Bình Phước trải thảm đón dự án triệu USD từ các “đại bàng ngoại”
BÀI LIÊN QUAN
Bình Dương ngày càng suy giảm về nguồn cung nhà liền thổBình Dương qua mặt TP. Hồ Chí Minh trở thành thủ phủ biệt thự, nhà phốBình Dương như “hổ mọc thêm cánh” khi sắp có thêm 2 khu công nghiệp mới rộng 2.000 haTích cực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông
Chiều ngày 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2021 và quý I/2022; nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2022.
Sau khi đi khảo sát thực tế các tuyến giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ tại tỉnh Bình Phước, Thủ tướng yêu cầu tỉnh này ưu tiên dành nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải. Ưu tiên giao thông đường bộ và đặc biệt là đường cao tốc chiến lược như TP Hồ Chí MinThủ tướng Phạm Minh Chínhh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (Bình Phước); Dự án cao tốc đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Thủ tướng cho biết, hệ thống giao thông của tỉnh Bình Phước nằm ở vị trí kết nối hạ tầng giao thông giữa Đông Nam Bộ với khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Do đó, việc phát triển hạ tầng giao thông tại tỉnh Bình Phước sẽ mở ra không gian phát triển mới, có vai trò kết nối và góp phần giải quyết vấn đề hạ tầng giao thông cho Tây Nguyên.
Trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ, UBND Bình Phước đã kiến nghị xem xét đồng ý việc xây cầu Mã Đà với tổng thể quy hoạch giao thông vùng đi qua tỉnh này.
Cầu Mã Đà bắc qua sông Mã Đà, có vai trò kết nối các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải. Sau khi dự án hoàn thành sẽ rút ngắn 60 km so với đi đường hiện tại.
Dự kiến cầu Mã Đà có tổng chiều dài là 90 m, bề rộng mặt đường là 11 m. Công trình này nằm trong dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường ĐT753 có chiều dài 30 km, quy mô cấp III. Tổng mức đầu tư cho dự án là 655 tỷ đồng, sử dụng ngân sách địa phương, được UBND Bình Phước phê duyệt chủ trương đầu tư tháng 7/2021.
Theo quy hoạch mạng lưới thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tháng 9/2021, đường ĐT753 sẽ nâng cấp thành quốc lộ 13C (đi từ TP Đồng Xoài, Bình Phước đến huyện Trảng Bom, Đồng Nai).
Trước đó, vào năm 2013, tỉnh Bình Phước từng triển khai nâng cấp đường ĐT753 và xây cầu với tổng mức đầu tư 173 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án này đã phải dừng lại vì tỉnh Đồng Nai không đồng ý xây cầu Mã Đà. Tỉnh Đồng Nai cũng chặn đường và cấm phà hoạt động qua lại khúc sông trên. Nguyên nhân là sợ ảnh hưởng đến rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.
Sau khi thị sát khu vực sông Mã Đà nằm giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần quy hoạch, triển khai các dự án ngắn nhất có thể, hiệu quả nhất, giải phóng mặt bằng ít nhất, ít ảnh hưởng tiêu cực nhất.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chủ trì, làm việc với UBND hai tỉnh là Bình Phước và Đồng Nai cùng các cơ quan liên quan để thống nhất phương án đầu tư nâng cấp tuyến đường ĐT753 và cầu Mã Đà, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với hai dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý với các kiến nghị của địa phương. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lại chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp của tỉnh Bình Phước, bổ sung thêm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…; được giao cho các cơ quan khẩn trương triển khai các thủ tục theo quy định và nghiên cứu các kiến nghị này khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy hoạch liên quan.
Đại bàng Thổ Nhĩ Kỳ với dự án 250 triệu USD
Cũng trong chiều ngày 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ khánh thành Nhà máy Công ty TNHH Hayat Kimya Việt Nam do Tập đoàn Hayat Kimya (100% vốn Thổ Nhĩ Kỳ) đầu tư xây dựng.
Nhà máy Hayat Kimya có tổng mức đầu tư 250 triệu USD, diện tích 32 ha tại Khu công nghiệp Becamex Bình Phước (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước).
Nhà máy Hayat Kimya sản xuất tã cho trẻ em với thương hiệu Molfix. Nhà máy có vai trò là trung tâm sản xuất, cung cấp sản phẩm cho thị trường Việt Nam nói riêng và toàn khu vực Đông Nam Á nói chung.
Trong giai đoạn 1 từ cuối năm 2020, Tập đoàn Hayat Kimya đã thành lập Công ty Hayat Việt Nam (tại Khu công nghiệp Becamex Bình Phước), có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Công ty này đã tạo việc làm cho hơn 500 lao động tại tỉnh Bình Phước cũng như các địa phương lân cận.
Trong giai đoạn 2, nhà máy Hayat tại Việt Nam sẽ cung ứng 40% sản lượng sản phẩm tới các thị trường tiềm năng khác trong khối ASEAN như Thái Lan, Campuchia, Philippines, Lào và Indonesia. Tổng giá trị xuất khẩu của Hayat Việt Nam ước tính đạt 50 triệu USD/năm. Ngoài sản phẩm tã giấy cho em bé hiện có, Hayat cũng có kế hoạch đầu tư vào nhà máy khăn giấy với sản lượng 60.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất chất tẩy rửa với công suất 250.000 tấn/năm.
Theo Phó chủ tịch khu vực châu Á của Tập đoàn Hayat Kimya, ông Ugur Hasan Tahsin, với những dự án cao tốc đang được tích cực đầu tư xây dựng giữa tỉnh Bình Phước với các địa phương, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các dự án đầu tư tại tỉnh này.
Bên cạnh đó, ông Ugur Hasan Tahsin cũng cho rằng, tỉnh Bình Phước còn sở hữu các điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Nổi bật là việc tích cực đầu tư đồng bộ hơn cho hạ tầng xã hội tại địa phương.
Bên cạnh dự án mới của Tập đoàn Hayat Kimya, trong ngày 20/3, UBND tỉnh Bình Phước đã trao văn bản chấp thuận cho nhà đầu tư khảo sát, lập quy hoạch và đề xuất 3 dự án. Đó là Dự án tổ hợp giáo dục FPT; Dự án sân golf kết hợp khu đô thị, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng Chơn Thành (Công ty Cổ phần Phúc An Khang Chơn Thành); Dự án Khu đô thị du lịch hồ Suối Giai, Tây Hồ Bà Mụ Bình Phước (của Tập đoàn SunGroup).