Các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng đến hoạt động bán bất động sản Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều yếu tố tích cực kỳ vọng đưa thị trường bất động sản 2024 đi lênCác ngân hàng “ưu ái” cho vay bất động sản vì tính an toàn caoTập đoàn CBRE của Mỹ vừa công bố kết quả khảo sát "Ý định và kế hoạch của nhà đầu tư tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2024", qua đó thấy được thị trường bất động sản Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ hai trở thành thị trường mới nổi được săn đón nhất chỉ sau quốc gia Ấn Độ. Cuộc khảo sát này đã nhận được tổng cộng 500 câu trả lời từ những nhà đầu tư tổ chức dựa trên hệ thống câu hỏi phong phú, đa dạng, nhận định những thách thức trong thời gian tới, chiến lược để đối phó với những thay đổi mới, mảng thị trường và quốc gia sẽ được ưu tiên đầu tư trong năm 2024 và 2025.
Theo khảo sát của CBRE, đa phần những nhà đầu tư đều đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng với bối cảnh độc đáo, danh mục đầu tư đa dạng gồm những tài sản tạo thu nhập khan hiếm và thường không chào bán nhiều trên thị trường. Hầu hết những nhà đầu tư vào Việt Nam đều tập trung vào phân khúc bất động sản công nghiệp và văn phòng.
Một yếu tố nữa khiến Việt Nam được đánh giá cao là nền kinh tế vững mạnh chú trọng vào xuất khẩu đã hỗ trợ hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ, nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng cũng tăng nhanh và phía hậu cần cũng phải có hiệu quả. Đây là động lực hết sức quan trọng để các nhà đầu tư nhận ra tiềm năng quan trọng của bất động sản công nghiệp.
Bên cạnh đó, quỹ đất dự án để phát triển nhà ở tại Việt Nam cũng được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều nhà đầu tư đã tìm kiếm những tài sản giảm giá, phát mãi của ngân hàng, hoặc các tài sản thuộc chủ sở hữu đang phải đối mặt với khó khăn không có khả năng xoay sở để mua lại. Xu hướng này cho thấy sự phục hồi và sức hấp dẫn của thị trường nhà ở tại nước ta.
Ông Nguyễn Phạm Anh Duy - Giám đốc Bộ phận Tư vấn đầu tư của CBRE Việt Nam chia sẻ: "Nhà đầu tư nước ngoài có tầm nhìn dài về tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam và sẵn sàng đầu tư vốn có thể hưởng lợi ngay từ chu kỳ điều chỉnh giá vừa qua. Điều này đặc biệt đúng với hiện trạng hiện nay, khi bên mua được hưởng lợi từ các bên bán là nhà đầu tư đang cần thoái vốn sau khi đã nắm giữ vận hành tài sản đủ một thời gian nhất định".
Theo khảo sát của CBRE đã chỉ ra những nhà đầu tư ở thị trường châu Á - Thái Bình Dương đang tích cực và thích tìm kiếm lợi nhuận hai con số nên tập trung chuyển hướng vào những tài sản có giá trị tăng cao trong tương lai, những tài sản đang có vấn đề trong việc chi trả nợ, buộc phải giảm giá.
Cụ thể, đã có hơn 60% nhà đầu tư là những quỹ tư nhân, quỹ bất động sản và quỹ tín thác bất động sản (REITs), đã và đang xây dựng kế hoạch nâng cấp những toà nhà ở vị trí đắc địa trong danh mục đầu tư của họ theo hướng đạt tiêu chuẩn ESG (môi trường- xã hội và quản trị doanh nghiệp) trong năm 2024. Xu hướng này được dự đoán sẽ giúp cho giá trị tài sản tăng trưởng trong tương lai sắp tới.
Trong số những nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam trong thời gian gần đây có thể kể đến một loạt những thương vụ hợp tác nổi tiếng như: Tập đoàn Surbana Jurong (Singapore) ký kết hợp tác với Kim Oanh Group để cùng phát triển một loạt những dự án bất động sản nghỉ dưỡng, nhà ở, toà nhà văn phòng phía Nam. Hay tập đoàn thương mại Marubeni là tập đoàn thương mại đầu tư đa ngành lớn nhất Nhật Bản đã hợp tác với Hưng Thịnh để đầu tư phát triển dự án tọa lạc tại trung tâm hành chính mới TP. Thủ Đức, dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 10.000 tỷ đồng
Rất nhiều“đại bàng”đã coi Việt Nam là thị trường trọng để đặt địa điểm phát triển trong kế hoạch dài hạn. Ông Ronald Tay - Tổng Giám đốc của CapitaLand Development (CLD Việt Nam) đã cho biết: “Việt Nam là một trong ba thị trường cốt lõi của CLD và chúng tôi có tầm nhìn phát triển dài hạn tại thị trường này”.
Theo dữ liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đã chỉ ra số lượng nhóm đầu tư ngoại quan tâm và tìm hiểu lĩnh vực M&A với các dự án bất động sản của Việt Nam vẫn tăng mạnh. Trong đó phải kể đến nhóm đầu tư từ Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thời gian vừa qua nhiều chủ đầu tư đã không thể gồng gánh các chi phí, họ phải đối mặt với những nguy cơ phá sản, nên bắt buộc phải bán dự án, bán doanh nghiệp để tái cơ cấu nợ và bộ máy hoạt động. Đây là bối cảnh rất phù hợp để khối ngoại thực hiện việc M&A dự án dễ hơn và với mức giá “mềm” hơn.
Ngoài những nhà đầu tư châu Á thì Việt Nam còn nhận được sự quan tâm của các quốc gia châu u và Mỹ. Trong khi đó những phân khúc văn phòng, bán lẻ khách sạn vẫn đang có những cơ hội phát triển trong tương lai nên được nhiều nhà đầu tư săn đón. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phân khúc văn phòng hạng A, hạng B có tỷ lệ lấp đầy rất lớn. Điều này đã giúp cho các hoạt động bán bất động sản trở nên sôi động hơn.
Hoạt động bán bất động sản trên thị trường Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến cho thị trường ngày càng hấp dẫn và tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ.