meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bức tranh tổng thể ảm đạm của xuất khẩu cà phê năm 2023: Điểm sáng mới xuất hiện

Thứ hai, 20/02/2023-10:02
Năm 2023, những khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam không chỉ đối mặt với thách thức về nguồn cung mà còn là vấn đề về chất lượng, nguồn gốc cà phê. 

Kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục trong năm 2022

Theo Nhịp sống thị trường, 2022 là một năm vô cùng thành công của hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2202 Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 1,78 triệu tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 4,06 tỷ USD - mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua. 

Có được thành công này là nhờ việc đẩy mạnh xuất khẩu cộng với giá cà phê ghi nhận mức cao nhất kể từ năm 2011. Bên cạnh đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 7 lần liên tiếp đã khiến tỷ giá USD/VND tăng mạnh đột biến. Tuy nhiên, việc xuất khẩu quá ồ ạt đến khiến nguồn cung trong nước kể từ cuối năm 2022 đến nay giảm xuống mức rất thấp. 


Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2202 Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 1,78 triệu tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 4,06 tỷ USD - mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2202 Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 1,78 triệu tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 4,06 tỷ USD - mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua

Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022 so với năm 2021 đã tăng gần 14%, trong khi đó sản lượng chỉ tăng 9%, từ 1,74 triệu tấn lên 1,89 triệu tấn, theo như số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Sản lượng cà phê thu hoạch cuối năm 2022 được dự báo sẽ giảm từ 10-15%, bởi mưa lớn đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thu hoạch. Trong năm nay, tổng nguồn cung xuất khẩu nhiều khả năng sẽ thấp hơn năm trước. Do đó, ngành xuất khẩu cà phê khó duy trì được mức tăng trưởng như năm 2022.

Trong năm 2023, Fed đã giảm dần đà lãi suất với mức tăng 25 điểm cơ bản trong lần điều chỉnh đầu tiên của năm nay. Nhiều khả năng, Fed sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng này trong tháng 3, khiến chênh lệch tỷ giá dần thu hẹp, hạn chế phần nào nhu cầu xuất khẩu của những doanh nghiệp Việt. 

Nhiều thách thức phải đối mặt

Trong năm 2023, nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam không chỉ đối mặt với thách thức về nguồn cung mà còn là vấn đề về chất lượng, nguồn gốc cà phê. Cuối năm 2022, EU ra sắc lệnh nghiêm cấm nhập khẩu cà phê liên quan đến nạn chặt phá rừng, gây ra những lo ngại về lượng cà phê Việt Nam có thể xuất sang thị trường này, đồng thời đặt ra bài toán đối với việc phát triển cà phê bền vững hơn.


Trong năm 2023, nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam không chỉ đối mặt với thách thức về nguồn cung mà còn là vấn đề về chất lượng, nguồn gốc cà phê
Trong năm 2023, nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam không chỉ đối mặt với thách thức về nguồn cung mà còn là vấn đề về chất lượng, nguồn gốc cà phê

Ngoài ra, EU còn siết chặt quy định dư lượng thuốc trừ sâu đối với các loại hạt, trong đó cà phê là 0,1 mg/kg. Đây cũng là một khó khăn với xuất khẩu của nước ta và yêu cầu người nông dân phải điều chỉnh phương thức sản xuất, sao cho đáp ứng được các tiêu chuẩn mới, phục vụ tốt hơn cho việc xuất khẩu. 

Liên quan đến vấn đề này, Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam nhận định: “Nếu nhìn nhận một cách tích cực, đây là động lực giúp ngành cà phê Việt Nam có những thay đổi, cải tiến phù hợp và theo kịp xu thế chung của những thị trường xuất khẩu lớn. Nếu giai đoạn này làm tốt sẽ tạo tiền đề duy trì vị thế dẫn đầu của Việt Nam, không chỉ về sản lượng hay xuất khẩu mà còn là chất lượng và quy mô của ngành”.

Xuất hiện điểm sáng mới

Nhìn chung, thị trường xuất khẩu cà phê 2023 vẫn có những điểm sáng mới để kỳ vọng dù còn nhiều khó khăn và thách thức. Cụ thể, việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế hậu “Zero Covid” không chỉ thúc đẩy sự hồi phục về kinh tế của Trung Quốc nói riêng mà còn đóng góp vào sự phát triển chung toàn cầu bởi đây là quốc gia với quy mô kinh tế lớn thứ hai thế giới, đồng thời là đối tác thương mại hàng đầu của nhiều quốc gia… 

Nhờ sự mở cửa này, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã có sự điều chỉnh lại tăng trưởng toàn cầu năm nay. Theo đó, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu được điều chỉnh từ 2,7-2,9%. Các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ và EU đều có sự khởi sắc, lần lượt từ 1,0% lên 1,4% và 0,5% lên 0,7%. Sự tăng trưởng trở lại được kỳ vọng từ chi tiêu của người tiêu dùng sẽ được nới lỏng; nhu cầu về cà phê và các mặt hàng chủ yếu phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế của các quốc gia cũng sẽ có sự khởi sắc.


Sự chênh lệch về giá giữa cà phê Arabica và Robusta trong khi lo ngại về suy thoái kinh tế vẫn ở mức cao, người dân có xu hướng chuyển từ sử dụng cà phê Arabica sang Robusta để giảm thiểu chi phí
Sự chênh lệch về giá giữa cà phê Arabica và Robusta trong khi lo ngại về suy thoái kinh tế vẫn ở mức cao, người dân có xu hướng chuyển từ sử dụng cà phê Arabica sang Robusta để giảm thiểu chi phí

Đáng chú ý, sự chênh lệch về giá giữa cà phê Arabica và Robusta trong khi lo ngại về suy thoái kinh tế vẫn ở mức cao, người dân có xu hướng chuyển từ sử dụng cà phê Arabica sang Robusta để giảm thiểu chi phí. Tức là, nhu cầu trong thời gian tới có thể suy giảm nhưng sẽ không tập trung vào Robusta. Cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là một thông tin tích cực đối với mặt hàng cà phê Robusta. Liên quan đến vấn đề này, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) dự báo, Việt Nam trong giai đoạn 2023-2033 sẽ tiếp tục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới.

Chưa kể, nguồn cung từ những quốc gia xuất khẩu lớn khác như Brazil hay Indonesia vẫn đang có dấu hiệu thu hẹp. Đây cũng là cơ hội giúp Việt Nam mở rộng thị phần xuất khẩu. Viện Địa lý và Thống kê Brazil cho biết, sản lượng cà phê Robusta của nước này năm 2023 nhiều khả năng sẽ sụt giảm gần 9% so với năm trước. Trong khi đó, Volcafe dự đoán sản lượng của Indonesia sẽ giảm về mức thấp nhất trong khoảng gần 1 thập kỷ qua.

Có thể nói, xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện tại vẫn còn nhiều thách thức lớn cần đối mặt nếu muốn duy trì được đà tăng trước đó. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực hơn từ những yếu tố vĩ mô cho đến nguồn lực trong nước đều đã xuất hiện. Nhờ đó, khối lượng cùng với kim ngạch xuất khẩu so với năm kỷ lục 2022 có thể suy yếu, nhưng chắc chắn vẫn cao hơn so với năm 2020 và 2021. Nhiều khả năng, con sô này vẫn nằm trên mức kim ngạch trung bình 3 tỷ USD.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

TP.HCM: Hơn 12.000ha đất dân cư xây dựng mới vẫn chờ hướng dẫn

Tin mới cập nhật

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

1 ngày trước

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

1 ngày trước

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

1 ngày trước

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

1 ngày trước

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

1 ngày trước