meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cần làm gì để bảo vệ lợi ích khi đất của mình bị người khác đứng tên?

Thứ hai, 22/01/2024-11:01
Việc hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất ổn định lâu dài nhưng đến một ngày lại phát hiện thửa đất của mình đứng tên người khác, ngày càng phổ biến. Vậy, pháp luật quy định thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ đất trong trường hợp này?

Hỏi:

“Tôi là M.T.Hưng, sinh năm 1940, chồng tôi chết năm 2005. Trước đây vợ chồng tôi được ông bà để lại một miếng đất, vợ chồng tôi canh tác trên 20 năm, đến năm 1998 vợ chồng tôi cho thuê đất, nhưng hiện nay con trai tôi ngăn chặn, không cho thuê vì nói là sổ đỏ đứng tên mình. Đến nay tôi mới biết sổ đỏ đứng tên con trai tôi. 

Năm 2003 con trai tôi tự đi khai làm sổ mà vợ chồng tôi không biết, trong hồ sơ xin cấp sổ con trai tôi khai là cha mẹ cho từ tháng 10/1999 nhưng vợ chồng tôi không hề có giấy tờ cho tặng. Việc cấp sổ đỏ cũng không được niêm yết công khai nên vợ chồng tôi không biết, trong sổ đỏ phần ghi thêm khai là đất cha mẹ để lại từ tháng 10/1999. Nay tôi phải làm cách nào để lấy lại miếng đất trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!” - Mai Thị Hưng

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của chị Hưng, Luật sư Lê Văn Quyền - Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin tư vấn như sau:

Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 quy định: 

- Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Trong trường hợp quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho con trai chị là không đúng, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng chị thì chị Hưng có quyền khiếu nại quyết định hành chính đó. 


(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Điều 7 Luật Khiếu nại quy định về trình tự khiếu nại như sau:

- Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.


(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Điều 8 Luật Khiếu nại quy định về hình thức khiếu nại như sau:

- Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

- Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

- Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.


Nếu không thể tự hòa giải, có thể khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền
Nếu không thể tự hòa giải, có thể khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền

Tuy nhiên, với trường hợp của chị Hưng thì những người trong gia đình nên ưu tiên phương thức hòa giải, thương lượng hay đàm phán. Nếu không thể tự hòa giải, chị Hưng có thể khiếu nại quyết định hành chính có dấu hiệu sai phạm hoặc khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định về Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp:

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

5 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

5 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

5 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

5 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

5 giờ trước