Các đại gia công nghệ Tesla, Apple vừa trải qua giai đoạn tồi tệ khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn
BÀI LIÊN QUAN
Elon Musk đưa ra lời đe dọa khiến cả văn phòng Tesla ở Mỹ hỗn loạnTrước áp lực chi phí nguyên vật liệu tăng cao, Tesla, Ford, General Motors... đồng loạt tăng giá xe điện tại MỹCEO Tesla dính cáo buộc thao túng tiền ảoTesla hay Apple là những cái tên vô cùng quen thuộc với chúng ta trong lĩnh vực công nghệ. Nếu Apple là tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính hay các dịch vụ trực tuyến. Thì Tesla lại chuyên thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm ô tô điện và linh kiện cho các phương tiện chạy điện.
Mặc dù đây là hai tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới nhưng cũng thể thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất trong nhiều năm qua. Nguyên nhân của tình trạng này là do những cú sốc như gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát và lãi suất đi lên.
Theo CNBC, trong năm nay những tập đoàn công nghệ lớn hàng đầu thế giới cũng đã phải chịu mức định giá lao dốc thảm hại. Do các ngân hàng trung ương thực hiện chính sách hạ lãi suất để kiểm soát lạm phát dẫn đến tình trạng bán tháo lan rộng trên khắp thị trường.
Vì vậy, trong quý I năm nay, các tên tuổi công nghệ hàng đầu thế giới đã đã đồng loạt giảm giá trị. Ngoài ra, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng và làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của những tập đoàn này. Cộng thêm hậu quả nặng nề của đại dịch Covid 19 để lại trong suốt ba năm qua đã trực tiếp giáng thêm đòn vào chuỗi cung ứng vốn đã chao đảo khiến chỉ số S&P 500 giảm khoảng 5%.
Đến quý II, tình hình không những không được cải thiện mà còn trở nên tồi tệ hơn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu nâng mức lãi suất. Ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất 1,5 điểm phần trăm kể từ đầu năm 2022.
Riêng ngày 15/6, FED đã nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, đây là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994 đến nay, dẫn đến lãi suất tham chiếu tăng lên khoảng 1,5-1,75%. Ngoài ra, trong quý này, chỉ số S&P giảm thêm 16%, trong khi Nasdaq Composite thiên về công nghệ lao dốc 22%.
Các ông lớn công nghệ đã trải qua quý II tồi tệ
Trong ngày cuối cùng của quý II, chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm. Một con số tồi tệ nhất kể từ năm 1970 đã xuất hiện khi chỉ số S&P 500 được ghi nhận vào ngày hôm qua. Cùng với đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones cũng lao dốc 14%, còn chỉ số Nasdaq sụt giảm gần 30%.
Cũng với tình trạng trên, hãng xe điện Tesla của tỷ phú Elon Musk đã ghi nhận mức giảm kỷ lục nhất kể từ khi tập đoàn này phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) vào năm 2010. Trong quý II/2022, ông Musk đã đề nghị mua lại nền tảng truyền thông xã hội Twitter với giá 44 tỷ USD vì lo ngại rằng Tesla sẽ phá sản. Trong những đợt phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của địa dịch Covid 19, hãng xe điện này đã mất hàng tỷ USD vì các nhà máy mới cũng như vấn đề về chuỗi cung ứng.
Amazon cũng là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng này khi giá cổ phiếu lao dốc gần 35%. Đây là mức giảm cao nhất kể từ quý III năm 2002. Doanh thu quý I của công ty thấp hơn nhiều so với ước tính của các nhà phân tích.
Hồi đầu tháng 6, ông Dave Clark - CEO mảng kinh doanh tiêu dùng toàn cầu của Amazon đã xin từ chức. Đến tháng 9, ông sẽ giữ vị trí là CEO của startup phần mềm chuỗi cung ứng Flexport.
Alphabet là công ty mẹ của Google, cũng đã ghi nhận mức giảm 22% khi quý II kết thúc. Đây cũng là một quý tồi tệ nhất của Alphabet kể từ quý IV năm 2008. Đối với Microsoft, giá cổ phiếu của tập đoàn này cũng giảm mạnh lên đến 17% và là mức cao nhất trong vòng 12 năm qua.
Apple cũng là cái tên nằm trong danh sách này khi giá cổ phiếu giảm gần 22% trong quý II, mức giảm lớn nhất kể từ quý IV năm 2018.
Trong khi đó, công ty mẹ của Facebook là Meta Platforms cũng ghi nhận mức giảm 34% trong quý I và 27% trong quý II. Bởi số lượng người dùng hàng ngày của Facebook lần đầu sụt giảm so với tháng liền trước.
Tình thế đang có sự thay đổi lớn
Trong suốt 2 năm qua, do diễn biến căng thẳng của đại dịch Covid 19 nên các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đều đưa ra hàng loạt biện pháp kích thích nhằm hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Cụ thể, FED đã hạ lãi suất xuống mức gần 0 đồng thời bơm tiền ồ ạt vào thị trường.
Do lãi suất cơ bản thấp dẫn đến chi phí cơ hội của các tài sản rủi ro giảm xuống đáng kể. Lãi suất huy động giảm đi sẽ thu hút dòng tiền đầu tư chảy ồ ạt vào thị trường chứng khoán, nhất là đối với cổ phiếu công nghệ sẽ có sự tăng trưởng nhanh.
Hiện nay chính quyền liên bang Mỹ đã tiến hành trao trực tiếp khoản tiền hỗ trợ tới tay người dân. Từ đó dẫn tới số nhà đầu tư lẻ tại nước này cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, do FED nâng lãi suất nên những tài sản này đã phần nào mất đi sức hút.
Trong những năm gần đây Bitcoin là loại tiền mã hóa lớn nhất thế giới nhưng nó cũng đã lao dốc gần 60% và có biến động cùng chiều với cổ phiếu công nghệ. Một trong những chỉ báo quan trọng của nền kinh tế là giá đồng cũng giảm hơn 15%.
SPAC (các công ty mua lại có mục đích đặc biệt) từng là cơn sốt trong năm ngoái nhưng giờ đây lại rơi vào thời kỳ khó khăn. Trong đó, chỉ số Post SPAC Index của CNBC vừa ghi nhận giảm gần 25%, đánh dấu tháng tồi tệ nhất kể từ khi ra đời vào tháng 11/2020.
Theo Ernst & Young, do thị trường ảm đạm nên các công ty tư nhân cũng trở nên e dè hơn, khối lượng IPO đã giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, các chuyên gia phân tích cũng cho rằng, FED sẽ tiếp tục thắt chặt các chính sách tài khóa và tiền tệ trong những tháng tới. Goldman Sachs thì cho rằng FED có thể nâng lãi suất cơ bản 0,75 điểm phần trăm trong cả tháng 6 và tháng 7 tới.
Trong khi đó, giá cổ phiếu tăng hơn 10% trong quý II thuộc về hãng dược phẩm Eli Lilly, nhà sản xuất ngũ cốc Kellogg - Merck và nhà bán lẻ Dollar General.