vai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng đổi hay không trách nhiệm của 2 cơ quan không có bên nào nhẹ hơn bên nào. Chứ không sau này nói, luật này nó thế là vì các anh chứ không phải vì tôi. Cơ quan soạn thảo phải bảo vệ theo sát đến cùng vì không ai hiểu hơn luật đó bằng cơ quan trình”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu.

Từ đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, với luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi khi soạn thảo đặt ra nhiều mục tiêu như tiếp cận công nghệ quốc tế, phù hợp với cam kết, điều ước quốc tế hay công khai minh bạch để tạo điều kiện cho thị trường này phát triển.

“Như lần trước chúng ta nói, cuộc sống mà không có bảo hiểm như đi cầu thang không có tay vịn. Thị trường bảo hiểm tại Việt Nam còn rất tiềm năng. Đây cũng là ngành Đảng, Nhà nước ưu tiên đẩy nhanh phát triển, thậm chí tốc độ tăng trưởng gấp mấy lần GDP cũng tốt”, ông Vương Đình Huệ nói.

"Nghe có cái gì sai sai"

Góp ý cụ thể vào dự án luật, Chủ tịch Quốc hội tán thành với các ý kiến của cơ quan thẩm tra là Ủy ban Kinh tế về việc bỏ quy định chi tiết về bảo hiểm vi mô cũng như bỏ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.

Bên cạnh đó, ông Vương Đình Huệ cũng cho rằng, quy định về các loại hình bảo hiểm trong dự thảo luật cũng còn lộn xộn, chưa rõ ý đồ của cơ quan soạn thảo khi đưa vấn đề này vào dự thảo luật.

“Đưa phân loại ra làm gì, tôi chưa hiểu đưa ra làm gì. Các đồng chí rà lại. Nếu có thì nên phân loại như thế nào. Tôi thấy không nhất quán trong luật này”, Chủ tịch Quốc hội Huệ nêu.

Chủ tịch Quốc hội cũng bày tỏ không đồng tình với quy định về kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm vì cho rằng, theo quy định thì “nhà nước đang can thiệp quá sâu vào tổ chức của doanh nghiệp”.

“Quy định thế này thì nặng nề. Cứ phải thế này, phải thế kia. Nói như các cháu bây giờ là nghe có cái gì sai sai”, ông Vương Đình Huệ nói và cho rằng, nếu quy định cứng vào dự thảo luật và văn bản hướng dẫn là kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm nằm ở đâu, trực thuộc ai thì “mệt quá”.

“Các công ty không phải chỗ nào cũng có chiến lược kinh doanh, bộ phận pháp lý, thuê dịch vụ còn tốt, còn hơn. Chỗ này các đồng chí nên cân nhắc thêm. Mà như thế kiểm toán độc lập cũng chả có chỗ mà cung cấp dịch vụ”, Chủ tịch Quốc hội phân tích và cho rằng, quản phải chặt nhưng chưa chắc cái gì mình cũng làm như thế cũng tốt đâu.

Theo dự thảo luật, xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ là một điều kiện trước khi doanh nghiệp bảo hiểm chính thức hoạt động, cùng nhiều điều kiện khác.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị với môi trường kinh doanh điện tử với bảo hiểm cũng cần phải rà soát lại xem còn vấn đề gì cần quy định, sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho cái này có bước phát triển đột phá và bền vững sau khi luật này được ban hành.

Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 tháng 10/2021, dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp 3, tháng 5/2022 tới đây.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước