meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chính sách mới sẽ “sưởi ấm” thị trường bất động sản

Chủ nhật, 19/03/2023-14:03
Các chuyên gia nhận định, một khi nguồn cung nhà ở xã hội được đưa ra thị trường sẽ giúp giao dịch sôi động trở lại bởi nó đã đánh trúng vào nhu cầu thực sự. Sức ấm của phân khúc này cũng sẽ lan tỏa hơi nóng đến thị trường chung và giúp thị trường bất động sản hồi phục. 

Từ giữa năm 2022 cho đến nay, thị trường bất động sản đã rơi vào khó khăn, bế tắc. Trong bối cảnh này, Chính phủ đã phải vào cuộc. Sau hàng loạt chỉ đạo, chỉ thị và công điện, Nghị định… được Chính phủ ban hành liên tiếp, đến ngày 11/3 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP đối với một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, mục đích giúp thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững.

Dồn toàn lực để gỡ khó cho bất động sản

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ liên tục có những hành động cụ thể, đồng thời đưa ra nhiều chính sách cho thị trường bất động sản. Vào ngày 5/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08, “gỡ khó” cho các doanh nghiệp bất động sản khi cho phép phát hành trái phiếu, đàm phán với trái chủ để gia hạn thêm thời hạn tối đa là 2 năm.


Trong thời gian vừa qua, Chính phủ liên tục có những hành động cụ thể, đồng thời đưa ra nhiều chính sách cho thị trường bất động sản. Ảnh minh họa
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ liên tục có những hành động cụ thể, đồng thời đưa ra nhiều chính sách cho thị trường bất động sản. Ảnh minh họa

Đến ngày 11/3, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP đối với việc gỡ khó cũng như phát triển bình ổn thị trường bất động sản. Điều này cho thấy tính quyết liệt của Chính phủ về việc quyết tâm tháo gỡ khó khăn cũng như thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam phát triển ổn định và bền vững trở lại. 

Trong Nghị quyết 33, quan điểm của Chính phủ khác biệt ở chỗ đã thể hiện ở việc mọi chủ thể có liên quan đều phải đề cao trách nhiệm và chung tay cùng nhau tháo gỡ khó khăn. Cụ thể, đã là nhà ở thì cần phải có người ở, muốn có người ở thì cần phải phát triển sản xuất, dịch vụ và hạ tầng. Khi tháo gỡ khó khăn phải đi kèm với kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, tuyệt đối không hình sự hóa quan hệ kinh tế - dân sự, bảo vệ những cán bộ làm đúng; hoàn thiện thể chế nhằm thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững…

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đánh giá cao những động thái về chính sách liên tục của Chính phủ và đặc biệt là Nghị quyết 33 mới đây nhất. Theo ông Châu, Chính phủ đã đánh giá tình hình thị trường bất động sản thời điểm hiện tại một cách chính xác, từ đó xác định cụ thể các khó khăn và vướng mắc chủ yếu, chỉ rõ những nguyên nhân và đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan. 

Đặc biệt, Chủ tịch HoREA nhấn mạnh: “Điều quan trọng nhất của Nghị quyết này là Chính phủ đã đề ra các quan điểm cũng như mục tiêu để xây dựng, phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững, đồng thời gắn bó hữu cơ với sự phục hồi cùng với phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước khi tình hình thế giới cũng như nền kinh tế toàn cầu đang diễn biến phức tạp, đứng trước những thách thức vô cùng lớn cùng các nhân tố bất định và khó lường”. 

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính - Ngân hàng cũng nhất trí với quan điểm trên. Chia sẻ trên truyền thông, vị chuyên gia này cho biết: “Tôi nghĩ, Nghị quyết này đã đưa ra một định hướng vô cùng tốt để thị trường biết rằng, Chính phủ hiện tại đang vô cùng quan tâm với việc điều chỉnh tất cả các hệ thống tài chính. Trong đó, hệ thống ngân hàng và có hoạt động tín dụng để người dân có thể mua nhà ở, giúp thị trường bất động sản được khai thông. Theo tôi, Chính phủ nên đưa ra một chương trình hoãn nợ và cho phép tất cả các nhà phát hành có thể hoãn nợ trong vòng từ một cho đến hai năm”.


TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, Nghị quyết 33 đã cho thấy tính quyết liệt của Chính phủ trong việc quyết tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục. Ảnh minh họa
TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, Nghị quyết 33 đã cho thấy tính quyết liệt của Chính phủ trong việc quyết tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục. Ảnh minh họa

Trong khi đó, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, Nghị quyết 33 đã cho thấy tính quyết liệt của Chính phủ trong việc quyết tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục. Theo ông Đính, mục tiêu của Nghị quyết này cũng rất chính xác và cụ thể. Theo đó, Nghị quyết đã chỉ rõ việc tháo gỡ khó khăn và vướng mắc về thể chế, nguồn vốn cho thị trường bất động sản; thúc đẩy phát triển nhằm tăng nguồn cung và điều chỉnh cơ cấu một cách hợp lý hơn; đồng thời chú trọng hơn đến phát triển nhà ở công nhân và nhà ở xã hội cũng như nhà ở phù hợp với thu nhập của đa số người dân; thường xuyên theo dõi và giám sát thị trường, kịp thời xử lý chính sách, hiện tượng nóng hoặc đóng băng, tung tin thất thiệt hòng trục lợi…

Cụ thể, chủ tịch VARS nhận định: “Quan điểm cùng với mục tiêu của Chính phủ hiện đang bám sát thực trạng của hàng loạt các vấn đề khó khăn, vướng mắc cũng như lệch lạc của thị trường hiện tại; từ đó tạo ra tư duy chỉ đạo, sau đó giao nhiệm vụ đến từng nhóm vấn đề một cách đầy đủ, đúng người và đúng đối tượng”.

Sưởi ấm thị trường bất động sản

Nghị quyết 33 của Chính phủ cũng đã giao cho Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng từ nguồn vốn góp của 4 ngân hàng lớn để có nguồn vốn hỗ trợ và phát triển tối thiểu 1 triệu căn nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân. Gói tín dụng này sẽ dành cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với mức lãi suất thấp hơn từ 1,5 cho đến 2% lãi suất vay trung bình dài hạn bình quân của những ngân hàng thương mại nhà nước trong từng thời kỳ. Ngoài ra, nguồn vốn dành cho gói tín dụng 120.000 tỷ đồng nếu có sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại khác có thể sẽ lớn hơn.

Các chuyên gia nhận định, một khi nguồn cung nhà ở xã hội được đưa ra thị trường sẽ giúp giao dịch sôi động trở lại bởi nó đã đánh trúng vào nhu cầu thực sự. Sức ấm của phân khúc này cũng sẽ lan tỏa hơi nóng đến thị trường chung và giúp thị trường bất động sản hồi phục. 


Các chuyên gia nhận định, một khi nguồn cung nhà ở xã hội được đưa ra thị trường sẽ giúp giao dịch sôi động trở lại bởi nó đã đánh trúng vào nhu cầu thực sự. Ảnh minh họa
Các chuyên gia nhận định, một khi nguồn cung nhà ở xã hội được đưa ra thị trường sẽ giúp giao dịch sôi động trở lại bởi nó đã đánh trúng vào nhu cầu thực sự. Ảnh minh họa

Đối với các doanh nghiệp, Nghị quyết mới cũng đã chỉ rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp bất động sản đối với việc tái cơ cấu sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thực của thị trường. 

Ông Đoàn Văn Bình - Chủ tịch của Tập đoàn CEO - hoàn toàn tin tưởng và kỳ vọng các chính sách của Chính phủ có thể tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản. Ông Bình nhận định: “Một khi vướng mắc được tháo gỡ, các doanh nghiệp có thể bán được nhà, các đơn vị thi công có công ăn việc làm, doanh nghiệp vật liệu cũng có thể bán được nhà trong khi ngân hàng không bị nợ xấu, thị trường chắc chắn sẽ hồi phục và lan tỏa điều tích cực đến nhiều lĩnh vực liên quan”. 

Thực tế cũng đã chứng minh, thị trường bất động sản gần đây đã rục rịch giao dịch trở lại dưới tác động về mặt chính sách. Dù giao dịch chưa thể sôi động ngay lập tức, nhưng thị trường này đang có dấu hiệu phục hồi niềm tin từ các nhà đầu tư. Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đánh giá, nếu giải quyết được những khó khăn và trở ngại, thị trường bất động sản năm 2023 sẽ phục hồi rất nhanh. Nguyên nhân bởi, lực cầu thực tế vẫn rất lớn. Theo dự báo, khoảng quý 4/2023 khả năng phục hồi của thị trường này là tương đối cao. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

Kỳ điều hành ngày 4/7: Giá xăng dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước