meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cập nhật đầy đủ các quy định liên quan đến luật thừa kế đất đai của bố mẹ

Thứ tư, 16/03/2022-11:03
Thừa kế di sản nói chung và thừa kế đất đai nói riêng là một trong những quyền quan trọng của con người được pháp luật công nhận. Pháp luật dân sự và pháp luật đất đai quy định rất chặt chẽ các thủ tục liên quan đến thừa kế đất đai. Vậy các quy định về luật đất đai của bố mẹ cho con như thế nào, mời các bạn cũng theo dõi bài viết sau đây. 

Điều kiện đất thừa kế của bố mẹ cho con

Để thủ tục thừa kế đất của bố mẹ cho con được thực hiện thì thửa đất được dùng để chia thừa kế buộc phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau:

  • Đất đó phải được sử dụng ổn định
  • Đất không có tranh chấp
  • Đất không bị thu hồi, kê biên để thi hành án
  • Đất thừa kế phải thuộc tài sản mà bố mẹ để lại

Ngoài ra, khi thực hiện những thủ tục này bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ như: 

  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ).
  • Giấy chứng tử của người/những người để lại di sản.
  • Bản sao CMND/căn cước công dân/hộ chiếu, Hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.
  • Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.
  • Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế như: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc có quan hệ gia đình…
  • Trường hợp thừa kế theo di chúc: Phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc.

	Đất thừa kế mà bố mẹ để lại buộc phải đáp ứng những điều kiện cơ bản mà pháp luật quy định 
Đất thừa kế mà bố mẹ để lại buộc phải đáp ứng những điều kiện cơ bản mà pháp luật quy định 

Luật thừa kế đất đai của bố mẹ khi có di chúc để lại

Hình thức di chúc

Căn cứ theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015, thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng.

  1. Di chúc bằng văn bản
  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau: ngày, tháng, năm lập di chúc; họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; ngoài ra, di chúc có thể có những nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.


Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng
Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Đối với trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định về nội dung của di chúc tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 và quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015.

Đối với quy định về người làm chứng, căn cứ theo quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những trường hợp sau đây:

-          Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

-          Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc;

-          Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

  • Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc

a)      Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân thủ theo thủ tục sau đây:

-          Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã ký vào bản di chúc.

-          Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Tuy nhiên, một số trường hợp, Công chứng viên, người có thẩm quyền của UBND cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  • Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
  • Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

b) Ngoài ra, người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.

c) Các trường hợp di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực:

-          Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.

-          Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.

-          Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viên, cơ sở đó.

-          Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.

-          Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.

-          Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó. 

       2. Di chúc miệng

Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, di chúc miệng có thể được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng; sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên hủy bỏ.

Sẽ được coi là hợp pháp đối với di chúc miệng nếu người di chúc miệng thể hiện được ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.


Điều kiện để được xem là hợp pháp đối với di chúc miệng được quy định như thế nào?
Điều kiện để được xem là hợp pháp đối với di chúc miệng được quy định như thế nào?

Thời hạn trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. 

Điều kiện di chúc có hiệu lực

Để di chúc có hiệu lực thì buộc phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Người lập di chúc sáng suốt, minh mẫn trong quá trình lập di chúc; không bị đe dọa, cưỡng ép, lừa dối.
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái với những gì luật quy định.
  • Phải lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực đối với di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu như có đủ các điều kiện được quy định tại điều 630 BLDS.

Cách chia thừa kế đất đai của bố mẹ theo luật thừa kế đất đai của bố mẹ

Bộ luật Dân sự 2015 cũng như các văn bản hướng dẫn hiện hành đã quy định, người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Nói một cách khác thì người thừa kế được hưởng phần nhà đất bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu như di chúc đó hợp pháp. 

Dù là vậy, nhưng nếu như người lập di chúc có con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động nhưng không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba một suất thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.



Người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế
Người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế

Không áp dụng quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trên đây đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.

Luật thừa kế đất đai của bố mẹ khi không có di chúc để lại

Cách chia thừa kế đất đai của bố mẹ khi không có di chúc để lại

Sẽ nhận di sản thừa kế theo pháp luật đối với những người sau đây khi bố, mẹ chết mà không để lại chi chúc (căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự):

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Ngoài ra cũng cần lưu ý một điều đó là những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế với điều kiện không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Quyền được hưởng thừa kế đất đai của bố mẹ

Những trường hợp sau đây sẽ không được nhận thừa kế về đất đai khi bố mẹ mất không có di chúc để lại, dù rằng pháp luật có quy định những đối tượng được hưởng thừa kế đất đai của bố mẹ theo hàng thừa kế:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

Nhiều câu chuyện tranh chấp xảy ra khiến gia đình rạn nứt tình cảm chỉ vì không có di chúc để lại
Nhiều câu chuyện tranh chấp xảy ra khiến gia đình rạn nứt tình cảm chỉ vì không có di chúc để lại

Cách chia thừa kế đất đai của bố mẹ

Như đã đề cập ở trên, di sản sẽ được hưởng bằng nhau đối với những người thừa kế cùng hàng; những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu như không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia. 

Vậy nên, có thể hiểu rằng, nếu như tài sản thừa kế mà bố mẹ để lại là nhà đất với diện tích các thửa không bằng nhau hoặc không đủ điều kiện để tách thửa thì các con và những người thuộc diện thừa kế có thể thỏa thuận với nhau việc lựa chọn thửa đất mà mình mong muốn (với điều kiện tài sản thừa kế gồm nhiều thửa đất khác nhau) hoặc ai sẽ là người đứng tên, nhận thửa đất và phải trả lại tiền cho những người thừa kế khác (trong trường hợp tài sản thừa kế để lại chỉ có 1 mảnh đất và mảnh đất đó không đủ điều kiện để tách thửa).

Trên đây là bài chia sẻ các quy định về luật thừa kế đất đai của bố mẹ theo di chúc và không theo di chúc gửi đến bạn, hy vọng sẽ hữu ích trong quá trình bạn tìm hiểu những quy định về pháp luật hiện hành. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

17 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

17 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

17 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

17 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

17 giờ trước