meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cầm sổ đỏ vì thua độ, có được báo mất với chính quyền không?

Thứ năm, 15/12/2022-19:12
Mùa World Cup đang đến hồi kết với nhiều bất ngờ, một số người cá độ bị thua độ bóng đá phải cầm cố cả sổ đỏ của gia đình. Vậy, trong trường hợp này có được báo là mất sổ để làm lại không?

Hỏi:

Bạn tôi có ham mê cá độ bóng đá. Ở mùa Wordl Cup năm nay, cậu ấy đã phải cầm cố nhiều tài sản giá trị để có tiền mua độ. Vừa rồi, cậu ta lại tiếp tục cầm cố sổ đỏ để lấy tiền nướng vào trái bóng tròn và lại tiếp tục thua. Bạn ấy đang không muốn trả tiền, tính phương án cầm cố sổ đỏ rồi về báo với chính quyền địa phương là mất sổ để làm lại.

Tôi muốn hỏi, trường hợp này liệu có được không?

Xin cảm ơn!

(Lê Quang Minh, Hà Nội).

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục, vấn đề bạn quan tâm luật sư Lê Văn Quyền - Đoàn Luật sư TP Hà Nội tư vấn như sau:

1.  Thua độ bóng đá có được báo mất Sổ đỏ để làm lại?

* Chỉ được làm lại khi Sổ đỏ bị mất

Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ được báo mất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm lại Sổ đỏ, Sổ hồng nếu bị mất. Ngoài ra, không được báo làm lại với bất kỳ lý do gì nếu không phải là bị mất.

Nội dung này được quy định rõ tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về việc cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất như sau:


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

“1. Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương”.

* Thủ tục, trình tự làm lại Sổ đỏ

Căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc cấp lại Sổ đỏ do bị mất được thực hiện như sau:

Bước 1: Người có Sổ đỏ bị mất phải khai báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về việc bị mất Sổ đỏ.

Bước 2: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn niêm yết thông báo tại trụ sở, trừ trường hợp bị mất do thiên tai, hỏa hoạn.

Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo, người bị mất Sổ đỏ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Sổ đỏ.

Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Sổ đỏ

- Nơi nộp hồ sơ:

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nếu có nhu cầu

Cách 2: Không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì thực hiện như sau:

+ Nơi đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa liên thông;

+ Nơi chưa có bộ phận một cửa thì nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, nơi chưa có Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thì nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ gồm 01 bộ với các giấy tờ sau:

+ Đơn đề nghị cấp lại Sổ đỏ theo Mẫu số 10/ĐK;

+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc đã niêm yết thông báo mất Sổ đỏ, trừ trường hợp bị mất do thiên tai, hỏa hoạn.

Bước 4: Giải quyết yêu cầu

Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày làm việc với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thua độ bóng đá không phải trả độ?

Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.

Căn cứ theo quy định trên, hành vi cá độ bóng đá là hành vi luật nghiêm cấm (nhẹ bị xử lý vi phạm hành chính, nặng bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Đây là căn cứ để xác định giao dịch dân sự “cá độ bóng đá” là vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật; khi đó, người thua độ sẽ không phải trả độ.

Dưới góc độ pháp lý khi cá độ, thua độ bóng đá nên trình báo, tự thú với cơ quan, tổ chức để xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp này được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít trường hợp người thua độ bóng đá lựa chọn trình báo, tự thú mà chấp nhận mất nhà, đất hoặc tài sản khác.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Tin mới cập nhật

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

7 giờ trước

Chuyên gia: Bảng giá đất có thể khiến giá nhà tăng tới 50%

7 giờ trước

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

1 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

2 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

2 ngày trước