meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Châu Âu bám theo LNG của Mỹ, tương lai bấp bênh không kém gì khi phụ thuộc vào năng lượng Nga

Thứ năm, 08/09/2022-00:09
Mặc dù không dễ bị tổn thương như nguồn cung khí đốt của Nga nhưng những cơ sở khí hóa lỏng tại xứ cờ hoa vẫn dễ chịu tác động bởi mưa bão và hiện tượng thời tiết cực đoan.

Các đơn hàng LNG tại châu Âu và châu Á tăng mạnh đã góp phần giúp Mỹ trở thành nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng LNG hàng số 1 trên toàn cầu trong năm nay.

Tính đến hiện tại, có 5 công ty Mỹ đã ký hơn 20 thỏa thuận dài hạn để cung ứng hơn 30 triệu tấn LNG/năm (tương đương 4 tỷ mét khối/ngày) dành cho các khách hàng đang thiếu nhiên liệu ở cả hai khu vực nói trên.

So với tuần trước, sự cố gắng của EU để loại bỏ khí đốt Nga còn trở nên cấp bách hơn, nhất là khi có thông báo từ Gazprom rằng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 sẽ đóng cửa vô thời hạn vì những vấn đề liên quan đến trục trặc kỹ thuật.

Theo đó, châu Âu đã thế chỗ của châu Á để trở thành nơi nhập khẩu LNG Mỹ hàng đầu trên thế giới. Thực tế cho thấy hiện châu Âu nhận được khoảng 65% tổng lượng LNG xuất khẩu từ Mỹ.

Thế nhưng, oilprice.com cho biết nhiều chuyên gia đang tỏ ra lo ngại về rủi ro có thể xảy ra trước sự việc châu Âu phụ thuộc vào Mỹ. Cụ thể là các quốc gia sẽ phải trông chờ vào thiên nhiên.


Châu Âu phụ thuộc vào LNG của Mỹ và tương lai cũng rất bấp bênh
Châu Âu phụ thuộc vào LNG của Mỹ và tương lai cũng rất bấp bênh

Mặt dù nguồn cung khí hỏa lỏng của Mỹ không dễ bị tổn thương như của Nga nhưng lại dễ phải chịu tác động do thời tiết. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu của Mỹ có nguy cơ bị gián đoạn vì mưa bão. Trong khi đó, Châu Âu không thể chịu đựng thêm bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào nữa.

Điểm yếu tại Vịnh Mexico

Đa số các cơ sở xuất khẩu LNG tại Mỹ đều thuộc vùng duyên hải Vịnh Mexico, trong đó có các dự án đã được thông qua. Khí đốt cung ứng cho những cơ sở này đa phần đến từ các kho trữ trong nước, từ Texas, New Mexico đến Louisiana. 

Điều đáng nói là khu vực này dễ xảy ra mưa bão. Một khi cơn bão ập tới, tình trạng gián đoạn có thể xảy ra đối với mọi thứ, từ khai thác, hóa lỏng khí đốt đến vận chuyển. Hiện tượng này đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ.

Một vài năm trở lại đây, thị trường LNG đã bị ảnh hưởng ở những cấp độ khác nhau. Sức ảnh hưởng đã trải dài trên tất cả nguồn cung, từ việc tạm ngừng hoạt động trong vài ngày đến dài hạn. 

Năm 2020, bão Laura đã làm gián đoạn cơ sở xuất khẩu LNG Sabine Pass của Cheniere trong khoảng 2 tuần và thậm chí nhà máy Cameron LNG đã phải dừng hoạt động trong khoảng 30 ngày.
Theo oilprice.com, cơn bão Ida năm 2021 đã khiến lượng khí đốt ngoài khơi của Mỹ hao hụt trầm trọng và tình trạng này thậm chí còn kéo dài.

Một vụ cháy tại cơ sở Freeport LNG ở Texas đến tháng 6 năm nay đã khiến 20% công suất xuất khẩu khí hoá lỏng của Mỹ bị loại bỏ. Điều này đã khiến các thị trường LNG thế giới gặp nhiều khó khăn. 

Châu Âu bám theo LNG của Mỹ, tương lai bấp bênh không kém gì khi phụ thuộc vào năng lượng Nga - ảnh 2

Theo các nhà khoa học, những trận gió lớn tại Vịnh Mexico ngày càng gây nên thiệt hại nặng nề khi khiến cơ sở hạ tầng quan trọng bị hư hỏng. 

Ở một mặt khác, Mỹ cũng đang đối mặt với những hạn chế riêng dù có nhiều dự án LNG nhất trên toàn cầu, khi công suất đường ống không được cải thiện.

