meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bộ Giao thông vận tải đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù cho 3 dự án cao tốc trọng điểm

Chủ nhật, 24/04/2022-11:04
Đối với 3 dự án đường cao tốc gồm Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Bộ Giao thông vận tải đề xuất cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Theo vtv.vn văn phòng Bộ Giao thông vận tải thông báo kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp chuẩn bị báo cáo chủ trương đầu tư 3 dự án đường bộ cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Theo đó để hoàn thành báo cáo nghiên cứu trình Bộ Chính trị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu Vụ Kế hoạch và Đầu tư của Bộ tiếp thu, nghiên cứu hoàn chỉnh theo các ý kiến phát biểu tại cuộc họp. Văn bản nêu rõ thống nhất 3 dự án đường bộ cao tốc trên là những dự án đặc biệt quan trọng, hết sức cấp thiết, phù hợp với tình hình thực tế cần phải được đầu tư cấp bách trong giai đoạn hiện nay.


3 dự án cao tốc quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trên toàn quốc. Ảnh: minh họa
3 dự án cao tốc quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trên toàn quốc. Ảnh: minh họa

Đồng thời, nghiên cứu các cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, ý nghĩa, sự cấp thiết đầu tư của ba dự án để mang tính thuyết phục cao. Bổ sung phụ lục để chứng minh làm rõ hơn từng nhóm vấn đề như hình thức đầu tư đối với dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đánh giá tác động dự án BOT...

Bộ Giao thông vận tải giao Vụ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu rà soát lại những nội dung cần xin ý kiến Bộ Chính trị đảm bảo thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị. Trong đó, lưu ý nội dung huy động tối đa nguồn lực cả Trung ương và địa phương để đầu tư dự án cơ bản hoàn thành các dự án trong năm 2025.

Cùng với đó, Bộ đề xuất cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù đẩy nhanh tiến độ các dự án, đẩy mạnh phân cấp ủy quyền cho ba dự án cao tốc đặc biệt quan trọng.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải mong muốn, tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Trung ương, các địa phương để cùng hoàn thành tốt những nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải.

"Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu khẩn trương rà soát, triển khai các bước tiếp theo theo quy định để xem xét phương án bố trí vốn thực hiện dự án Biên Hòa-Vũng Tàu và có văn bản cam kết bố trí vốn gửi các cơ quan Trung ương liên quan; trong đó, lưu ý làm rõ sự cấp thiết đầu tư và tiến độ cấp bách hoàn thành dự án Biên Hòa-Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay", thông báo của Bộ Giao thông Vận nêu rõ.


Nếu các cơ chế đặc biệt được thông qua sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thi công 3 dự án giao thông trọng điểm này. Ảnh minh họa.
Nếu các cơ chế đặc biệt được thông qua sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thi công 3 dự án giao thông trọng điểm này. Ảnh minh họa.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có quy mô 4 làn xe, chiều dài khoảng 117,5 km; trong đó, đoạn qua Khánh Hòa khoảng 32,7 km, qua tỉnh Đắk Lắk khoảng 84,8 km. Toàn tuyến dự kiến xây dựng 49 cầu trên tuyến chính, 7 cầu vượt ngang và 3 hầm, gồm: hầm Phượng Hoàng dài khoảng 2.100 m, hầm Ea Trang khoảng 700 m và hầm Chư Te khoảng 700 m.

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột được đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư khoảng 21.935 tỷ đồng; dự kiến khởi công năm 2023 và hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng năm 2026.

Tổng diện tích đất chiếm dụng sơ bộ của dự án là khoảng 938 ha. Trong đó, gần 332 ha đất rừng sản xuất, khoảng 21,3 ha đất rừng phòng hộ. Khi triển khai dự án, diện tích rừng cần chuyển đổi mục đích sử dụng khoảng 353 ha, trong đó 282 ha thuộc tỉnh Đắk Lắk,  70,8 ha thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có tổng chiều dài 53 km với quy mô 4-6 làn xe. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là 17.837 tỷ đồng, giảm khoảng 150 tỷ đồng phần lãi vay nếu đầu tư theo hình thức PPP. Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, trong đó chi phí xây dựng, thiết bị là 8.306 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 6.629 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2022 dự án giao thông này sẽ hoàn thành chuẩn bị đầu tư, trong năm 2023 giải phóng mặt bằng, đầu năm 2023 khởi công, cơ bản hoàn thành vào năm 2025.

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng chiều dài tuyến 188,2 km. Trong đó: An Giang 56,74 km, thành phố Cần Thơ 37,77 km, Hậu Giang 37,02 km, Sóc Trăng 56,67 km.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án là hơn 44.000 tỷ đồng. Nếu được áp dụng các cơ chế đặc thù, dự án giao thông quan trọng này có thể khởi công năm 2023, nhưng phải tới năm 2025 cơ bản hoàn thành nền đường, năm 2026 cơ bản hoàn thành dự án.

Theo: vtv.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước