meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các “ông lớn” bán lẻ đang rót hàng chục tỷ USD vào đâu giữa tâm bão suy thoái?

Thứ năm, 15/09/2022-09:09
Chỉ số S&P Retail Index mới đây đã giảm khoảng 30% kể từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên chủ yếu là tại các doanh nghiệp lớn trong ngành bán lẻ, gồm cả những cái tên đang đi đầu như Walmart, Amazon vẫn đang đẩy mạnh đầu tư.

Theo Nhịp sống thị trường, nền kinh tế hiện giảm tốc rõ rệt, phản ứng thường thấy của những công ty trong ngành tiêu dùng là việc cắt giảm, tuyển dụng lại hay có thể sa thải nhân viên; Giảm chi phí truyền thông, quảng cáo; Giảm vốn đầu tư vào các dự án mới; Tạm dừng một số dự án cho tới khi hoạt động kinh doanh khởi sắc trở lại. 

Tuy nhiên, đây không phải tất cả những gì các doanh nghiệp bán lẻ của Mỹ đang thực hiện trong năm nay. Các tên tuổi bán lẻ lớn là Walmart và Amazon ghi nhận chỉ số chỉ số S&P Retail Index giảm gần 30% kể từ đầu năm. Còn đầu tư của nhà bán lẻ Best Buy tăng tới 37% dù lợi nhuận trong nửa đầu năm tăng hơn 1 nửa. Chỉ có Gap và Lowe’s là giảm vốn đầu tư. 

Bài học từ việc khủng hoảng của thị trường

“Thực tế là có những nỗi lo về chi phí, tuy nhiên họ có những dự án ưu tiên vẫn phải thực hiện. Đây là bài học mà những doanh nghiệp này cần rút ra từ khủng hoảng tài chính” - chuyên gia của hãng tư vấn Gartner - Thomas O’Connor nhìn nhận.


Phản ứng thường thấy của những công ty trong ngành tiêu dùng khi kinh tế suy thoái là việc cắt giảm nhân sự
Phản ứng thường thấy của những công ty trong ngành tiêu dùng khi kinh tế suy thoái là việc cắt giảm nhân sự

Theo dự đoán, những khoản đầu tư của những “đại gia” như Walmart, Amazon và Home Depot đang giúp họ thu hút khách hàng từ tay đối thủ yếu hơn vào năm tới, khi tình hình tài chính của người tiêu dùng cải thiện sau năm 2022. 

Trải qua khủng hoảng giai đoạn 2007 - 2009, mức lợi nhuận từ 60 công ty mà Gartner phân loại có sự “tăng trưởng hiệu quả” khi tăng gấp đôi nhờ đầu tư trong giai đoạn khủng hoảng. Trong khi đó, lợi nhuận của những doanh nghiệp khác gần như không đổi. Đây là kết quả rút ra sau khi đã nghiên cứu hơn 1,200 công ty tại Mỹ và châu Âu.

Khảo sát mới nhất về việc lấy ý kiến của các giám đốc tài chính trong nhiều ngành nghề gặp khủng hoảng trong lần này, các khoản đầu tư vào công nghệ và phát triển nhân sự sẽ là chi phí cuối cùng bị cắt giảm. Ngân sách để sáp nhập, các kế hoạch liên quan tới sự bền vững môi trường hay thậm chí là việc cải tiến sản phẩm là việc họ nghĩ tới trước tiên.

Ngày nay, một số nhà bán lẻ đã nỗ lực tìm cách cải thiện chuỗi cung ứng. Chẳng hạn như nhiệm vụ trọng tâm tại Home Depot hiện tại là làm sao để kết nối các cửa hàng với nhà cung ứng tốt hơn. Một số công ty lớn như Walmart lại chọn cách cải thiện cửa hàng sao cho kệ hàng được lấp đầy càng nhanh càng tốt.

Chuyên gia kinh tế Michael Mandel đang công tác tại Viện nghiên cứu chính sách cấp tiến, cho rằng xu hướng tăng đầu tư này đã xuất hiện từ chục năm trước, nhưng gia tăng mạnh nhất trong đại dịch Covid - 19. “Kể cả trước dịch, nhiều nhà bán lẻ đã tích cực đầu tư vào công nghệ, thiết bị, phần mềm. Từ năm 2010 đến 2020, đầu tư vào phần mềm của ngành bán lẻ đã tăng tới 123%, so với mức 16% của ngành sản xuất”.

Với Walmart, vốn được đẩy vào những sáng kiến như VizPick - hệ thống thực tế ảo tăng cường kết nối tới smartphone của nhân viên siêu thị để phân phối có thể lấp đầy kệ hàng nhanh hơn. “Covid-19 đã khiến Walmart và nhiều nhà bán lẻ khác phải nâng cao hiệu quả về khâu hậu cần, đầu tư nhiều hơn vào kênh trực tuyến. Họ buộc phải cải thiện chuỗi cung ứng, như vậy bản sẽ chỉ nhìn thấy nhiều tự động hóa, nhiều robot hơn” - Theo nhà phân tích Arun Sundaram của CFRA Research.


Amazon vẫn cải tổ chuỗi cung ứng vốn trong nhiều năm nay
Amazon vẫn cải tổ chuỗi cung ứng vốn trong nhiều năm nay

Amazon đã thông báo thâu tóm Cloostermans - công ty của Bỉ chuyên phát triển robot trong nhà kho. Theo Home Depot, việc cải tổ chuỗi cung ứng vốn là chiến dịch được công ty hướng tới trong vài năm nay. Hiện tại, nỗ lực này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận nhưng là mục tiêu chiến lược rất quan trọng.

Hướng đi của các nhà bán lẻ kỳ cựu

Một số nhà bán lẻ đang dồn sức vào việc “làm mới” thương hiệu. Chẳng hạn như Kohl’s với điểm nhấn trong chỉ tiêu năm nay là mở rộng hợp tác với Sephora. Trong đó có việc bổ sung thêm một số cửa hàng mini ngay bên trong 400 cửa hàng hiện hữu của họ. Nửa đầu năm 2022, số tiền mà Kohl’s đã đầu tư đã tăng gấp đôi, bao gồm gần 220 triệu USD liên quan tới mối quan hệ hợp tác này. 

Target năm nay đã lên kế hoạch chi tổng 5 tỷ USD để mở ra 30 cửa hàng mới và nâng cấp thêm 200 cửa hàng khác. Kể từ năm 2017 tới nay, có hơn một nửa cửa hàng của chuỗi đã được nâng cấp toàn diện. Năm 2020, Target thông báo về việc hợp tác với Ulta Beauty, mục tiêu là có 800 cửa hàng liên kết.

Cái tên chịu chi nhất trên thị trường chính là Amazon khi đã rót hơn 60 tỷ USD trong năm 2021. Doanh nghiệp này bỏ ra gần 31 tỷ USD để đầu tư vào BĐS và thiết bị suốt nửa năm qua, tăng thêm so với kỷ lục của năm ngoái. Tuy đây là khoản tiền đã khiến dòng tiền của Amazon bị âm.


Các hãng bán lẻ "già nua" đang lên kế hoạch mở thêm cửa hàng
Các hãng bán lẻ "già nua" đang lên kế hoạch mở thêm cửa hàng

CFO Brian Olsavsky đã thông báo với các nhà đầu tư của Amazon rằng, doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư vào mảng điện toán đám mây. Cụ thể, 40% số vốn đầu tư mới sẽ dồn vào việc hỗ trợ nâng công suất nhà kho và vận chuyển. Theo kế hoạch, Amazon sẽ giảm chi cho các cửa hàng trên toàn cầu để điều chỉnh phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.

Hãng bán lẻ thời trang Gap có cổ phiếu giảm 50% kể từ đầu năm tới nay và cũng là một trong số ít các công ty phải cắt giảm chi tiêu. CFO Katrina O’Connell nói rằng Gap đang cần bảo vệ khoản lợi nhuận của năm 2022 và hy vọng sẽ phục hồi vào năm 2023. “Tôi tin rằng đây là cơ hội cho công ty hoạt động chậm lại để cải thiện hoạt động đầu tư một cách hiệu quả hơn” - Ông O’Connell nói.

Lãnh đạo của Lowe’s thì cho rằng, hãng vẫn còn cơ hội chiếm lấy thị phần từ những đối thủ kém hơn dù phải cắt giảm chi tiêu. Cổ phiếu của Lowe’s trên thị trường chứng khoán vẫn diễn biến tốt hơn so với Home Depot, mặc dù cả hai đều ghi nhận sự suy giảm bắt đầu từ đầu năm 2022 đến nay.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước