meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chạy theo những cơn "sốt" đất, nhà đầu tư còng lưng gánh lãi, nguy cơ gán đất trả nợ

Thứ ba, 02/08/2022-00:08
Sau khi cơn sốt đất đi qua, nhiều người phải gồng gánh, xoay sở trả lãi ngân hàng, trong khi muốn bán đất thu vốn để trả nợ thời điểm này cũng không hề dễ dàng.

Vô tình "lướt sóng" trở thành nhà đầu tư dài hạn

Theo Nhịp sống kinh tế, trong cơn sốt đất hơn 2 năm qua từ năm 2018 đến đầu năm 2022, nhiều nhà đầu tư đã thắng lớn nhưng cũng không ít nhà đầu tư khốn đốn khu đu đỉnh, "mắc cạn".

Câu chuyện của anh Hưng (Hà Nội) - một nhà đầu tư "chân ướt chân ráo" bước vào thị trường địa ốc rồi phải nhận bài học cay đắng là một ví dụ điển hình.

Đầu năm 2020, thấy bạn bè đầu tư "lướt sóng" bất động sản, anh Hưng cũng đánh liều tham gia. Hai vợ chồng anh tích lũy được 400 triệu đồng, góp vốn cùng bạn đầu tư lô đất nền dự án tại Bắc Ninh có giá 800 triệu đồng. Vừa mua khỏi tay, giá đất tăng vù vù. Chỉ sau 3 tháng, lô đất mà anh Hưng góp vốn cùng bạn bè đã tăng gấp đôi, anh kiếm lời được 400 triệu đồng. Thấy kiếm tiền từ đất "ngon ăn", anh Hưng tiếp tục tìm kiếm và đầu tư các lô đất khác. Lần này cũng chỉ sau gần 2 tháng, anh Hưng đã kiếm được 300 triệu đồng. 


Trong cơn sốt đất, nhiều nhà đầu tư thắng lớn nhưng cũng không ít nhà đầu tư khốn đốn khi đu đỉnh, “mắc cạn”.
Trong cơn sốt đất, nhiều nhà đầu tư thắng lớn nhưng cũng không ít nhà đầu tư khốn đốn khi đu đỉnh, “mắc cạn”.

Thấy đầu tư đâu thắng đó, anh Hưng cho rằng đây là cơ hội hiếm có, liều ăn nhiều. Nên anh đã lấy sổ đỏ căn nhà đang ở đi vay thêm 1 tỷ đồng để "lướt sóng" đất nền dự án. Thế nhưng, mọi chuyện không như dự tính, lần "lướt sóng" thứ 3 này, anh Hưng đã "mắc cạn" mãi không thoát được hàng để thu hồi tiền, trong khi đó, tháng nào anh cũng phải trả một khoản lãi cho ngân hàng. 

Cụ thể, anh Hưng mua lô đất nền dự án ở QUảng Ninh với giá 3,2 tỷ đồng. Dự định sau 2-3 tháng được giá, anh sẽ bán ra, nhưng nào ngờ vô tình "lướt sóng" trở thành nhà đầu tư dài hạn. Đến nay, anh Hưng vẫn chưa thoát được lô đất dù liên tục đăng và rao bán giá thấp hơn thị trường trong khu vực. 

“Đến tháng 7  m lịch rồi thì càng không thể bán, thôi thì hy vọng qua tháng này có khách mua. Chứ tháng nào tôi cũng đang phải gồng gánh, xoay sở trả lãi ngân hàng đuối lắm rồi”, anh H chia sẻ.

Tình trạng này diễn ra không chỉ riêng nhà đầu tư ít kinh nghiệm mà ngay cả những nhà đầu tư lâu năm cũng "mắc cạn" vì mải chạy theo vòng xoáy "sốt" đất thời gian qua. 

Trường hợp của anh Bình (Lương Tài, Bắc Ninh) có kinh nghiệm đầu tư đất hơn 7 năm. Theo anh Bình chia sẻ, hồi đầu năm 2021, ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh diễn ra cơn sốt đất nền, một lô đất nền có giá 800 triệu đồng sau khi mua đi bán lại đẩy giá lên thành 1,6 tỷ đồng. Thấy hời, anh Bình mua gom được 2 lô đất nền, chỉ sau 1 tháng mỗi lô đã lãi 200 - 300 triệu đồng. Không thể bỏ qua cơ hội hiếm có này, anh Bình sẵn sàng đi vay nóng bên ngoài để nhanh có tiền  gom đất.

Theo đó, nhà đầu tư này đã dùng 1 lô đất giá 1,7 tỷ đồng để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nóng 1,7 tỷ đồng. Thế nhưng, cơn sốt đất tại khu vực này nhanh chóng hạ nhiệt, giá chững lại. Đến đầu tháng 3/2022, một số môi giới bất động sản của sàn X về tạo "sóng" khiến giá đất nền dự án tại đây lại tăng chóng mặt. Lúc này, lô đất của anh Bình được nhiều người giả giá lên đến 2 tỷ đồng. Nhưng do kỳ vọng giá còn tăng tiếp lên 2,5 tỷ đồng nên anh quyết định không bán. Nhưng ai ngờ, cơn sốt ảo đó ngay lập tức hạ nhiệt, giá đất chững lại.


Dù muốn bán đất thu vốn về trả nợ ở thời điểm này cũng không hề dễ dàng
Dù muốn bán đất thu vốn về trả nợ ở thời điểm này cũng không hề dễ dàng

“Đúng là tham thì thâm, không cái dại nào bằng cái dại nào. Dù đã gần nửa năm thị trường chững lại, không bán được và mỗi tháng phải gánh 50 triệu đồng lãi, vậy mà khi được giá tôi vẫn chần chừ đợi giá tăng cao hơn. Giờ thì tôi đuối sức, không xoay sở trả lãi được. Nhiều tháng chậm lãi, chủ nợ đến đòi và yêu cầu nếu không có khả năng trả thì gán lại lô đất đó cho chủ. Như thế, tôi bị lỗ nặng bởi lô đất đó hiện được định giá 2 tỷ đồng, cùng với đó tôi đã trả cho chủ nợ 300 triệu đồng tiền lãi. Nếu giờ gán nợ thì tôi mất đến 500 triệu đồng.

Hiện nay, tôi đang ký gửi cho các sàn chào bán để lấy tiền trả nợ. Nhưng, ở thời điểm này, bán cũng khó có khách mua”, anh B ngậm chùi chia sẻ.

Hiện nay, không chỉ anh Bình mà rất nhiều người đang "còng lưng" trả nợ ngân hàng hay những khoản vay nóng bên ngoài để chạy theo vòng xoáy sốt đất. Câu chuyện trên chỉ là số ít trong vô vàn bài học cho những nhà đầu tư không có nguồn tiền nhàn rỗi, "lướt sóng" theo đất bằng cách liều lĩnh sử dụng đòn bẩy tài chính mạnh.

Thị trường đóng băng nhiều khi còn nguy hiểm hơn bong bóng

Việc nhiều nhà đầu tư non kinh nghiệm sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn đã khiến họ đuối sức khi thị trường bất động sản chững lại, thanh khoản thấp, dẫn tới một làn sóng "cắt lỗ" (10 - 30% so với mặt bằng giá) xuất hiện thời gian qua. 

Chia sẻ với báo chí, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Việt An Hòa cho hay, giai đoạn này, nhiều nhà đầu tư đang rút khỏi thị trường bởi áp lực lãi vay và chấp nhận bán cắt lỗ. Tuy nhiên, hiện tượng bán cắt lỗ, thoát hàng để thu hồi tiền mặt chỉ diễn ra một cách âm thầm, cục bộ ở một số khu vực cũng như một số nhà đầu tư, chứ không phải làn sóng bán tháo.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những biến động của thị trường gần đây đã đẩy nhiều F0 đuối vốn vào thế khó, nhưng cũng mở ra cơ hội "bắt đáy" cho những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, dòng vốn mạnh cùng mục tiêu đầu tư dài hạn.

Theo chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển nhận định, thị trường hiện nay đang đứng hình. Tức thanh khoản giảm rất mạnh, người mua không dám mua còn người bán đang do dự, không muốn giảm giá nhiều. Trên thực tế, thị trường đóng băng nhiều khi còn nguy hiểm hơn bong bóng bởi khi ôm đất không bán được, không ít người đã rơi vào cảnh trắng tay.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước