Các chuỗi bán lẻ dược phẩm đang "tăng tốc" chạy đua khi người Việt rút hầu bao mỗi năm gần 7 tỷ USD
BÀI LIÊN QUAN
Quý 2/2022: Hàng loạt doanh nghiệp báo lãi khủng nhờ các khoản lợi nhuận khác6 tháng đầu năm 2022, loạt các doanh nghiệp báo lãi khủng nhờ xuất khẩu phân bón tăng kỷ lụcQuý 2/2022, doanh nghiệp dịch vụ giải trí thi báo lãi khi du lịch hồi sinhThị trường bán lẻ dược phẩm cạnh tranh quyết liệt với nhiều tên tuổi lớn như Long Châu, Pharmacity, An Khang và Phano
Một báo cáo của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy, trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam trước đây, khi bị hạn chế đến khám chữa bệnh ở bệnh viện thì người dân đã chuyển sang lựa chọn mua thuốc điều trị chứng COVID-19 và thực phẩm bổ sung hồi phục sức khỏe tại kênh nhà thuốc. Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ kênh nhà thuốc duy trì ổn định ở mức 10% trong năm 2021 và vẫn tiếp tục cải thiện đến hết quý 1/2022.
Cảng Nghệ Tĩnh báo lãi tăng mạnh sau khi Tuấn Lộc thoái vốn
Theo ghi nhận, trong 6 tháng đầu năm 2022, CTCP Cảng Nghệ Tĩnh đã báo lãi ròng hơn 13 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 38%.Tháng 7/2022, Dệt may Thành Công báo lãi gấp 2,2 lần
Theo ghi nhận, doanh thu tháng 7 tăng 18% và lợi nhuận gấp 2,24 lần so với nền thấp cùng kỳ của năm 2021.Tháng 7/2022, HAGL (HAG) báo lãi 125 tỷ đồng
Theo ghi nhận, công ty của Bầu Đức tiếp tục có kết quả thuận lợi trong tháng vừa qua nhằm nâng tổng mức lãi lên 657 tỷ đồng, thực hiện được 59% kế hoạch của cả năm.Ngoài ra, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già giá dân số nhanh nhất trên thế giới, cùng với đó là thu nhập bình quân đầu người tăng cao cũng như nhận thức tốt hơn của người dân về các vấn đề sức khỏe hay những chuỗi bán lẻ dược phẩm hiện đại được dự báo sẽ phát triển một cách mạnh mẽ, tương tự như việc bán lẻ bách hóa tiêu dùng trước đây.
Và theo báo cáo của VIRAC, thị trường ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang gia tăng một cách nhanh chóng. Tổng chi tiêu cho ngành y tế tăng từ 16,1 tỷ USD (năm 2017) tăng lên 20 tỷ USD (năm 2021). Chi tiêu cho dược phẩm cũng ghi nhận tăng lên hơn 6,6 tỷ USD trong năm 2021. Thị trường bán lẻ dược phẩm cũng đang cạnh tranh quyết liệt với nhiều tên tuổi lớn điển hình như Long Châu, Pharmacity, An Khang và Phano.
Ra mắt thị trường vào năm 2011, sau thời gian hơn 10 năm, chuỗi Pharmacity hiện đang dẫn đầu thị trường về số lượng cửa hàng với 1.148 cửa hàng. Pharmacity đã đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt mốc 5.000 nhà thuốc trên cả nước. Đơn vị này cũng mong muốn có thể hỗ trợ 50% người dân Việt Nam tiếp cận với một nhà thuốc trong thời gian 10 phút di chuyển. Pharmacity cũng đang tăng cường việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để có thể chuẩn bị cho việc mở rộng và triển khai nhanh hoạt động kinh doanh trực tuyến vào năm 2025.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity được thành lập từ năm 2011 - đây là chủ sở hữu chuỗi cửa hàng nhà thuốc bán lẻ đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Pharmacity được đánh giá là một địa chỉ đáng tin cậy của khách hàng trên cả nước. Chuỗi nhà thuốc Pharmacity thuộc Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity. Khách hàng không những có thể đến nhà thuốc mua sắm trực tiếp mà còn có thể đặt hàng qua trang chủ của Pharmacity. Đây là chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn GPP đồng thời cũng không ngừng mở rộng số lượng chi nhánh và nâng cao trình độ của dược sĩ.
