meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cây hàng xóm tỏa sang đất của mình, có được tự ý chặt hay không?

Thứ tư, 07/12/2022-16:12
​​​​​​​Ở nông thôn, có tình trạng cây xanh mọc tỏa sang phần đất hàng xóm, gây ảnh hưởng đến phần đất của họ, trong trường hợp này, chủ đất bị cây xanh “lấn chiếm” có được tự ý chặt một phần cây xanh này không?

Hỏi:

Tôi có một mảnh vườn ở ngoại thành, cạnh nhà tôi hàng xóm có trồng nhiều cây xanh loại lớn để lấy bóng mát. Trong đó, có một số cây nghiêng hẳn sang phần đất của nhà tôi, gây ảnh hưởng đến phần đất của tôi (che và lấn vào chỗ nhà tôi trồng rau). Tôi muốn hỏi, trường hợp này tôi có thể chặt cây xanh này để đảm bảo an toàn hay không?

Xin cảm ơn.

(Chị Nguyễn Bích Ngọc, Hà Nội).

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới chuyên mục. Vấn đề chị quan tâm, luật sư Nguyễn Huy An - Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin tư vấn như sau:

1. Cá nhân có được phép trồng cây nghiêng sang phần đất của người khác hay không?

Căn cứ Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản như sau:

"Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."


Không được tự ý chặt phần cây vươn sang phần đất của nhà mình (ảnh minh họa)
Không được tự ý chặt phần cây vươn sang phần đất của nhà mình (ảnh minh họa)

Theo đó người sử dụng đất sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định;

Trường hợp nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Có được tự ý chặt cây xanh của hàng xóm khi phần cây của nhà hàng xóm vượt qua ranh giới đất của mình hay không?

Căn cứ Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chặt cây xanh khi phần cây nghiêng về phía nhà mình như sau

"Điều 177. Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại

1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.

2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.

Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.

3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường."

Như vậy, khi cây nghiêng sang phần đất nhà chị thì chị có thể thỏa thuận với chủ sở hữu cây để chặt cây xanh, trường hợp không thỏa thuận được thì chị có thể nhờ cơ quan chức năng can thiệp chứ không được tự ý chặt cây.

3. Trường hợp nào có thể chặt cây xanh đang nghiêng sang phần đất của mình mà không cần sự đồng ý của hàng xóm?

Căn cứ Điều 171 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết như sau:

"Điều 171. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

2. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.

3. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 595 của Bộ luật này."

Theo quy định trên thì trong một số tình thế cấp thiết tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

Như vậy, trong tường hợp cây xanh nhà hàng xóm nghiêng qua phần đất của chị mà có đe dọa đến tính mạng, tài sản của anh hoặc gia đình thì chị có thể chặt cây xanh đó mà không cần xin ý kiến của hàng xóm.

Theo thông tin chị cung cấp thì phần cây hàng xóm mọc sang phần đất nhà chị chỉ mới ảnh hưởng đến cây trồng nhà chị, chưa đe dọa đến tính mạng, tài sản của gia đình chị nên trao đổi với hàng xóm trước khi chặt. Bởi người Việt có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần”, đừng vì những chuyện nhỏ mà ảnh hưởng tới tình cảm hàng xóm, láng giềng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 giờ trước