Các nhóm vận động môi trường đã thường xuyên phải dừng hoặc làm chậm trễ các dự án đường ống dẫn khí tại  Appalachian, khu vực sản xuất khí đốt lớn nhất của Mỹ với sản lượng hơn 35 tỷ mét khối/ngày.

Điều này đã buộc Permian và Haynesville rơi vào thế khó khi phải đảm nhiệm đa số mức tăng trưởng xuất khẩu mà các chuyên gia phân tích đã dự báo.

Theo ước tính từ các chuyên gia tại hãng tư vấn East Daley Capital, xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ tăng từ mức gần 13 tỷ mét khối/ngày lên 26,3 tỷ mét khối/ngày vào năm 2030. 

Theo đó, Haynesville phải đảm bảo mức công suất khai thác phải tăng thêm khoảng 2 - 4 tỷ mét khối/ngày trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030. Tuy nhiên, điều này còn đi kèm với giả thiết rằng lưu vực Permian và các vùng khác vẫn duy trì công suất tăng trưởng ổn định.

Cứu cánh từ Mozambique 

Dường như là hơi chậm trễ nhưng châu Âu đã bắt đầu xem xét châu Phi như một nhà cung cấp nhiên liệu trong tương lai. Điểm nổi bật nhất là Mozambique đang chuẩn bị vận chuyển lô hàng LNG đầu tiên tới EU ngay thời điểm quan trọng này.

Thế nhưng, kế hoạch này dường như tiềm ẩn nhiều rủi ro vì bất ổn chính trị thường xảy ra tại châu Phi. Tại Mozambiquem dự án LNG của đại gia dầu khí TotalEnergies (Pháp) đã buộc phải trì hoãn vì liên quan đến vấn đề chính trị xảy ra mới đây.

Hiện cơ sở Coral-Sul FLNG của đại gia dầu khí Eni (Italy) đang ở mức an toàn. Trang oilprice.com cho biết cơ sở này có tổng vốn đầu tư khoảng 7 tỷ USD, có thể sản xuất khoảng 3,4 triệu tấn khí hóa lỏng.

Eni đã thỏa thuận thành công việc mua tất cả sản lượng từ dự án Coral-Sul. Tuy vậy, vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn rằng Eni có thể mang được khí đốt từ châu Phi đến EU.

Châu Âu bám theo LNG của Mỹ, tương lai bấp bênh không kém gì khi phụ thuộc vào năng lượng Nga - ảnh 3

Mặt khác, kế hoạch của EU chỉ ra rằng sẽ tăng gấp 5 lần hỗ trợ tài chính cho Mozambique để quốc gia này đàn áp các cuộc nổi dậy gần những dự án khí đốt trọng yếu. Khoản tiền có thể đạt mức 15 triệu USD.

 Các quốc gia châu Âu đang thúc đẩy làm đầy kho dự trữ khí đốt và hiện này đã đạt mức dự trữ trước 9 tuần so với cùng kỳ năm 2021 mặc dù họ đã phải mua nhiên liệu với giá đắt đỏ.

Hiện nay, mức dự trữ khí đốt của toàn khối là hơn 70% - vượt mức trung bình 5 năm, theo thông tin dữ liệu chính thức từ Cơ quan Hạ tầng Khí đốt châu Âu (GIE).

Eu có thể sẽ đạt 80% mục tiêu đưa ra đến ngày 1/11 - thời điểm mà nhu cầu tăng cao. Trong khi đó, Đức muốn đạt mục tiêu lấp đầy 95% kho dự trữ khí đốt và hiện đã đạt 85%. 

Theo các chuyên gia phân tích tại Standard Chartered, việc châu Âu đang ngày càng tích được nhiều khí đốt khiến “vũ khí” khí đốt của ông Putin sẽ bị giảm bớt hiệu quả. Không có nguồn cung của Nga, châu Âu có thể vẫn bước qua mùa đông một cách nhẹ nhàng.

Thế nhưng, có hai vấn đề được đặt ra bởi các nhà phân tích khác. Đầu tiên là việc châu Âu phải chi nhiều tiền hơn để nhập khẩu khí đốt. Theo ước tính, lục địa già mất tới hơn 51 tỷ USD để làm đầy khó chứa, con số này gấp 10 lần so với mức trung bình trong lịch sử. 

Điều thứ hai là EU không thể tồn tại chỉ bằng việc dự trữ khí đốt, nếu như người dùng và các doanh nghiệp chưa thể giảm mức sử dụng nhiên liệu trong mùa đông. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

6 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước