Cách nào ngăn chặn nguy cơ rửa tiền qua bất động sản?
BÀI LIÊN QUAN
Hàng nghìn nhà ở tái định cư bỏ hoang trên "đất vàng" Hà Nội và TP.HCM“Ngân hàng đất nông nghiệp”: Công cụ quan trọng để hạn chế đất bỏ hoangKhởi nghiệp ở tuổi 20 đổi về món nợ 3 tỷ, 9x Hải Dương quyết mở homestay từ resort bỏ hoang, nuôi dê, ốc và trồng rau sạchVẫn xảy ra tình trạng rửa tiền qua bất động sản
Tình trạng rửa tiền từ giao dịch bất động sản và tiền ảo gây nhức nhối trên thị trường
Hoạt động rửa tiền thông qua lĩnh vực bất động sản và tiền ảo hiện nay không còn hiếm thấy mà đã là tình trạng rất phổ biến. Thực tế, những quy định pháp luật hiện hành còn nhiều hạn chế và công tác ngăn chặn, xử lý vẫn còn nhiều khoảng trống.Có đưa tiền ảo Bitcoin vào dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền hay không?
NHNN đã nghiên cứu, dự thảo quy định điều khoản mang tính chất khung sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền và trên cơ sở quy định khung này sẽ xây dựng những quy định cụ thể để quản lý những sản phẩm tài chính hiện nay, cũng như sử dụng công nghệ, Bitcoin, tiền ảo.Cách nào ngăn chặn nguy cơ rửa tiền qua bất động sản?
Tại phiên thảo luận về Luật Phòng chống rửa tiền trong khuôn khổ chương trình kỳ họp thứ 4, các đại biểu Quốc hội lo ngại hoạt động rửa tiền với lĩnh vực bất động sản là khá nhức nhối khi các quy định của pháp luật về rửa tiền còn nhiều hạn chế và cần có thêm các chế tài.Cùng với ngân hàng, bất động sản là lĩnh vực có nguy cơ cao bị tội phạm rửa tiền sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, do đó Đại biểu Thái Thị An Chung (đoàn Nghệ An) đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung các quy định chặt chẽ hơn để phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực này.
"Qua đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy các đối tượng phạm tội thường rửa tiền bằng cách nhờ người thân, gia đình mua, chuyển nhượng, tặng, cho bất động sản. Chính vì vậy, việc quy định và thực thi các quy định về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực này là rất cần thiết" - bà Chung nhấn mạnh.
Để cụ thể hóa các quy định về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản, Đại biểu Thái Thị An Chung kiến nghị bổ sung tổ chức đấu giá tài sản đối tượng báo cáo giao dịch theo quy định tại dự thảo luật; đồng thời, bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại điều 33 của dự thảo luật. Cùng với việc sửa đổi Luật Phòng chống rửa tiền, việc sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng quy định các giao dịch bất động sản phải thực hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng là rất cần thiết để chống thất thu thuế, chống rửa tiền và minh bạch thị trường bất động sản.
Đồng quan điểm, Đại biểu Lã Thanh Tân (đoàn Hải Phòng) cũng nhìn nhận các giao dịch bất động sản thường có giá trị lớn, trong khi hệ thống thông tin để có thể truy xét nguồn gốc, quá trình giao dịch chưa đầy đủ đã ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác phòng chống rửa tiền. Theo đại biểu Tân, tại dự thảo luật đã đưa các biện pháp phòng ngừa rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản như thực hiện báo cáo giao dịch đáng ngờ, báo cáo giao dịch có giá trị lớn.
Tuy nhiên, vị đại biểu đoàn Hải Phòng cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu các quy định liên quan thủ tục giao dịch, phương thức giao dịch, thanh toán giao dịch bất động sản, việc kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu của các cơ quan quản lý về đất đai, xây dựng, công chứng tại các luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Công chứng. Theo ông, việc này nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.
