meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chờ đợi những yếu tố giúp thúc đẩy thị trường bất động sản năm 2022

Thứ ba, 25/01/2022-12:01
Các chuyên gia kinh tế đều đánh giá sẽ có nhiều yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản năm 2022 phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt các dự thảo luật bất động sản còn vướng mắc sẽ được tập trung xử lý tháo gỡ.

Các chuyên gia kinh tế đều đánh giá sẽ có nhiều yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản năm 2022 phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt các dự thảo luật bất động sản còn vướng mắc sẽ được tập trung xử lý tháo gỡ. 

Dòng tiền đổ vào bất động sản tăng cao trong 2022

Ảnh hưởng của làn sóng Covid -19 lần thứ 4 đổ vào Việt Nam đã khiến nền kinh tế đất nước bị gián đoạn, trì trệ. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành bị tổn hại, đứt gãy nghiêm trọng. Ngành bất động sản cũng nằm trong số đó. Hầu hết các dự án BĐS đều phải ngừng thi công do lệnh giãn cách sản xuất. Ngoài ra chuỗi cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị cũng không được đảm bảo. 

cantetthitruongbatdong-1636170930401778629434-1643077717.jpg
Năm 2022, dòng tiền đổ vào bất động sản sẽ rất mạnh
 

Tuy nhiên vào đầu tháng 10/2021 khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, vắc -xin được phủ diện rộng đồng thời các biện pháp chống dịch dần được gỡ bỏ. Các hoạt động kinh tế, sản xuất dần dần hồi phục trong điều kiện bình thường mới. Nếu tình hình kinh tế 2022 khởi sắc hơn tình hình thanh khoản bất động sản tăng trở lại, kéo theo giá cả nhà đất có thể tăng trở lại. Điều này đến từ việc nguồn cung còn hạn chế trong khi nhu cầu nhà ở còn cao. Ngoài ra giá nguyên vật liệu đầu vào và nhân công xây dựng cũng tăng do lạm phát và nguồn nhập khẩu giảm.

Trong tình hình đại dịch, dòng vốn của các nhà đầu tư ít đổ vào các kênh sản xuất tiêu dùng do khó có khả năng sinh lời cao. Thậm chí có thể lỗ nặng như các ngành du lịch hoặc kinh doanh cà phê, ăn uống. Do đó, dòng vốn sẽ tìm đường chảy vào bất động sản vì đây là kênh an toàn, khả năng sinh lời bền vững trong thời gian dài.

Theo số liệu tính đến quý IV/2021, nguồn vốn tín dụng đổ vào bất động sản đã tăng khoảng 6% so với cùng thời điểm năm 2020. Dư nợ tín dụng BĐS tính tổng đạt con số 2 triệu tỷ đồng và chiếm khoảng 19% tổng dư nợ của nền kinh tế. Số tiền cho vay vì mục đích mua nhà đạt tỷ lệ 64%, tín dụng bất động sản chiếm tỷ lệ 36%.

Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản mới thành lập đã tăng thêm 10,3% đạt 6.700 doanh nghiệp, tổng vốn gần 423 nghìn tỷ. Số việc làm mới tạo ra là gần 44.000 công việc. Thị trường cũng chào đón hơn 1000 doanh nghiệp quay trở lại. 

Tổng vốn FDI đăng ký mới vào lĩnh vực bất động sản chiếm 2 tỷ USD và là nhóm ngành đứng thứ 3 về thu hút FDI. Doanh nghiệp bất động sản cũng đứng đầu về phát hành trái phiếu với tỷ lệ là 45% thị trường.

Nhà nước tập trung sửa đổi luật, tháo gỡ khó khăn cho thị trường 

Yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản năm 2022 không thể kể tới việc đẩy mạnh công tác quản lý nhà ở. Bộ Xây dựng đã kiến nghị tập trung vào việc phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình. Đồng thời sẽ có chính sách cải tạo các căn nhà chung cư xuống cấp, xây mới các dự án nhà cũ tại các thành phố lớn. Đặc biệt là việc đảm bảo minh bạch thị trường tránh tính trạng làm giá, sốt đất ảo. Điều này sẽ giúp thị trường BĐS phát triển bền vững.

Bộ cũng sẽ thực hiện nghiêm túc quy trình sửa đổi Luật Nhà ở cũng như luật kinh doanh bất động sản. Bộ Xây Dựng phối hợp cùng chính quyền địa phương triển khai hiệu quả Chiến lực phát triển nhà ở quốc gia. Tháo gỡ các rào cản pháp lý trong việc xây dựng nhà ở xã hội đồng thời khắc phục tình trạng mất cân đối cơ cấu sản phẩm bất động sản. 

Chính phủ đề nghị các địa phương thường xuyên theo dõi thị trường bất động sản tại địa phương mình. Kịp thời khắc phục và xử lý các diễn biến tiêu cực của thị trường đảm bảo quyền lợi của người dân, nhà đầu tư tránh mất trật tự an ninh xã hội. 

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiến nghị cần phải bổ sung cơ chế chính sách, quy định, công cụ quản lý để kiểm tra, giám sát thị trường bất động sản. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đầu cơ bất động sản tràn lan như thời gian qua. Nhà nước cũng sẽ tham gia vào việc điều chỉnh cơ cấu thị trường bất động sản. Từ đó cân đối cung cầu các phân khúc bất động sản. Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên đất đai cũng như nguồn lực đầu tư.

Sự chuyển biến mạnh mẽ của các doanh nghiệp BĐS Việt Nam 

Dịch bệnh hoành hành cũng là lúc các doanh nghiệp bất động sản có cơ hội nhìn nhận lại chính năng lực nội tại của mình. Theo đó các doanh nghiệp cần xem xét lại về chất lượng sản phẩm, thứ 2 là mức giá đã hợp lý và đáp ứng được người tiêu dùng hay chưa. Vấn đề thứ 3 hệ thống pháp lý phải minh bạch rõ ràng có lợi cho nhà đầu tư. 

Vấn đề thứ 4 là phải đảm bảo môi trường sinh hoạt phải tốt hơn. Thứ 5 là doanh nghiệp phải hướng tới mục tiêu vì lợi ích cộng đồng. Thứ 6 là xây dựng một hệ sinh thái ổn định đáp ứng nhu cầu đầy đủ của người tiêu dùng. Cuối cùng là ứng dụng các công nghệ hiện đại vào kinh doanh, tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn giữa môi trường đại dịch. 

Trong năm 2021 nhiều sàn giao dịch bất động sản chỉ hoạt động cầm chừng. Rất nhiều doanh nghiệp cũng cùng chung số phận khi gặp muôn ngàn khó khăn trong việc phát triển dự án và quảng bá sản phẩm đến khách hàng. Tuy nhiên một bức tranh tươi sáng hơn đang chờ đợi các doanh nghiệp bất động sản. 

Nhiều doanh cũng cho thấy sự kiên trì bền bỉ trong việc tìm hướng đi mới. Ví dụ như đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong vận hành để tăng cường tính linh hoạt hiệu quả. Các doanh nghiệp yếu kém khó có thể trụ vững trước bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động khó lường. Vì vậy bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, sự ủng hộ của khách hàng, bản thân các doanh nghiệp cần tự mình nỗ lực đẩy nhanh quá trình ra mắt các sản phẩm mới. 

Điều này giúp doanh nghiệp có thể thu hồi vốn và có lãi, duy trì dòng tiền hiệu quả. Các đơn vị cần tập trung khai thác các dự án hiệu quả cao, được thị trường đón nhận thay vì đầu tư tràn lan như trước đây.

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

20 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước