Lãi suất bất động sản giảm trở thành đòn bẩy cho thị trường
BÀI LIÊN QUAN
Người dân có dễ mua nhà hơn nhờ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng? Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt: “Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng khó khả thi khi lãi suất vẫn cao”Nóng: Chi tiết room tín dụng mới được cấp của 11 ngân hàngTheo Nhịp sống thị trường, Nghị quyết số 33/N1-CP đối với một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển một cách an toàn, lành mạnh và bền vững, Ngân hàng Nhà nước đã được Chính phủ giao cho một số nhiệm vụ quan trọng để hỗ trợ thị trường bất động sản.
Trong đó, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát và phân loại dự án bất động sản, từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp như giãn nợ gốc và lãi vay, tiến hành cơ cấu lại nhóm nợ… theo đúng quy định của pháp luật, từ đó đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo tiết giảm chi phí hoạt động, có dư địa giảm lãi suất cho vay với nền kinh tế (bao gồm cả người mua nhà và các dự án bất động sản), góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về vấn đề vốn tín dụng.
Trước đó không lâu, thông tin ngày 6/3 của Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực tiết giảm chi phí cũng như giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành phục hồi, từng bước phát triển sản xuất kinh doanh.
Báo cáo của các ngân hàng thương mại cho thấy, mặt bằng lãi suất trong tháng 2/2023 đã ổn định. Thực tế cho thấy, lãi suất trên thị trường cũng đã có xu hướng giảm. Ngoài ra, lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới cũng đã giảm khoảng 0,4% cho một năm. Tính đến nay, đã có 22 ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay bình quân.
Kể từ ngày 6/3 vừa qua, các ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi. Trong đó, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã giảm 0,2%/năm khi so sánh với mức lãi suất niêm yết của từng ngân hàng tính từ ngày 27/2/2023 đối với nhóm kỳ hạn từ 6 cho đến 12 tháng. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần đã giảm 0,5%/năm khi so sánh với mức lãi suất của từng ngân hàng tính từ ngày 27/2/2023 đối với nhóm có kỳ hạn từ 6 cho đến 12 tháng.
Việc đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi sẽ giúp các ngân hàng thương mại giảm chi phí, từ đó có được kiều kiện để giảm lãi suất cho vay. Đây chính là thông tin tích cực được nhiều nhà đầu tư bất động sản kỳ vọng sẽ giúp thị trường hồi phục và phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
TS. Vũ Đình Ánh: Tín dụng cho bất động sản đã quá nhiều
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ CLB bất động sản Hà Nội cho biết, vấn đề lãi suất tăng cao trong thời gian qua đã tác động đến tính thanh khoản của thị trường bất động sản. Cụ thể, ông Điệp khẳng định: “Người mua sẽ cân nhắc đến vấn đề thu chi, không muốn xuống tiền khua nên thanh khoản vẫn xuống thấp. Khó khăn ở kênh trái phiếu cộng thêm lãi suất neo cao đã khiến các doanh nghiệp bất động sản bị ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ”.
Ông Điệp cho rằng, hầu hết những người mua nhà đều có một khoản tiền nhất định, sau đó sẽ sử dụng thêm đòn bẩy tài chính. Điều đáng nói, lãi suất cao đã khiến người mua chùn tay, không dám vay tiền để mua nhà. Một khi sức mua sụt giảm nghiêm trọng đã khiến các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề về dòng tiền. Cũng theo ông Điệp, nếu lãi suất hạ, thị trường bất động sản sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nguyên nhân bởi, sức cầu trên thị trường thời điểm hiện tại vẫn đang rất tốt, đặc biệt là phân khúc chuyên phục vụ nhu cầu thực.
Ông Điệp khẳng định: “Thị trường sôi động đến đâu cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ lãi suất giảm. Điều này đồng nghĩa với việc, lãi suất giảm càng nhiều thì thị trường bất động sản sẽ càng bật lên mạnh mẽ. Việc các ngân hàng đề cập đến việc hạ lãi suất là tin vui dành cho thị trường. Tuy nhiên, để thực hiện được hay không vẫn còn phụ thuộc vào mức độ ổn định của tình hình kinh tế cùng với các yếu tố vĩ mô”.
Theo TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế, tín dụng dành cho bất động sản hiện tại đã quá nhiều. Trong thời gian qua, đây là nỗ lực vô cùng lớn của các ngân hàng trong bối cảnh quy mô tín dụng dành cho lĩnh vực này đến cuối năm vừa qua đã lên đến hơn 20% xét trong tổng tín dụng của nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc, cứ 5 đồng vốn ngân hàng bỏ ra thì lại có 1 đồng đổ vào bất động sản.
Ông Ánh khẳng định: “Tín dụng bất động sản đã tăng đến 24%, so với cấp độ chung tăng tín dụng của nền kinh tế năm 2022 đã tăng gần gấp đôi. Như chúng ta từng nói, có đến gần 70% vốn cho bất động sản là đến từ tín dụng ngân hàng”.
Theo TS. Vũ Đình Ánh, lãi suất cho vay bất động sản xét trong mọi trường hợp đều khó có thể thấp hơn so với lãi suất chung của thị trường. Song, xu hướng chung của năm 2023 sẽ rất khả thi và có thể thực hiện được, đó là lãi suất đối với bất động sản nói chung sẽ giảm.