Còn Long Châu, sau khi được FPT Retail mua lại đã bứt phá cực nhanh, từ vài chục cửa hàng đến cuối quý 2/2022 đã tăng lên con số 678 cửa hàng. Trực thuộc Công ty Cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT - đây là thành viên của Tập đoàn FPT, hệ thống nhà thuốc Long Châu được đánh giá là một trong những chuỗi bán lẻ dược phẩm uy tín tại thị trường Việt Nam. Với hơn 400 nhà thuốc ở hơn 50 tỉnh thành (tính đến cuối năm 2021), Long Châu chuyên cung cấp đa dạng các loại thuốc kê đơn, không kê đơn, các sản phẩm thực phẩm chức năng cùng trang thiết bị y tế, dược mỹ phẩm và nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe, tiêu dùng hàng ngày,... Long Châu cũng đã đặt kế hoạch đạt 800 cửa hàng vào cuối năm 2022. Doanh thu của Long Châu vào năm 2021 đạt gần 4.000 tỷ đồng.
Mặc dù sở hữu 49% cổ phần của chuỗi An Khang từ năm 2018 nhưng phải đến cuối năm 2021, Thế giới di động (MWG) mới tiến hành mua lại nốt cổ phần còn lại và sở hữu 100% chuỗi nhà thuốc. Và sau khi chính thức sở hữu An Khang, MWG mới dồn lực cho An Khang bằng cách ồ ạt mở cửa hàng mới ở các thành phố lớn. Tính đến hết quý 2, số lượng cửa hàng của An Khang ghi nhận 365 cửa hàng.
Còn đối với chuỗi Phano, trên website cập nhật đến tháng 1/2021, Phano chỉ có hơn 40 nhà thuốc mặc dù đang được tích hợp vào nền tảng Point of Life" thuộc chuỗi bán lẻ Winmart/Winmart+ của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Vào năm 2007, đây là năm đánh dấu bước ngoặt trọng đại khi Công ty Cổ phần Dược phẩm Phano được thành lập. Hiên, nhà thuốc này có đã mặt tại các hệ thống phòng khám và bệnh viện, tiên phong với mô hình nhà thuốc nằm bên trong siêu thị, trung tâm thương mại. Trong một thời gian dài, chuỗi nhà thuốc Phano đã luôn dẫn đầu trong thị trường bán lẻ dược phẩm với hệ thống hơn 60 nhà thuốc chuẩn mực có mặt ở khắp các tỉnh thành. Cho đến hiện tại, mục tiêu của Phano chính là củng cố và phát triển bền vững cũng như hợp tác mô hình khám bệnh từ xa, hoàn thiện hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn điện dành cho cộng đồng.
Năm 2021, các chuỗi nhà thuốc đều có mức doanh thu tăng trưởng đáng kể
Về doanh thu, trong năm 2021, các chuỗi nhà thuốc đều có mức doanh thu tăng trưởng đáng kể điển hình như Long Châu tăng 2,3 lần còn Pharmacity tăng 89%. Cùng với số lượng cửa hàng tăng lên một cách nhanh chóng, không quá khó hiểu khi mức doanh thu của An Khang lại tăng lên một cách vượt bậc như thế.
Hiện tại, Long Châu có phần áp đảo các đối thủ khi số lượng cửa hàng chỉ bằng khoảng 60% của Pharmacity. Tuy nhiên, doanh thu của Long Châu trong năm 2021 đã vượt qua Pharmacity gần 3.977 tỷ đồng và lãi 5 tỷ đồng. Theo ghi nhận nửa đầu năm 2022, Long Châu cũng đạt kết quả ấn tượng với mức doanh thu là 4.008 tỷ đồng còn lãi 32,6 tỷ đồng. Như thế, Long Châu đã thoát lỗ trong khi đó các đối thủ khác ví dụ như Pharmacity hay An Khang vẫn còn đang ôm lỗ.
Điển hình như trong năm 2021, Pharmacity đã lỗ 363 tỷ đồng mặc dù mức lỗ đã giảm 14% so với năm 2020. Còn theo số liệu năm 2020 thì An Khang vẫn ghi nhận đang lỗ 8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ về chuỗi Phano đó chính là sau khi có thông tin Phano sẽ được Masan tích hợp vào hệ thống WinMart vào cuối tháng 11/2021 thì cả fanpage FB và website Phano đã không cập nhật thêm thông tin gì mới với bài gần nhất là vào ngày 4/11/2021 dù cho trước đó Phano rất chăm tương tác ở trên mạng xã hội.
Trong thời gian tới, đường đua bán lẻ dược phẩm được dự đoán sẽ còn nóng hơn với sự tham gia của một số cái tên mới gồm có những ông lớn đứng sau hậu thuẫn ví dụ như Đại Tín Pharma được Digiworld hậu thuẫn và Tipharco với Bamboo Capital.