Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc bằng tay đúng chuẩn
BÀI LIÊN QUAN
Hướng dẫn cách viết email gửi CV cho nhà tuyển dụng đúng chuẩnCách làm CV ấn tượng giúp bạn thu hút nhà tuyển dụngTrình độ chuyên môn là gì? Làm thế nào để trình bày lên CV hiệu quả nhất1. Sơ yếu lý lịch tự thuật là gì?
Sơ yếu lý lịch hay sơ yếu lý lịch tự thuật là tờ khai các thông tin liên quan đến bản thân ứng viên gồm: thông tin cá nhân, thông tin về thân nhân trong gia đình của ứng viên ấy (bố, mẹ, anh, chị em, vợ, chồng,…) cho nhà tuyển dụng.
Sơ yếu lý lịch là thành phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc. Khi tiến hành một số thủ tục hành chính, đôi khi bạn cũng cần phải mang theo sơ yếu lý lịch.
Trong thực tế, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa sơ yếu lý lịch và CV xin việc. Tuy cũng có một chút sự tương đồng nhưng chúng vẫn là 2 loại giát tờ khác nhau. CV cũng cung cấp cho nhà tuyển dụng thông tin cá nhân của ứng viên nhưng nó tập trung khai thác sâu về các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm làm việc… của họ.
Còn sơ yếu lý lịch tự thuật thì là tờ khai với nội dung hướng vào thông tin của cá nhân đó cũng như thông tin về thân nhân của họ.
2. Sơ yếu lý lịch viết tay là gì?
Sơ yếu lý lịch viết tay là bản khai thông tin cá nhân được viết bằng tay trên khổ giấy A4. Bản lý lịch tự thuật này cần đảm bảo viết đúng theo form chuẩn quy định của Nhà nước. Thông thường với bản viết tay, sẽ có mẫu có sẵn, việc của bạn chỉ cần điền các thông tin vào mẫu có sẵn và đem nộp khi được yêu cầu.
Để viết tay bạn cần phải chắc rằng mình có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp và không tẩy xóa. Cần đáp ứng được những điều trên bạn mới có thể tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng. Một bản sơ yếu lý lịch tự thuật được ghi bằng tay luôn có giá trị hơn bản đánh máy và nó thể hiện được sự chân thành của người viết.
3. Vai trò của sơ yếu lý lịch
Đối với các ứng viên, sơ yếu lý lịch là một loại giấy tờ giới thiệu bản thân họ với nhà tuyển dụng. Đây cũng là loại hồ sơ xác thực để khẳng định bạn là một công dân hợp pháp, đủ điều kiện lao động và được pháp luật bảo vệ.
Sơ yếu lý lịch tự thuật của ứng viên đối với nhà tuyển dụng là một loại giấy tờ giúp họ biết nhiều hơn về ứng viên của mình. Đó cũng giống như một bằng chứng có tính pháp lý khẳng định họ có đủ điều kiện để làm việc lao động. Từ bản lý lịch này nhà tuyển dụng còn biết được quá trình trưởng thành, gia đình cũng như các hoạt động của ứng viên từ trước đến nay.
4. Nội dung của sơ yếu lý lịch xin việc
Một bản sơ yếu lý lịch tự thuật xin việc gồm:
+ Ảnh 4×6, họ và tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, tạm trú, số chứng minh thư nhân dân.
+ Trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị, ngày kết nạp Đoàn, ngày vào Đảng.
+ Quan hệ gia đình: ghi rõ họ và tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi công tác của bố mẹ đẻ, anh chị em ruột, vợ (hoặc chồng), con cái.
+ Tóm tắt quá trình đào tạo và công tác bao gồm thời gian, tên đơn vị, ngành nghề, chức vụ, văn bằng liên quan…
+ Dưới cùng sẽ là chữ ký của người khai và dấu xác nhận của địa phương.
5. Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc bằng tay
Sơ yếu lý lịch là một trong những hồ sơ không thể thiếu trong hành trang đi xin việc. Tuy nhiên, nhiều người lại bị mất điểm bởi các lỗi cơ bản trong quá trình viết sơ yếu lý lịch. Cùng xem hướng dẫn cách viết sau đây nhé.
Phần tiểu sử bản thân
Phần tiểu sử hay là phần thông tin cá nhân là phần không thể thiếu trong các mẫu lý lịch. Phần này gồm các thông tin:
- Họ tên cá nhân
- Giới tính
- Ngày tháng năm sinh…
Với phần này, bạn cần viết đúng theo các thông tin trong chứng minh nhân dân/căn cước công dân. Trong đó, họ và tên bạn cần phải viết chữ in hoa.