Cần chặt chẽ trong xác định nguồn gốc dòng tiền
Thực tế thời gian qua, bất động sản là lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn, hoạt động rửa tiền thông qua bất động sản được xem là một trong những kênh đầu tư mà tội phạm rửa tiền dễ khai thác.
Theo PGS. TS. Doãn Thị Hồng Nhung, giảng viên cao cấp khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, việc rửa tiền ở Việt Nam trong thời gian vừa qua ngày càng tinh vi hơn, số lượng tiền ngày càng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, cũng có hình thức hợp thức hóa các khoản tiền bằng cách vui chơi có thưởng, xổ số trúng thưởng có giá trị lớn và quà tặng quà khuyến mại kèm theo bất động sản, ví dụ mua một biệt thự giá từ bao nhiêu đó, thì được tặng một căn hộ hoặc một biệt thự...
Bà Nhung cho hay, đối tượng rửa tiền có thể nhờ người thân, người quen những người tin cậy để gửi các tài sản đó nhằm che giấu nguồn gốc. Có những trường hợp mở đến mấy chục tài khoản tại các ngân hàng để đứng ra giao dịch, mua hàng chục biệt thự giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng, hay gửi tặng nhau các cổ phần trong hoạt động đầu tư kinh doanh, nhưng để xem xét và truy cứu những vấn đề này thì còn nhiều khó khăn.
Cùng chung nhận định trên, luật sư Lê Thắng (Đoàn luật sư TP. HCM), chống rửa tiền qua kiểm soát giao dịch mua bán bất động sản hiện nay gặp nhiều thách thức. Nguyên nhân là việc thanh toán tiền mặt đối với các giao dịch bất động sản phổ biến, các giao dịch tự phát không qua sàn giao dịch, số lượng giao dịch lớn và giá trị giao dịch cao nhưng chưa có chế tài khắt khe về pháp luật.
“Hoạt động rửa tiền thông qua mua bán bất động sản là một trong những kênh đầu tư mà tội phạm rửa tiền dễ khai thác vì rất thuận lợi, không có nhiều thủ tục ràng buộc. Có nhiều giao dịch trao tay cả chục tỷ đồng tiền mặt dễ dàng là nguyên nhân khiến các cơ quan chức năng khó kiểm tra, xác định nguồn gốc của dòng tiền”, luật sư Thắng nói.
Theo các chuyên gia, cần có những quy định chặt chẽ hơn để ngăn chặn tình trạng này. Theo quan điểm của GS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, cần có chế tài với tổ chức, cá nhân phát hiện ra hành vi rửa tiền qua bất động sản mà không báo cơ quan chức năng.
Trước đó, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đã có văn bản góp ý một số quy định của Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Theo đó, HoREA cho rằng kiến nghị quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng sẽ làm tăng tính minh bạch của thị trường bất động sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, chống thất thu ngân sách Nhà nước và góp phần phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực này.
Cụ thể, khi nêu rõ sự cần thiết phải quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng, HoREA cho biết từng có văn bản kiến nghị đề xuất về việc này.
HoREA cũng đề nghị quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng do hiện nay, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn thói quen thanh toán bằng tiền mặt, vàng, ngoại tệ.
Việc thanh toán bằng tiền mặt chưa đảm bảo được tính minh bạch. Thậm chí, có trường hợp giá mua bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở ghi trong hợp đồng thấp hơn rất nhiều so với giá giao dịch thật. Điều này dẫn đến tình trạng chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp, hoặc có thể làm cho ngân sách Nhà nước bị thất thu.
Hơn nữa, theo HoREA, Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên Hiệp quốc về phòng, chống rửa tiền và để thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền, nên việc quy định thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng là rất cần thiết.
HoREA cũng cho biết, nội dung khoản 1, điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 về thanh toán trong giao dịch bất động sản quy định: Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán" cần được hướng dẫn thi hành tại Nghị định 02/2022 của Chính phủ với quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng để làm tăng tính minh bạch của thị trường bất động sản.
Theo đó, Hiệp hội kiến nghị bổ sung một điều mới vào Nghị định 02/2022 quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng.