9X chỉ tính "lướt sóng" nào ngờ "mắc cạn" khi đầu tư bất động sản theo hội nhóm
BÀI LIÊN QUAN
Kiếm tiền từ năm 16 tuổi, 9X mua chung cư 2 tỷ tại Hà Nội ở tuổi 21"Ngược sóng" trong dịch Covid-19, nam MC 9X tậu 2 căn nhà tiền tỷ tại Sài Gòn nhờ livestream bất động sảnNhững 9X đổi đời nhờ nghề môi giới BĐS: Thoát khỏi vùng an toàn để làm nên kỳ tíchDốc hết tiền tích góp ra để đầu tư bất động sản chung
Chị Đặng Hoa (sinh năm 1995) là một nhân viên văn phòng làm việc tại Hà Nội. Chị Hoa chia sẻ, hầu như các đồng nghiệp của chị đều đầu tư ở đâu đó vài lô đất hay căn chung cư. Dù đầu tư vào phân khúc nào thì cũng thấy họ đều phất lên nhanh chóng, vài tháng lại thấy vừa chốt lãi lô đất này, căn chung cư kia.
Theo đó, chị Hoa cho biết mình bắt đầu bước chân vào con đường đầu tư bất động sản trong giai đoạn đoạn sốt đất hồi đầu năm 2021. Lân la hỏi đồng nghiệp về cách đầu tư, chị được một người đồng nghiệp tên Y rủ góp vốn đầu tư chung lô đất nền ở Quảng Ninh.
Trước đó, đồng nghiệp của chị Hoa có khoe đầu tư "lướt sóng" phân khúc đất nền chung với một nhóm gồm 3 người. Mua lô đất đầu tiên tại TP. Uông Bí, Quảng Ninh diện tích 150m2, với giá 15 triệu đồng/m2. Tính ra tổng giá trị của lô đất vào 2,25 tỷ đồng, mỗi người góp số tiền là 750 triệu đồng.
Thời điểm đó, thị trường bất động sản khu vực này rất sôi động. Chỉ sau 3 tháng mua vào, lô đất đã được bán ra với giá 20 triệu đồng. Nhóm thu về 3 tỷ đồng, mỗi người lãi 250 triệu.
Nhận thấy sản phẩm đất nền có khả năng thanh khoản tốt, giá trị bền vững, lại còn là phân khúc "nóng" trên thị trường lúc bấy giờ. Thêm vào đó, loại hình này lại không phải tốn các chi phí đầu tư xây dựng, phí sửa chữa, duy trì như các loại hình bất động sản khác.
Ngoài ra, nhóm đầu tư minh bạch, rõ ràng, có đầy đủ hợp đồng thỏa thuận giữa các bên về phần đóng góp, tỷ lệ sở hữu của mỗi người, cùng với đố vạch định kế hoạch cụ thể đầu tư trong bao lâu... Đặc biệt, trong nhóm có những người khá am hiểu thị trường cũng như có mối quan hệ. Vậy nên, chị Hoa đã mạnh dạn xin tham gia vào nhóm đầu tư này.
Nói về lý do nhóm lựa chọn đầu tư ở khu vực TP. Uông Bí, chị Hoa cho biết: ''Anh trưởng nhóm nhận định khu vực Uông Bí là thị trường mới nổi đang được đầu tư hạ tầng đồng bộ nên có tiềm năng tăng giá cao. Thấy vậy, tôi khá yên tâm, dốc hết số tiền tích góp ra để đầu tư”.
Chỉ tính “lướt sóng” nào ngờ “mắc cạn”
Nhóm 4 người quyết định mua chung lô đất diện tích 150m2 với giá 21 triệu đồng/m2. Như vậy nhóm bỏ ra 3,15 tỷ đồng đầu tư, mỗi người góp hơn 780 triệu đồng và cùng đứng tên trên giấy tờ.
Với lần đầu tư này, chị Hoa cho biết chỉ tính "lướt sóng" theo nhóm khoảng từ 3-4 tháng rồi thu vốn về. Tuy nhiên, sau 3 tháng, trưởng nhóm thông báo lô đất mới chỉ tăng được 2 giá, tức lên 23 triệu đồng/m2. Lãi chưa được bao nhiêu nên mọi người cùng biểu quyết nên bán hay tiếp tục giữ.
Ai cũng đồng ý giữ thêm một thời gian nữa để chờ tăng giá. Thế nhưng 6 tháng đã trôi qua mà giá vẫn chững, đến lúc này mọi người trong nhóm người thì muốn bán, người vẫn muốn giữ thành ra bất hòa.
Vài tháng tiếp theo trôi qua, lần này nhóm may mắn tìm được khách mua ở TP. Hồ Chí Minh với giá 25 triệu đồng/m2 và đã đặt cọc. Cả nhóm mừng rỡ vì cuối cùng cũng thoát được hàng, thu hồi vốn về. Nhưng đến ngày làm giấy tờ mua bán thì vị khách này lại đánh tháo.
Đến thời điểm gần Tết, thị trường đất nền bắt đầu sôi động trở lại. Nhiều khu vực ghi nhận hoạt động giao dịch tăng đột biến, theo đó giá bất động sản cũng không ngừng leo thang.
Thấy thông tin sốt đất, nhóm của chị Hoa tranh thủ ăn theo để thoát hàng. Nhưng rao bán vật vã cũng không thấy ai hỏi mua, chỉ toàn thấy môi giới đến hỏi thông tin, nhận bán và sẽ ăn chia hoa hồng bao nhiêu.
"Thế mới thấy, đầu tư bất động sản đâu phải chuyện dễ dàng. Đến bây giờ, số tiền vốn còn không biết khi nào mới thu hồi lại được. Chỉ sợ rằng, cơn sốt đất hồi đầu năm 2021 đã tạo đỉnh, thị trường trùng lại, những thông tin sôi động chỉ là chiêu tạo “sóng’’ của môi giới’’, chị Hoa bộc bạch.
Chia sẻ về thị trường bất động sản, chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển cho biết, có một thực tế rằng nhiều người đang rao bán bất động sản nhưng vẫn không thể bán được. Không những vậy, còn xuất hiện thông tin nhiều người vay ngân hàng lấy vốn để đầu tư bất động sản. Được biết, Bộ Tài chính đã phát hiện và bắt đầu tiến hành xử lý nghiêm vấn đề trái phiếu bất động sản phát hành quá lớn mà người mua lại là chủ ngân hàng. Điều đó đã làm sai lệch chỉ đạo của Chính phủ về nguồn vốn bất động sản. Bên cạnh đó, phía Ngân hàng Nhà nước cũng báo phải siết chặt cho vay bất động sản.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng đưa ra hai nhận định về thị trường bất động sản trong khoảng thời gian qua. Thứ nhất là, nhà đầu tư vẫn đổ tiền vào bất động sản làm cho bất động sản tiếp tục tăng giá. Thứ hai, bất động sản đang ngày càng gặp khó khăn về vấn đề thanh khoản.
Khi được hỏi về những lời khuyên cho những nhà đầu tư "lướt sóng", ông Hiển cho biết: "Tôi không khuyến khích nhà đầu tư "lướt sóng" nhưng cũng không thể nói đừng "lướt sóng". Muốn kiếm tiền thì phải chấp nhận rủi ro và khẩu vị ấy là ở mỗi nhà đầu tư".
Quan sát thị trường bất động sản đầu năm 2022, nhiều nhà đầu tư kỳ cựu cảm thấy ngỡ ngàng bởi sự tăng giá bất chấp của thị trường bất động sản. Nhiều khu vực tưởng tăng ảo, sốt nóng trong năm ngoái, sang đến năm nay vẫn tiếp tục tăng. Phân khúc đất nền và biệt thự ven đô xung quanh khu vực Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh âm ỉ tăng ngay từ đầu năm đã khiến cả người bán lẫn người mua cũng đều bất ngờ.