Hướng dẫn ghi quê quán trong sơ yếu lý lịch
Trong sơ yếu lý lịch xin việc, bạn sẽ cần phải ghi những thông tin sau trong mục quê quán của mình gồm:
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Bao gồm số nhà, đường phố, xã phường, quận huyện, tỉnh thành, bạn cần khai theo đúng sổ hộ khẩu.
- Nơi ở hiện tại: Nếu nơi ở hiện tại trùng với hộ khẩu thường trú thì bạn không cần phải ghi lại. Nếu không, hãy ghi rõ địa chỉ nơi ở hiện tại của bạn.
- Nguyên quán: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp nếu không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông/bà. Trường hợp nếu không xác định được ông hoặc bà thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.
Hướng dẫn ghi sơ yếu lý lịch xin việc cho người đi làm
Với những người xin việc, bạn khai lại lý lịch xin việc của mình theo đúng những thông tin của các mục trên. Tiếp theo, bạn cần điền đầy đủ các thông tin sau:
- Dân tộc: Bạn cần điền chính xác dân tộc của bạn như: Kinh, Hoa, Tày, Nùng, Mường… Nếu là con lai thì cần phải ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ
- Tôn giáo: Cần ghi rõ tôn giáo của bạn (đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi,…) Còn nếu bạn không theo đạo nào thì ghi là “Không”.
- Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Ghi thông tin về thành phần gia đình theo đúng quy định của pháp luật. Bao gồm các diện thành phần: cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ, công chức hay viên chức.
- Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Gia đình của bạn thuộc thành phần nào thì điền thông tin vào đó. Các thành phần bản thân gia đình gồm: công nhân, viên chức, công chức, …
- Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch: Khai rõ trình độ là 12/12 hoặc bổ túc văn hóa… theo bằng cấp mà mình đã nhận được.
- Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch: Ghi chính xác các bằng cấp liên quan đến trình độ ngoại ngữ (Anh, Trung, Pháp, Nga,…)
- Ngày và nơi kết nạp Đảng/Đoàn: Ghi rõ ngày được kết nạp, nếu không nhớ rõ thì bạn có thể bỏ qua.
- Trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch: Ghi trình độ đã tốt nghiệp: đại học, cao đẳng hay trung cấp…
- Trình độ chuyên môn: Bạn được đào tạo theo chương trình nào, chuyên ngành nào thì ghi vào mục này.
- Cấp bậc: Phần này ghi bậc lương đang được hưởng (nếu có)
- Lương chính hiện nay: Lương theo ngạch chuyên viên, kỹ sư hay kỹ thuật viên, … ghi vào cụ thể nếu có.
- Quá trình công tác của bản thân bản thân: Ghi tóm tắt lại quá trình học tập, làm việc của bạn trong vòng 12 năm trở lại. Trong đó, thể hiện rõ rằng mình đã đi học ở đâu, làm gì và giữ chức vụ gì? Việc ghi đầy đủ phần này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với các hoạt động xã hội, đào tạo trong quá khứ, thể hiện bạn là một người rất năng động.
6. Các yêu cầu cơ bản khi viết sơ yếu lý lịch xin việc
Sơ yếu lý lịch là giấy tờ thường được xem xét đầu tiên bởi nhà tuyển dụng khi nhận hồ sơ của một người xin việc. Vì thế, dựa trên sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng có thể bước đầu đánh giá tính cách của ứng viên: có cẩn thận hay không, có trình bày khoa học không, có gọn gàng hay không...
Do đó, hãy tạo cho mình một bản sơ yếu gọn gàng, khoa học nhất, làm nổi bật được các điểm mạnh của bản thân và thực sự sáng tạo. Hãy chứng tỏ bạn là một người đầy nhiệt huyết đối với công ty và vị trí mà họ đang cần.
Đồng thời, bạn cần lưu ý những yêu cầu cơ bản sau:
- Viết sơ yếu lý lịch đúng, đủ thông tin, tránh lan man và đặc biệt là điền sai thông tin;
- Trình bày sạch đẹp, không tẩy xóa, thống nhất màu mực viết tay;
- Ảnh nghiêm túc, đúng chuẩn ảnh thẻ và đúng cỡ ảnh 4×6
Trên đây là cách viết sơ yếu lý lịch xin việc bằng tay chi tiết nhất. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích và giúp bạn viết được một bản sơ yếu lý lịch đúng chuẩn và hoàn chỉnh nhất.